Quyền và nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường

1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Việt Nam về bảo vệ tầng ôzôn

Có thể nói, bầu khí quyển rất khó đề cập trong luật quốc tế, bởi nó là khối động không thể khoanh lại cho riêng một quốc gia nào. Nằm ở độ cao từ 12 – 5Ơ ìon, khí quyển chứa ôzôn hình thành một tầng bảo vệ xung quanh trái đất. Tầng ôzôn bảo vệ trái đất khỏi các ảnh hưởng có hại của các tia bức xạ mặt trời, giữ vai trò quan trọng đối với khí hậu và sinh thái. Tầng ôzôn đã bị suy yếu trong vòng 50 năm qua, rõ rệt nhất là ở các đô thị lớn. Chất gây suy giảm ôzôn chính là CFC (hay freons), không tự phát sinh mà chủ yếu được tạo bởi các hoạt động của con người. Khi tầng ôzôn bị suy yếu, tỉ lệ bệnh tật của con người tăng lên rõ rệt và ảnh hưởng tiềm tàng tới việc thay đổi của các điều kiện khí hậu. Vì vậy, ngày 22/3/1985, các quốc gia đã cùng nhau kí kết một văn bản thoả thuận về trách nhiệm của các nước trong việc giảm phát thải các chất có hại đến sự bình ổn của tầng ôzôn.

Công ước Viên ra đời trong bối cảnh đó với tư cách là một công ước khung. Với mục đích hạn chế sự phát thải của các chất khí có hại tới tầng ôzôn, Công ước Viên thiết lập sự kiểm soát không đặc thù về các chất làm suy giảm tầng ôzôn thay vì xác lập một cam kết chung cho các thành viên để bảo vệ tầng ôzôn. Công ước cũng tạo lập khuôn mẫu cho việc nghiên cứu mang tính quốc tế về sự suy giảm ôzôn và cam kết các bên cùng chia sẻ thông tin có liên quan đến vấn đề này.

Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia, được nêu ra trong Công ước Viên mà Việt Nam với tư cách là thành viên phải thực hiện:

Thứ nhất, Việt Nam cần có những biện pháp thích hợp để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chống lại những ảnh hưởng có hại phát sinh hoặc dễ phát sinh từ những hoạt động của con người. Các biện pháp được nhấn mạnh là ngăn ngừa để kiểm soát cũng như hạn chế việc sử dụng một số hóa chất hay chất khí có thể làm suy giảm tầng ôzôn (các chất có chứa Cácbon, các chất Nitrogen, các chất Clorin, Hydrogen…).

Thứ hai, Việt Nam, khi thích hợp và phù hợp với Công ước – phải đảm nhiệm và hợp tác vói các quốc gia khác thực hiện các nghiên cứu khoa học, quan trắc có hệ thống liên quan tới tầng ôzôn, sự biến đổi tầng ôzôn, những chất làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn cũng như những chất thay thế. cần hợp tác trong lĩnh vực pháp lý, khoa học và kĩ thuật nhằm hạn chế sử dụng một số chất khí nhất định, phải tiến hành báo cáo việc sản xuất, nhập khẩu hay xuất khẩu các chất làm suy giảm tầng ôzôn cho Ban thư kí.

Nhằm thực hiện Công ước một cách có hiệu quả hơn, 2 năm sau đó, Nghị định thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng ôzôn đã được ban hành. Nghị định thư này được điều chỉnh và bổ sung nhiều lần, tại cuộc họp lần thứ hai của các bên tại London (27-29/6/1990), tại cuộc họp lần thứ tư của các bên tại Copenhagen (23-25/11/1992), tại cuộc họp lần thứ bảy của các bên tại Vienna (5-7/12/1995), tại cuộc họp lần thứ chín của các bên tại Monữeal (1997) và được điều chỉnh tiếp tại cuộc họp lần thứ mười một của các bên tại Bắc Kinh (1999). Nghị định thư đưa ra kế hoạch đậc biệt cho việc giảm sản xuất và tiêu thụ các chất làm suy yếu tầng ôzôn trong 10 năm tới. Nghị định thư đã đặt ra ba giai đoạn giảm khí nhà kính với mục tiêu giảm 50% khí thải vào năm 1999. Tuy nhiên, những bổ sung cho Nghị định thư được làm vào năm 1990 lại đề ra mục tiêu mới là giảm đến ZERO vào 01/01/2000. Sau thòi điểm này, các bên cần tiếp tục duy trì mức độ phát thải của mình như đã cam kết.

Nghị định thư đã đề ra rất nhiều các điều khoản nhằm xác định các biện pháp cần thiết để các bên tham gia hạn chế và kiểm soát việc sản xuất, tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ôzôn (ODS):

Thứ nhất, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, không nhập khẩu hay xuất khẩu các chất đã bị hạn chế ra khỏi quốc gia không tham gia công ước.

Thứ hai, hàng năm các thành viên cần cung cấp số liệu thống kê cho Ban thư kí về việc làm giảm các chất nguy hại của nước mình cũng như việc xuất hay nhập khẩu các chất đã bị kiểm soát.

Thứ ba, các bên phải cùng nhau hợp tác, đặc biệt là theo nhu cầu của các nước đang phát triển nhằm tăng cường nghiên cứu, phát ưiển, trao đổi thông tin và làm tăng thêm nhận thức của công chúng trong việc bảo vệ tầng ôzôn.

Nghị định thư này cũng cho thấy có sự đánh giá mục tiêu giảm các chất bị kiểm soát ít nhất 4 năm một lần, bắt đầu từ năm 1990. Một cơ chế tài chính bao gồm một “Quỹ đa phương” (do các nước phát triển đóng góp) được thiết lập nhằm cung cấp cho các nước đang phát triển sự trợ giúp kĩ thuật và tài chính. Bất kì sự bổ sung nào của Nghị định thư được 2/3 nước thành viên ủng hộ, gồm 50% số nước tiêu thụ chính thì có giá trị cho tất cả các nước thành viên tuân theo.

Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn 1985 và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn 1987 đã và đang được ghi nhận là thành công của cộng đồng quốc tế trong việc chống lại một thảm họa môi trường toàn cầu tạo ra sự biến đổi khí hậu do tầng ôzôn bình lưu bị phá hủy gây nên. Đến nay, đã có hơn 170 quốc gia phê chuẩn Công ước Viên nhằm bảo vệ tầng ôzôn. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức phê chuẩn và tham gia Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư Monteeal từ tháng 1 năm 1994.

2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Việt Nam về biến đổi khí hậu

Hiện tượng biến đổi khí hậu có nguồn gốc từ việc phát thải quá mức khí nhà kính do các hoạt động kinh tế, xã hội của con người vào khí quyển. Nguyên nhân của việc tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do quá trinh đô thị hóa và công nghiệp hóa, do việc đốt than và dầu cho các mục đích dân dụng, công nghiệp và cũng do lượng ôtô cũng như xe gắn máy tăng lên cùng với nạn tăng dân sô, đậc biệt là ở các vùng đô thị. Việc đốt các nguyên liệu hóa thạch làm phát thải CƠ2 là chất khí khởi đầu của hiệu ứng nhà kính trong khí quyển.

Nhằm ngăn chặn những hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển họp tại Rio De Janeữo, Brazin tháng 6 năm 1992, 162 quốc gia trong đó có Việt Nam đã kí Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Công ước này “là cam kết của các quốc gia nhằm vạch ra khuôn khổ cho các hoạt động kiểm soát và cắt giảm phát thải khí nhà kính nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển để ngăn chặn các tác động nguy hiểm của nó tới hệ thống khí hậu”. Các chất khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển ở một mức độ ổn định tốt có thể làm giảm sự xâm hại nguy hiểm đối vói hệ thống khí hậu. cần phải đạt được mức này trong giới hạn thời gian đủ để cho phép hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên đối với sự biến đổi khí hậu, để đảm bảo sản xuất thực phẩm không bị đe dọa và tạo sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Tuy nhiên, sự tác động của các nước tạo ra biến đổi khí hậu là rất khác nhau. Các nước phát ttiển đã khai thác tài nguyên và thải ra vô số các chất phế thải như rác thải, nước thải hay khí thải vào môi trường từ rất nhiều thập niên trước. Trong khi đó, các nước đang phạt triển và các nước chưa phát triển mới đang chập chững những bước đầu tiên của quá trình này. Do đó, trước khi đạt đến một sự thoả thuận thống nhất, các bên đã thương lượng về sự cần thiết và hoàn cảnh cụ thể cũng như trách nhiệm của các nước phát triển, các nước đang phát triển cũng như các nước chưa phát triển. Công ước nhấn mạnh trách nhiệm của các nước phát triển phải đi đầu trong việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng tiêu cực của nó có tính đến đặc thù và hoàn cảnh của các nước đang phát triển vì hầu hết sự phát thải khí nhà kính của thế giới xuất phát và tiếp tục xuất phát từ các nước này. Họ phải giữ vai trò chủ đạo trong việc chống lại sự biến đổi khí hậu và những tác động xấu của nó. Rõ ràng trách nhiệm của các nước phát triển và đang phát ttiển là khác nhau trong quá trình hợp tác để đi đến thành công. Công ước đã nêu ra vấn đề này một phần vì nhận thức được rằng đối với các nước đang phát triển, việc tiêu thụ năng lượng là cần cho sự tăng trưởng để đạt được mức phát triển kinh tế – xã hội bền vững và trong lúc với tư cách là các nước thành viên phải bảo vệ hệ thống khí hậu trên cơ sở bình đẳng và tuân theo ttách nhiệm. Do đó, trong các phụ lục của Công ước chia ra rất rõ ràng ưách nhiệm của các nước phát triển (không thuộc Phụ lục I) và các nước đang phát triển (những nước thuộc Phụ lục I). Việt Nam là nước đang phát triển, chúng ta cần thực hiện những nghĩa vụ như những quốc gia thuộc Phụ lục I của Công ước:

Thứ nhất, Việt Nam sẽ không ngừng điều tra nhằm hạn chế nguồn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ưong phạm vi quốc gia, xây dựng các chương trình khu vực, quốc gia về biến đổi khí hậu, đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào trong các chính sách, vào các hoạt động quốc gia về xã hội, kinh tế và môi trường. Một cơ chế tài chính (trực tiếp từ các nước phát triển hoặc thông qua Quỹ môi trường toàn cầu – GEF) đã có để ttợ giúp các nước đang phát triển ưong việc quan trắc và lập báo cáo.

Thứ hai, Việt Nam có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia trên thế giới về biến đổi khí hậu. Sự hợp tác này có thể được hiểu là để thích nghi với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với các vấn đề khác, phát triển các quy hoạch tổng thể cho việc quản lí bờ biển; tăng cường và hợp tác về chuyển giao công nghệ, tiến hành quá trình kiểm soát, làm giảm hoặc ngăn ngừa khí thải gây hiệu ứng nhà kính…

Sau Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc và Nghị định thư Kyoto, có thể nhắc tới hội nghị giữa các bên nhằm đưa tới một thoả thuận chính trị lịch sử về giảm phát thải khí nhà kính. Đó là hội nghị các bên lần thứ sáu tổ chức hai lần vào 13-25/11/2000 tại Hague, Hà Lan (COP6 lần một) và vào 16- 27/7/2001 tại Bonn, Đức (COP6 lần hai). Hội nghị các bên lần thứ sáu đã đưa ra thoả thuận Bonn, được phê chuẩn tại cuộc họp cấp bộ trưởng. Một trong các thoả thuận đã đạt được là cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism – CDM). CDM cũng đồng thời là 1 trong 4 cơ chế của Nghị định thư Kyoto, có tác động quan trọng tới các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nó sẽ thúc đẩy phát triển bền vững tại các nước này bằng cách khuyến khích các nước phát triển đầu tư các dự án tại các nước đang phát triển nhằm giảm hoặc tránh không phát thải khí nhà kính. Đổi lại, các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ nhận được khoản “tín dụng” thu được do giảm phát thải từ các dự án này để đạt được mục tiêu giảm phát thải của họ. Thoả thuận cũng kêu gọi các nước phát triển “kiềm chế sử dụng” các dự án hạt nhân trong CDM. Theo thoả thuận Bonn, một Hội đồng tuân thủ sẽ được thành lập để giám sát việc tuân thủ Nghị định thư. Nếu nước nào phát thải quá chỉ tiêu cho phép là 1 tấn khí trong thời kì trước 2012 (thời kì cam kết thử nhất) thì nước đó phải giảm thêm 1,3 tấn trong thời kì cam kết thứ hai của Nghị định thư bắt đầu từ 2013. Việc phê chuẩn thoả thuận Bonn được đánh giá là một thoả thuận chính trị “lịch sử” nhằm cứu vãn Nghị định thư Kyoto, bảo vệ hệ thống khí hậu toàn cầu. Tính đến tháng 12/2001, 186 nước đã phê chuẩn Công ước khung về biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước khung này từ ngày 16/11/1994, kí Nghị định thư Kyoto từ năm 1997 và Chủ tịch nước ta đã phê chuẩn Nghị định thư này vào 20/8/2002.

3. Quyền và nghĩa vụ của Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Trong số các nguồn tài nguyên, các thành phần môi trường, môi trường biển giữ vai trò quan trọng. Biển chiếm 71% bề mặt của trái đất, được bao phủ bởi nước và 90% sinh quyển là đại dương. Cùng với sự phát triển ra hướng biển của nhân loại, biển đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng của nạn ô nhiễm. Bảo vệ môi trường biển cũng chính là một phần quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường chung của con người. Sự ưong sạch của môi trường biển đảm bảo môi sinh cân bằng cho động thực vật biến và tạo điều kiện lành mạnh cho con người.

Nguồn ô nhiễm môi trường biển mà con người nhận thức được sớm nhất là ô nhiễm từ tàu. Ngay sau Chiến ữanh thế giới lần thứ nhất, Mỹ, và sau đó là Hội Quốc liên đã bắt đầu có những hoạt động nhằm tìm kiếm một thoả thuận quốc tế về đấu ttanh chống ô nhiễm dầu. Năm 1921, Hội nghị về chống ô nhiễm biển đã được triệu tập tại Luân Đôn (Anh) với sự tham gia của các nghiệp đoàn dầu lửa, các chủ tàu và các địa phương có cảng. Ô nhiễm từ tàu, đậc biệt là ô nhiễm do đổ, thải dầu và các vụ tràn dầu từ các hoạt động giao thông và khai thác biển đã trở thành một mối đe doạ tiềm tàng ữong những năm 50 của thế kỉ XX. Ngoài ô nhiễm biển do dầu, con người cũng quan tâm đến ô nhiễm biển do nhận chìm các chất thải, đặc biệt là các chất phóng xạ hoặc các chất độc hại.

Có thể nói rất nhiều các hội nghị quốc tể về bảo vệ môi trường biển đã được tổ chức, rất nhiều các điều ước quốc tế để bảo vệ môi trường biển cũng được kí kết giữa các quốc gia (Danh sách các điều ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển nói chung đã được đề cập ở Mục I). Trong số những công ước mà Việt Nam đã tham gia, có hai nội dung cơ bản được đề cập xuyên suốt để kiểm soát ô nhiễm môi trường biển là: việc hạn chế các chất thải gây ô nhiễm biển và việc hạn chế ô nhiễm biển do dầu.

3.1 Quyển và nghĩa vụ của Việt Nam trong việc hạn chế thải chất gây ô nhiễm biển

Tham gia vào các công ước quốc tế về việc hạn chể thải chất gây ô nhiễm biển, Việt Nam có một sổ quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:

Trước tiên, Việt Nam cần ban hành các quy định pháp luật quốc gia đồng thòi thi hành mọi biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do bất cứ nguồn ô nhiễm nào gây ra. Các quy định pháp luật mà Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên thông qua và các biện pháp mà các quốc gia thực hiện không được kém hiệu quả hơn các quy tắc và quy phạm quốc tể hay tập quán và thủ tục đã được kiến nghị có tính chất quốc tế.

Việt Nam cần thi hành mọi biện pháp cần thiết để các hoạt động thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình không gây tác hại do ô nhiễm cho các quốc gia khác và môi trường của họ, để cho tình trạng ô nhiễm nảy sinh từ tai nạn hay từ các hoạt động thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của Việt Nam không lan ra ngoài các khu vực mà mình thi hành các quyền thuộc chủ quyền theo công ước.

Nghĩa vụ hợp tác trực tiếp hoặc qua trung gian các tổ chức quốc tế có thẩm quyền nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thực hiện các chương trình nghiên cứu kế hoạch và khuyến khích việc trao đổi các thông tin và dữ liệu về ô nhiễm môi trường biển cũng là một trong những trách nhiệm của Việt Nam khi tham gia công ước.

Mặt khác, các quốc gia phát triển có nghĩa vụ giúp đỡ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam trong các lĩnh vực khoa học và kĩ thuật nhằm ngăn ngừa, chế ngự và hạn chế ô nhiễm môi trường biển đến mức tối đa.

Trong nội thuỷ và lãnh hải của mình, Việt Nam có quyền ban hành các văn bản quy định những điều kiện bắt buộc đối với tàu thuyền nước ngoài trước khi vào nội thuỷ hoặc lãnh hải của mình nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển. Việt Nam khi đưa ra những quy định của pháp luật quốc gia không được ngăn cản quyền qua lại không gây hại của tàu thuyên nước ngoài trong lãnh hải của mình.

Tuy nhiên, trong vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cũng như các quốc gia ven biển là thành viên cùa công ước không được quyền tự do ban hành những quy định nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do tàu thuyền nước ngoài gây ra. Theo Công ước Luật biển năm 1982 (khoản 5 Điều 211), những quy định mà quốc gia ven biển đưa ra nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển phải “phù hợp và đem lại hiệu lực cho các quy tắc và quy định quốc tế được chấp nhận chung và được xây dựng qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua lại một hội nghị ngoại giao chung”.

Khi tàu thuyền nước ngoài đi qua nội thuỷ, lãnh hải, hoặc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà vi phạm những quy định của quốc gia ven biển hay những quy tắc và quy phạm pháp luật quốc tế có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm, Việt Nam theo mức độ và chứng cứ có quyền tiến hành kiểm ưa cụ thể những vi phạm hay khởi tố hoặc ra lệnh bắt giữ tàu. Trong trường hợp xảy ra thiệt hại hay tổn thất do ô nhiễm môi trường biển, công ước quy định quốc gia ven biển chỉ được quyền áp dụng hình phạt tiền mà không được khởi tố vụ kiện về trách nhiệm dân sự trừ trường hợp gây ô nhiễm nghiêm ưọng và cố ý.

3.2 Quyền và nghĩa vụ của Việt Nam trong việc hạn chế ô nhiễm biển do dầu

Việt Nam nằm cạnh tuyến đường hàng hải quan ưọng trên biển Thái Bình Dương, nơi có mật độ tàu thuyền qua lại lớn nên khả năng ô nhiễm biển do dầu mà lượng tàu thuyền này gây ra cũng rất lớn. số lượng dầu chuyên chở qua biển Đông hàng năm vào khoảng 2,1 tỉ tấn và vào bất cử thời điểm nào cũng có khoảng 51 tàu chở dầu cỡ lớn hoạt động trong khu vực. Nếu tính lượng rò rỉ thấp nhất là 1% thì hàng năm lượng dầu “lang thang” trong khu vực cũng lên tới 2 triệu tấn. Ngoài các vụ ô nhiễm biển do dầu xác định được nguồn gốc, biển Việt Nam còn chịu tác động của ô nhiễm dầu do chưa rõ nguồn gốc, có thể thấy được bằng mắt thường hoặc không thấy được bằng mắt thường. Do đó, việc hạn chế tới mức tối đa những tác hại của ô nhiễm dầu gây ra đối với môi trường biển của Việt Nam là rất quan trọng. Tham gia vào các công ước quốc tế về hạn chế ô nhiễm biển do dầu, Việt Nam có một số quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:

Việt Nam chỉ được phép thải dầu đối với các tàu không chở dầu khi đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

– Tàu đang đi;

– Mức tập trung dầu thải không được vượt quá 60 lít/dặm;

– Lượng dầu thải dưới 100 mg/lít;

– Việc thải dầu phải diễn ra ở cách xa bờ.

Đối với các tàu chở dầu, Việt Nam chỉ được phép thải dầu nếu đáp ứng đủ các điều kiện:

– Tàu đang đi;

– Mức tập trung dầu thài không được vượt quá 1/30.000 sức chứa đầy đủ của tàu chở dầu;

– Tàu chở dầu phải xa bờ hơn 50 dặm.

Các quốc gia mà tàu mang cờ, trong đó có Việt Nam có nghĩa vụ phải kiểm soát tàu định kì và phải cấp cho tàu một “chứng chỉ ngăn ngừa ô nhiễm dầu quốc tế”. Chứng chỉ này là bằng chứng đầu tiên chứng minh tàu đáp ứng được những yêu cầu mà Công ước Marpol đã đặt ra. Chứng chì này sẽ được các quốc gia thành viên của Công ước Marpol công nhận có hiệu lực khi tàu đển các vùng biển của những quốc gia thành viên này.

Việt Nam có quyền kiểm tra tàu của các quốc gia thành viên khác nếu quốc gia này có lí do chính đáng để nghi ngờ rằng tàu đó đã thải chất thài ra các vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam.

3.4 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Việt Nam khi tham gia Công ước kiểm soát chất thải nguy hiểm xuyên biên giới và việc tiêu huỷ chứng

Do nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát việc vận chuyển và tiêu huỷ các chất thải nguy hại, Chương trình môi trường của Liên hợp quốc đã soạn thảo Công ước quốc tế về “kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu huỷ chúng” và đệ trình lên Hội nghị đại diện toàn quyền các nước họp tại Baseỉ, Thuỵ Sĩ từ 20 đến 23/3/1989.

Để đạt được mục đích kiểm soát chặt chẽ quá trình xuất nhập khẩu cũng như việc tiêu huỷ các chất thải phù hợp với môi trường, các quốc gia đã thông qua Công ước này.

Các chất thải được kiểm soát bởi Công ước Basel là: “các chất hoặc các đồ vật mà người ta tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỳ chiểu theo các điều khoản của luật lệ quốc gia. Các quốc gia có thể định nghĩa các phế thải nguy hiểm (hoặc liệt kê) và thông báo cho Ban thư kí của công ước” – Xem: Điều 2 Công ước Basel.

Mục tiêu của Công ước là bảo vệ sức khoẻ của con người và môi trường trước các tác động có hại do việc sản sinh và quản lí không hợp lí về mặt môi trường các chất thải nguy hại và các chất thải khác bằng một hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt quá trình vận chuyển và tiêu huỷ các chất đó.

Tinh thần cơ bản của Công ước là kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và các chất thải khác. Các quốc gia áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đàm quản lí hợp lí về mặt môi trường, kể cả việc vận chuyển và Xử lý các chất thải nguy hại và các chất thải khác ngay tại quốc gia sản sinh ra chất thải. Chỉ được vận chuyển chất thải xuyên biên giới khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia nhận chất thải xác nhận cho phép nhập khẩu và quốc gia nhận chất thải phải có đầy đủ phương tiện, trang thiết bị và công nghệ để bảo đảm Xử lý các chất thải phù hợp với môi trường.

Thấy rõ lợi ích khi tham gia Công ước, ngày 8/2/1995, Việt Nam phê chuẩn Công ước. Từ ngày 10/6/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước Basel.

Với tư cách là thành viên của Công ước, Việt Nam có quyền và nghĩa vụ sau:

– Bằng pháp luật quốc gia, Việt Nam có quyền cấm xuất khẩu, nhập khẩu các chất thải nguy hiểm hoặc các chất thải khác; không cho phép xuất khẩu, nhập khẩu chất thải sang hoặc từ các quốc gia không tham gia công ước. Nếu Việt Nam cho phép nhập khẩu chất thải thì người nhập khẩu phải có các điều kiện tiêu huỷ hoặc sử dụng không ảnh hưởng tới môi trường, phải có các biện pháp giảm ảnh hưởng tói môi trường trong vận chuyên như: đóng gói, dán nhãn và phải có giấy tờ kèm theo. Chỉ được nhập khẩu chất thải khi có điều kiện tiêu huỷ thích hợp và quốc gia xuất khẩu chi được phép xuất khẩu chất thải sang các nước có điều kiện trên và được sự đồng ý bằng văn bản của quốc gia nhập khẩu.

– Cân có các quy định nhằm bảo đảm hoạt động giám sát việc sản sinh ra các chất thải nguy hiểm và phải xây dựng các cơ sở tiêu huỷ thích hợp.

– Xây đựng cơ chế nhằm giám sát pháp nhân chịu trách nhiệm quản lí chất thải nguy hại hoặc các loại chất thải khác, phải thực hiện các biện pháp cần thiết đề phòng ô nhiễm do hoạt động quản lí chất thải gây ra và khi xảy ra ồ nhiễm thì giảm tới mức thấp nhất hậu quả đối với sức khoẻ con người và môi trường.

– Xây dựng cơ chế kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chất thải nhằm mục đích giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động này đến môi trường và sức khoẻ con người

– Thực hiện hoạt động hợp tác với các thành viên khác và Ban thư kí trong các hoạt động liên quan đến thông tin về hoạt động xuất khẩu nhập khẩu chất thải.

– Việt Nam có quyền thông qua việc ban hành pháp luật, coi hành vi xuất khẩu, nhập khẩu chất thải bất hợp pháp là hành vi vi phạm hành chính, hình sự.

– Khi có trường hợp nhập khẩu chất thải bất hợp pháp vào Việt Nam, Việt Nam có quyền yêu cầu quốc gia hoặc người xuất khẩu mang ữở về quốc gia mình chất thải đó hoặc phải đưa trở lại nước xuất khẩu ban đầu hoặc tiêu huỷ trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nước xuất khẩu nhận được thông báo.

– Có trách nhiệm đóng góp tài chính (Niên liễm, đóng góp quỹ), thực hiện chế độ thông báo tin tức theo quy định.

– Xác định cơ quan thẩm quyền Việt Nam của Công ước.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *