Quy định pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường

1. Chủ thể có trách nhiệm thực hiện đánh giá môi trường

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trách nhiệm thực hiện việc đánh giá môi trường được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành các dự án phát triển (kể cả các dự án xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch), cụ thể như sau:

– Cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 có trách nhiệm lập báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược.

– Chủ các dự án phát triển quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và nằm trong danh mục do Chính phủ quy định phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Như vậy, có thể nói, trách nhiệm Đánh giá môi trường chiến lược chỉ do các cơ quan, tổ chức nhà nước tiến hành. Trách nhiệm đánh giá tác động môi trường không loại trừ chủ thể nào xét trên phương diện hình thức sở hữu hay xét về cơ cấu tổ chức.

Như vậy, việc xác định trách nhiệm đánh giá môi trường đối với chủ thể được căn cứ vào tính chất của các dự án mà chủ thể đó tiến hành. Căn cứ để xác định trách nhiệm thực hiện việc đánh giá môi trường đối với một dự án cụ thể bao gồm:

+ Mục đích, nội dung của dự án: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới các thành phần môi trường. Thông thường, mục đích, nội dung của một dự án có ý nghĩa quyết định đối với mức độ tác động tới môi trường.

+ Quy mô cùa dự án: Quy mô của dự án là yếu tố thể hiện rất rõ mức độ tác động, phạm vi tác động của nó đến môi trường. Việc xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Yaly chắc chắn sẽ tác động tới môi trường lớn hơn so với việc xây dựng trạm phát điện trên dòng suối nhỏ.

+ Địa điểm thực hiện dự án: Việc xác định địa điểm thực hiện dự án có ý nghĩa quan trọng. Các ảnh hưởng tói môi trường của một hoạt động phát triển phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm được lựa chọn.

Ví dụ: Các ảnh hưởng của dự án đầu tư vào khu vực nhạy cảm về môi trường, như các khu bảo tồn, vườn quốc gia… sẽ được xem xét thận trọng hơn các khu vực khác.

2. Trình tự tiến hành đánh giá môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành

Đối với các dự án xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch… báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược là nội dung của dự án và phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án. Nói cách khác, không phải sau khi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mới tiến hành Đánh giá môi trường chiến lược mà cần phải thực hiện ngay trong thời gian đang tiến hành xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược phải được trình đồng thời với văn bản chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đó.

Đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

3. Nội dung của báo cáo đánh giá môi trường

3.1 Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo quy định tại Điều 22 Luật bảo vệ môi trường năm 2014, nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

– Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thầm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường.

– Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

– Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế-xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù họp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.

– Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

– Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lí rủi ro của dự án đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

– Biện pháp xử lí chất thải.

– Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

– Kết quả tham vấn.

– Chương trình quản lí và giám sát môi trường.

– Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.

– Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

3.2 Nội dung của báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược

Nội dung chính của báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược được quy định tại Điều 15 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 như sau:

– Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

– Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

– Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

– Môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội của vùng chịu sự tác động bởi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

– Đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường.

– Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

– Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

– Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

– Giải pháp duy tò xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường ttong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

– Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử lí.

4. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường

Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường là trách nhiệm của cơ quan quản lí nhà nước nhằm xem xét, thẩm tra về mặt pháp lý cũng như nội dung khoa học của các báo cáo. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan có trách nhiệm thẩm định phải đua ra các nhận xét về sự phù hợp pháp luật của báo cáo đồng thời phải đánh giá tính chính xác, khách quan, mặt khoa học của các đề xuất trong báo cáo. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường là nội dung quan trọng của hoạt động quản lí nhà nước về môi trường. Thông qua hoạt động này các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, với tư cách là cơ quan phản biện các báo cáo đánh giá môi trường, sẽ thay mặt Nhà nước để xem xét và cân đối một cách toàn diện mối liên hệ giữa lợi ích kinh tế mà các dự án đem lại với lợi ích môi trường cần phải bảo vệ; giữa lọi ích của một số ngành, lĩnh vực với lợi ích tổng thể của toàn xã hội, giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, căn bản của đất nước. Chỉ trên cơ sở đó, Nhà nước mới có những quyết định đúng đắn, sáng suốt phù hợp với những đòi hỏi của phát triển bền vững.

Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

– Phải xem xét mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội với yêu cầu bảo vệ môi trường;

– Phải xem xét, giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ của từng đơn vị, tổ chức, lợi ích của địa phương với ích chung của toàn xã hội;

– Phải xem xét lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.

4.1 Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

+ Hình thức thẩm định:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có thể được tiến hành thông qua một trong hai hình thức: thông qua hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liến quan, cần lưu ý là hội đồng thẩm định chỉ đóng vai trò tư vấn, cơ quan có thẩm quyền thẩm định vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm đối với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, Luật cũng quy định thành viên hội đồng thẩm định và cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.

+ Phân cấp tổ chức thẩm định:

Theo quy định của pháp luật môi trường hiện hành, trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án được quy định như sau:

– Bộ tài nguyên và môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án sau: Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 18 Luật này, trừ dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh; dự án do Chính phủ giao thẩm định.

– Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình nhưng không thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

– Bộ quốc phòng, Bộ công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đổi với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình và các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh.

– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn mà không thuộc thẩm quyền thẩm định của các bộ, ngành nêu trên.

+ Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, thủ trưởng hoặc người đúng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lí do.

4.2 Thẩm định báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược

+ Hình thức thẩm định:

Khác với việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, việc thẩm định báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược chỉ được thông qua hội đồng thẩm định do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược thành lập.

+ Phân cấp tổ chức thẩm định:

Trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược được quy định như sau: %

– Bộ tài nguyên và môi trường tổ chức thẩm định báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định;

– Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược đổi với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình;

– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình và của hội đồng nhân dân cùng cấp.

+ Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược:

Do đặc thù về đối tượng phải Đánh giá môi trường chiến lược là các dự án xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đều thuộc thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan quản lí nhà nước nên pháp luật hiện hành không quy định rõ ràng trách nhiệm phê duyệt báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược của cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định.

Tuy nhiên, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan thẩm định báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược báo cáo bằng văn bản kết quả thẩm định cho cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

5. Kết quả thẩm định đánh giá môi trường

Kết thúc quá trình thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành các văn bản quản lí, cụ thể như sau:

– Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường không được chấp thuận thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo rõ lí do cho chủ dự án, chủ cơ sở.

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau:

+ Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 Luật bảo vệ môi trường ttong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương đầu tư;

+ Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản;

+ Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí;

+ Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng;

+ Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm trên.

– Văn bàn về kết quả thẩm định báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược. Đây là căn cứ để cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

6. Hoạt động sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Hoạt động sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được hiểu một cách tổng quát là hoạt động được thực hiện bởi chủ dự án, cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường ở các cấp khác nhau và các cơ quan, tổ chức liên quan nhằm bảo đảm thực hiện những nội đung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tuy nhiên, hoạt động sau thẩm định cũng có thể được hiểu một cách rộng hơn thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với hoạt động của các dự án, cơ sở. Trong trường hợp này, các văn bản phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là nhũng cơ sở pháp lý hết sức quan họng phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Trách nhiệm của chủ dự án, của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định cụ thể như sau:

6.1 Trách nhiệm của chủ dự án

+ Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt

– Thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

– Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xẩu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường, chủ đầu tư dự án phải giải trình với cơ quan phê duyệt và chi được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

+ Trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi đưa dự án vào vận hành

– Tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

– Phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định. Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

6.2 Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của chủ đầu tư dự án được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật bảo vệ môi trường, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án. Trường hợp phải phân tích các chỉ tiêu môi trường phức tạp thì thời gian cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án cố thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

7. Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình đánh giá môi trường

Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có liên quan và của cộng đồng vào quá trình đánh giá môi trường ngày càng được khẳng định là có giá trị quan trọng. Pháp luật hiện hành đã đưa ra các quy định nhằm bảo đảm quyền được tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình đánh giá môi trường, từ khâu lập báo cáo cho đến khâu kiểm tra, giám sát sau thẩm định.

Chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhằm hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người, bảo đảm sự phát triển bền vững của dự án.

Kết quả tham vấn cũng được coi là một trong các nội dung chính của cả báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ngoài ra, vai trò của cộng đồng, của người dân địa phương cũng được thể chế hoá mạnh mẽ qua các văn bản quy định về dân chủ ở cấp cơ sở.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *