Quy định pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh

[VPLUDVN] Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật không chứa đựng trực tiếp nội dung về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh mà thông qua việc kiểm soát một số nguồn tài nguyên khác có liên quan như thuỷ sản, đất, nước…

Những văn bản quan trọng chứa đựng nội dung kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh bao gồm: Luật thuỷ sản năm 2003 (Luật thuỷ sản năm 2017), Luật đất đai năm 2013, Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Pháp lệnh thú y năm 2004, Nghị định của Chính phủ số 103/2013/NĐ-CP quy định về Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, Nghị định của Chính phủ số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường…

1. Khái niệm về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh

“Suy thoái” là “ở trong tình trạng yếu và sút kém dần, có tính chất kéo dài”. Nguồn thuỷ sinh có thể sẽ lâm vào tình trạng suy thoái khi chúng bị suy giảm về chất lượng và cạn kiệt về số lượng trong khoảng thời gian nhất định. Còn kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh chính là việc Nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm phát hiện, ngăn chặn những nguyên nhân gây ra hiện tượng suy thoái của nguồn thuỷ sinh.

Kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh có thể diễn ra trên nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vực quản lí xã hội và lĩnh vực quản lí thế giới tự nhiên hữu sinh, vô sinh. Kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh phải bao gồm cả kiểm soát tự nhiên và kiểm soát xã hội. Nhấn mạnh lí luận kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh là vì đối tượng tác động quan trọng nhất của việc kiểm soát này chính là người khai thác, người sử dụng nguồn lợi.

Trong kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh, cần đặc biệt chú trọng kiểm soát xã hội, kiểm soát những tác động tiêu cực từ con người. Từ thế kỉ trước, các nhà khoa học tự nhiên, các nhà sinh học đã phát hiện việc đánh cá bằng chất nổ tác hại lớn đến môi sinh, môi trường và nguồn thuỷ sinh. Toàn quyền Đông Dương đã ban hành lệnh cấm đánh cá bằng chất nổ vào đầu thế kỉ. Trải qua gần một trăm năm, dù qua nhiều chế độ xã hội khác nhau, mong muốn loại trừ hoàn toàn việc đánh cá bằng chất nổ vẫn luôn mang tính thời sự. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có được cơ chế hữu hiệu để thực thi. Do đó, việc đi sâu vào các giải pháp tự nhiên, giải pháp sinh học khó có hiệu quả thực sự. Việc kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh muốn có hiệu quả trước tiên cần kiểm soát sự tác động của con người vào môi trường, trên cơ sở của những quy định pháp luật.

2. Yêu cầu phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh

Nguồn thủy sinh cần phải được phát triển theo hướng bền vững. Phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu về thuỷ sinh của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ. Phát triển bền vững nguồn thủy sinh đòi hỏi đàm bảo sử dụng đúng mức và ổn định nguồn lợi này cũng như môi trường sống của chúng. Mọi sự phát triển không theo hướng bền vững đều phải trả giá.

Kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh một cách bền vững nghĩa là phải đảm bảo vừa tôn trọng cơ sở khoa học, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Trong quá trình kiểm soát, phải đạt được mục tiêu phát triển lâu bền, đồng thời phải đàm bảo đời sống trước mắt cho ngư dân. Đây chính là yêu cầu phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh. Trên cơ sở yêu cầu này, nhà nước đã và đang có chính sách bảo đảm phát triển nguồn thuỷ sinh bền vững, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng hợp lí nguồn thuỷ sinh, bảo đảm tái tạo nguồn thuỷ sinh và phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đàm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.

Để đảm bảo thực hiện được yêu cầu phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh, Nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng trong phát triển nguồn thuỷ sinh nói chung và hoạt động thuỷ sản nói riêng. Các hoạt động phát triển nuôi trồng thủy sản sạch, đẩy mạnh hoạt động khuyến ngư để phục vụ có hiệu quả hoạt động thuỷ sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, việc tham gia bảo hiểm về người và tài sản trong hoạt động thuỷ sản của các tổ chức cá nhân đảm bảo phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh đều được Nhà nước khuyến khích. Một phần ngân sách nhà nước sẽ dành cho việc đầu tư xây dựng các trung tâm giống thuỷ sản quốc gia thuộc các viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của ngành về giống thuỷ sản nước ngọt, giống hải sản ở các vùng sinh thái đặc trưng để thực hiện các nhiệm vụ:

+ Sản xuất giông gốc những loài thuỷ sản kinh tế nhằm đảm bảo giữ cho giống có năng suất, chất lượng ổn định.

+ Lưu giữ giống gốc, bảo vệ nguồn gen những loài thuỷ sinh, thuỷ sản quý, hiếm và có khả năng xuất khẩu.

+ Nhập khẩu giống gốc, giống mới, giống thuỷ sinh, thuỷ sản quý có khả năng thuần hoá để sản xuất rộng rãi. Nhập công nghệ sản xuất giống những loài thuỷ sản có năng suất và chất lượng cao, trước hết tập trung vào công nghệ sản xuất giống các loài thuỷ sản cố khả năng xuất khẩu.

Mặt khác, yêu cầu phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh còn được Nhà nước thực hiện thông qua hoạt động phát triển kinh tế thuỷ sản trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa phương, bảo đảm việc xây dựng các công trình ven sông, ven biển hoặc gần khu vực nuôi trồng thuỷ sản không làm ảnh hưởng đến nguồn thuỷ sinh.

Trên cơ sở yêu cầu phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh, pháp luật về kiểm soát suy thoái thuỷ sinh đã quy định nghĩa vụ bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn thuỷ sinh, xác định các hành vi bị nghiêm cấm trong khi tiến hành các hoạt động có nguy cơ gây hại nguồn thủy sinh, các công cụ, phương tiện, phương thức đánh bắt trong hoạt động thủy sản nhằm bảo vệ nguồn thủy sinh, thức ăn, thuốc và các loại hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản có nguy cơ tác động đến nguồn thủy sinh.

3. Những quy định về bảo vệ, tái tạo và phát triển giống loài thuỷ sinh

Kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức, biện pháp, song cách thức tốt nhất là việc mọi chủ thể trong xã hội chủ động bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn thuỷ sinh. Nhà nước rất chú trọng tới vấn đề này. Trong thời gian qua, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách, ban hành các văn bàn pháp luật nhằm huy động mọi nguồn lực vào việc kiểm soát nguồn thủy sinh, như: Các quy đỉnh về bào tồn, bảo vệ nguồn thuỷ sinh nói chung, nguồn lợi thuỷ sàn nói riêng, đặc biệt là việc bào tồn các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chùng, các loài quý hiếm, các loài có giá tộ kinh tế cao, có ý nghĩa khoa học. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học để từ đó hình thành các biện pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn thuỷ sinh cũng như quan tâm tới việc đầu tư sản xuất giống thuỷ sản để thả vào môi trường sống tự nhiên và tạo ra các vùng cư trú nhân tạo nhằm tái tạo và phát triển nguồn thuỷ sinh. Cụ thể là:

– Các quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sinh: Môi trường sống là nhân tố quan trọng quyết định sự sống còn và chất lượng của các loài thuỷ sinh. Vì vậy, mọi hoạt động của con người đều phải đảm bảo giữ gìn và cải thiện chất lượng môi trường sống cho chúng. Có thể khái quát thành một số vấn đề cụ thể theo quy định tại Điều 7 Luật thủy sản năm 2003 và Luật bảo vệ môi trường năm 2014 như sau:

+ Các tổ chức cá nhân đều phải có hách nhiệm bảo vệ môi trường sống của các loài thuỳ sản nói riêng và của nguồn thuỷ sinh nói chung. Mọi hoạt động có nguy cơ tác động đến môi trường sống của nguồn thuỷ sinh đều phải được áp dụng các biện pháp nhằm triệt tiêu đến mức tối đa sự tác động đó.

+ Khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có liên quan đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thuỷ sinh đều phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Các hoạt động khai thác thuỷ sàn bằng đật đăng, đáy hoặc bằng phương pháp ngăn, chắn khác ở các sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thuỷ sản di chuyển theo quy định của uỷ ban nhân dân địa phương.

+ Không”được xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản tập hung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển; phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản (Điều 71 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).

– Các quy định về khuyến khích đầu tư vào bảo vệ và phát triển giống loài thuỷ sinh: Trên nguyên tắc chung, Nhà nước luôn có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển giống thuỷ sàn nhằm sản xuất đủ giống đạt tiêu chuẩn chất lượng, giá cả phù hợp cung cấp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản trong nhân dân, bao gồm các giống nuôi nước ngọt, nước lợ, nước mặn, trong nội địa và trên biển.

Trước hết, nhằm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn thuỷ sinh, các địa phương phải có quy hoạch vùng sản xuất giống loài thủy sinh.

+ Những nơi có điều kiện sản xuất giống thuận lợi hơn cần tận \ dụng tối đa lọi thế để sản xuất con giống có chất lượng cao, giá thành hạ cung cấp cho nhu cầu thị trường, cần ưu tiên cấp đất hoặc cho thuê đất lâu dài để các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong, ngoài địa phương và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phát triển giống loài thủy sinh.

+ Những nơi điều kiện sản xuất giống không thuận lợi nhưng có nhu cầu lớn về con giống có thể thuê, mua đất của các địa phương khác thuận lợi hơn để tổ chức sản xuất giống nhằm cung cấp ổn định cho địa phương mình.

Giống thuỷ sản để nuôi trồng, tái tạo và phát triển phải đảm bảo chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam. Giống thuỷ sản nhập khẩu phải được qua kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y cũng như của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

– Các quy định về bảo vệ giống loài thuỷ sinh khi có dịch: Để bảo vệ và phát triển nguồn thuỷ sinh, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định có liên quan, đặc biệt là khi chúng có dịch bệnh. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi nguồn thuỷ sinh phải thực hiện những biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho chúng. Trên nguyên tắc “việc chăn nuôi không được gây ô nhiễm môi trường sinh thái” và đảm bảo sô lượng cũng như chất lượng của các loài vật nuôi, các đối tượng có liên quan cần thực hiện công tác phòng và chống dịch bệnh cho thuỷ sinh. Theo Pháp lệnh thú y năm 2004 bao gồm:

+ Bảo đảm đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm từ nguồn thuỷ sinh;

+ Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán xác định bệnh, khống chế, tiêu diệt dịch bệnh cho các giống loài thuỷ sinh;

+ Xác định và thông báo giới hạn vùng có dịch; quy định vành đai bảo vệ quanh vùng có dịch; đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại tránh vùng có dịch;

+ Thực hiện việc kiểm dịch nguồn thuỷ sinh và các sản phẩm của chúng, kiểm soát giết mổ và kiểm travệ sinh thực phẩm có nguồn gốc từ nguồn thuỷ sinh để phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Cũng trong thời gian có dịch và tại vùng có dịch, người không có nhiệm vụ thì không được vào nơi có các giống, loài thuỷ sinh ốm hoặc chết; đưa vào hoặc mang ra khỏi vùng có dịch các loại thuộc đối tượng vệ sinh; mổ thịt, lưu thông trong vùng có dịch nguồn thuỷ sinh và các sản phẩm của chúng dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố; vận chuyên qua vùng có dịch nguồn thuỷ sinh thuộc loại dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố, tránh lây lan dịch bệnh cho các giống loài khác.

4. Những quy định về công cụ, phương thức đánh bắt thủy sản nhằm bảo vệ nguồn thủy sinh

Trong hoạt động thuỷ sản, việc các tổ chức, cá nhân sử dụng các công cụ, phương thức đánh bắt có hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tốc độ sinh sản để có thể phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh là vô cùng quan trọng. Điều này vừa góp phần thoả mãn nhu cầu về phát triển kinh tế cho con người, vừa bảo vệ môi trường. Dựa trên nguyên tắc chung là việc khai thác thuỷ sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải đảm bảo không được làm cạn kiệt nguồn thuỷ sinh, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động thủy sản phải tuân theo quy định sau đây về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại, kích cỡ thuỷ sản được khai thác cũng như sản lượng khai thác hàng năm.

– Các tổ chức, cá nhân được phép tiến hành công việc đánh bắt nguồn thuỷ sinh và nguồn lợi thuỷ sản bằng các công cụ, phương tiện phù hợp, vói khoảng cách và cường độ họp lí. Cụ thể là chỉ được phép sử dụng các công cụ có kích cỡ mắt lưới phù hợp với các loài thuỷ sản được phép khai thác, không được đánh bắt bằng loại công cụ có kích cỡ mắt lưới quá dày. Các tổ chức, cá nhân khai thác nguồn lợi thuỷ sản bằng các phương tiện như đăng, đáy hoặc bằng các phương pháp ngăn, chắn khác ở các sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thuỷ sàn di chuyển theo quy định của địa phương.

– Các chủ thể không được tiến hành công việc khai thác và đánh bắt nguồn thủy sinh và nguồn lợi thủy sản khi chúng đang trong mùa sinh sản.

– Khoảng cách đánh bắt cũng được quy định cụ thể. Tuỳ thuộc từng loại thuỷ sinh mà các chủ thể được phép tiến hành ở các vùng nước ven bờ hay xa bờ vói việc chấp hành các quy định của pháp luật.

Trong những năm qua, Thủ tướng Chính phủ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài nguyên và môi trường và nhiều bộ, ngành có liên quan, ủy ban nhân dân các tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy định nghiêm cấm các hành vi như nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản ở tất cả các vùng nước…

Luật bảo vệ môi trường năm 2014 cũng có quy định về vấn đề này, như nghiêm cấm việc khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 7).

5. Những quy định về thức ăn, thuốc và các loại hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản có nguy cơ tác động đến nguồn thủy sinh

Trong kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh, nội dung quan trọng được pháp luật đề cập là liên quan đến thức ăn, thuốc và các loại hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ tác động đến nguồn thuỷ sinh. Trong một vùng nước, việc các chủ thể nuôi trồng các loại thuỷ sản vói chế độ chăm sóc hàng ngày hoặc khi chúng có bệnh như thể nào sẽ tác động trực tiếp đến số lượng và chất lượng của các loài thuỷ sinh. Nguyên tắc cơ bản là thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn Việt Nam. Nghiêm cấm việc sàn xuất, lưu thông, tàng trữ thuốc giả, thuốc kém phẩm chất, thuốc chưa qua kiểm nghiệm Nhà nước; thuốc không có số đăng kí lưu hành hợp pháp, sổ kiểm soát, thuốc ngoài danh mục được phép lưu hành; thuốc gây hại cho động vật và người sử dụng sản phẩm động vật đó hoặc gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, pháp luật có một sổ quy định cụ thể đối với trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình tác động vào nguồn thuỷ sinh như sau:

– Đối với các chủ thể trực tiếp sử dụng các loại thuốc thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản:

+ Thức ăn chăn nuôi phải không gây hại cho nguồn thuỷ sản. Các chủ thể này khi dùng thuốc để phòng bệnh, chữa bệnh cho các loại thuỷ sản phải theo chỉ dẫn hoặc đơn thuốc của bác sĩ, kĩ thuật viên có giấy phép hành nghề, hoặc theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc.

+ Không được sử dụng thuốc thú y, hoá chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản (khoản 2 Điều 71 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).

+ Nơi sản xuất, chế biên và kho chứa thức ăn chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu như: Các hoá chất độc hại phải được để ở nơi cách biệt với nơi sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi; có biện pháp diệt trừ loài gặm nhấm và côn trùng gây hại.

+ Khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường, như chất thải phải được thu gom, Xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường về chất thải; phải phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản (khoản 4 Điều 71 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).

– Đối với các tổ chức cá nhân sàn xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sàn:

+ Phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ, tuân theo các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá, bảo vệ môi trường, nhãn hiệu hàng hoá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề phải chấp hành- quy định của Nhà nước trong việc kê đơn thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho nguồn thuỷ sinh.

Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá, thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nếu không thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản, trước khi nhập khẩu thương mại lần đầu phải qua khảo nghiệm, kiểm nghiệm theo quy định của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y, hoá chất trong nuôi trồng thủy sản phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan (khoản 1 Điều 71 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).

– Việc nhập khẩu các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu để sản xuất thuốc và hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản được quy định như sau:

+ Các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học sử dụng thông thường được nhập khẩu theo quy chế nhập hàng thông thường, không cần xin phép Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học mới hoặc chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam (ngoài các mặt hàng được quy định trong danh mục thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thuỷ sản sử dụng thông thường), phục vụ nuôi trồng thuỷ sản phải được Tổng cục thuỷ sản xem xét và cho phép nhập khẩu với số lượng hạn chế để thử nghiệm, khảo nghiệm có sự theo dõi của các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Bên cạnh những quy định về việc nhập khẩu các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu để sản xuất thuốc và hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản nói trên, việc nhập khẩu những hoá chất là thuốc bào vệ thực vật, hoá chất để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất để sản xuất thuốc cho nguồn thuỷ sinh; hoá chất sử dụng trong nuôi trồng thuỳ sản; nhập khẩu những hoá chất là chất gây nghiện, chất hướng tâm thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, bào chế dược phẩm hoặc nhập khẩu những hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải thực hiện theo hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan.

– Việc nhập khẩu thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản theo quy định như sau:

+ Các loại thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn sử dụng thông thường được nhập khẩu theo quy chế nhập hàng thông thường, không cần xin phép.

+ Các loại thóc ăn, nguyên liệu sàn xuất thức ăn mới là những loại không có trong danh mục thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá sử dụng thông thường, phải được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn xem xét và cho phép nhập khẩu với số lượng hạn chế để thử nghiệm, khảo nghiệm có sự theo dõi của cơ quan nghiên cứu thuộc Tổng cục thuỷ sản.

Thức ăn, thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất thức ăn, thuốc, hoá chất kể cả loại được nhập khẩu thông thường và loại được chấp thuận cho nhập, khi nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra chất lượng theo những quy định hiện hành và làm thủ tục nhập khẩu với hải quan.

Bên cạnh nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân có liên quan trong lĩnh vực thức ăn thuốc và các loại hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ tác động đến nguồn thuỷ sinh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có nhiêu trách nhiệm cụ thể. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm công bố danh mục và tiêu chuẩn thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thúỷ sản thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản; quy định tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y dùng trong nuôi trồng thuỷ sản.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *