[VPLUDVN] Đất là một trong ba yếu tố tổng hợp của môi trường sống. Cùng với nước và không khí, đất có tầm quan trọng đặc biệt xem xét dưới góc độ môi trường. Đồng thời đây là một tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất.
1. Những vấn đề chung về tài nguyên đất ở Việt Nam
Đất đai là bộ phận hợp thành quan họng của môi trường. Đất không chỉ là nguồn tài nguyên mà còn là nền tảng không gian để phân bổ dân cư và các hoạt động kinh tế-xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thể được trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, đất là phần chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề .mặt trái đất, gồm các hạt rời, ít gắn kết với nhau và có thể trồng tiọt được. Với đậc thù độc đáo mà không một thực thể tự nhiên nào có được, đó là độ phì nhiêu, đất cung cấp dinh dưỡng cho toàn bộ cây trồng vật nuôi. Đất là chỗ dựa cho tất cả các hệ sinh thái.
Có thể nói, đất là một trong những yếu tố quan trọng để điêu hoà nhiệt độ và điều hoà khí hậu, bởi đất đã giữ nhiệt độ, làm giảm sức nóng thiêu đốt của mặt trời bằng nhiều tầng đất của mình. Đất còn là túi lọc chuyên nước bề mặt thành nước ngầm và chứa trong lòng nó vô khối mạch nước tinh khiết. Đất điều hoà lưu lượng nước trên toàn bộ hành tinh.
Đất đai có giá trị to lớn đối với con người cũng như đối với tự nhiên. Đất có thể lâm vào tình trạng suy thoái và ô nhiễm khi gặp phải các tác nhân tiêu cực. Suy thoái là “ở trong tình trạng yếu và sút kém dần, có tính chất kéo dài”. Đất đai có thể sẽ bị suy thoái khi chất lượng của chúng có nguy cơ suy giảm trong khoảng thời gian nhất định. Với cách hiểu như vậy, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là việc nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện, ngăn chặn những nguyên nhân gây ra hiện tượng suy thoái của tài nguyên đất.
Đất của Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao, khoáng hoá mạnh, dễ bị rửa trôi, bào mòn, sự màu mỡ của đất dễ bị thoái hoá, môi trường đất rất nhạy câm với mọi sự biến đổi và khó khôi phục lại trạng thái ban đầu. Có đến 13 triệu ha đất của Việt Nam bị suy thoái thành đất trống, đồi núi trọc, trong đó những diện tích đã bị trơ sỏi đá và khoảng hơn 1,5 triệu ha mất khả năng sinh sản. Đồi núi trọc không có rừng chiếm gần 12 triệu ha. Nếu kể cả đất và mặt nước đang bị bỏ hoang thì diện tích đất trống, đồi trọc toàn quốc lên tới hơn 13 triệu ha. Ở khu vực đất lâm nghiệp, diện tích đất trống, đồi núi trọc chiếm tỉ lệ đáng lo ngại, đến nay vẫn chưa cổ chuyển biến rõ nét. Bên cạnh đó, những di hại do chiến tranh hoá học của đế quốc Mĩ để lại trong gần 50% diện tích đất trồng trọt, đất lâm nghiệp ở miền Nam cũng là tác nhân gây suy thoái đất. Theo số liệu điều tra, hàng triệu ha đất rừng trước đây bị tác hại của chiến tranh hoá học vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng, một phần rừng trên các diện tích đó không có khả năng tự hồi phục.
Có thể khái quát một số thực trạng đất ở nước ta như sau:
– Việt Nam có vốn đất ít, với chỉ số bình quân đất đai tính theo đầu người rất thấp, chi bằng 1/10 chỉ số đất bình quân đầu người của thế giới, thậm chí có xu hướng ngày càng giảm.
– Đất đai chưa được khai thác đầy đủ. So với tiềm năng, đất nông nghiệp mới chỉ sử dụng khoảng 70%, đất lâm nghiệp 50%. Trong khi đó, tốc độ khai hoang chậm, diện tích đưa vào sử dụng thấp hơn diện tích đất hoang hoá trở lại và chuyên sang mục đích phỉ nông, lâm nghiệp.
– Hiệu quả sử dụng đất thấp, tình trạng ô nhiễm và thoái hoá đất là nghiêm trọng.
– Sự phân bố đất đai và dân cư chưa được điêu tiết hợp lí, dân cư tập trung rất đông ở các khu đô thị lớn, trong khi đó, người dân từ các vùng nông thôn vẫn tiếp tục đổ về thành phổ.
– Ngoài ra, cùng với sự phát triển của việc tăng dân số tự nhiên và quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, nhu cầu về đất cho các mục đích chuyên dùng ngày càng tăng như giao thông, xây dựng nhà ở, thành thị…
Như vậy, đất đang phải chịu nhiều các tác động tiêu cực khác nhau. Với thực trạng đó, chúng ta cần phải tiến hành rất nhiều các giải pháp hữu hiệu để duy trì, tôn tạo và phát triển tài nguyên đất xét dưới góc độ môi trường. Đất có khả năng tự lập lại cân băng hay tự điều chỉnh trước các tác động ngoại cảnh. Tuy nhiên, sự tự điều chỉnh này cũng chỉ có giới hạn nhất định. Nếu tác động ngoại cảnh vượt quá giới hạn đó, hệ sinh thái đất sẽ mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là chúng bị ô nhiễm, giảm độ phì và giảm tính năng sản xuất. Trong khi đó, có rất nhiều các tác nhân xấu đã và đang trực tiếp gây hại tới nguồn tài nguyên này.
2. Những ảnh hưởng từ tự nhiên đối với tài nguyên đất
2.1 Điều kiện địa hình và những biến đổi tự nhiên
Ở Việt Nam, 80% diện tích đất là đồi núi, mạng lưới sồng suối dày đặc, sông ngắn, tiết diện dốc, lượng mưa lại lớn, tập trung 80 – 85% lượng nước mưa khi vào mùa mưa, do đó, xói mòn có điều kiện hoạt động mạnh, ảnh hưởng lớn đến tài nguyên đất. Xói mòn đất ở Việt Nam có thể bắt đầu từ độ dốc trên 3°, trong khi đó có noi độ dốc lên tới 30°. Theo số liệu quan trắc được, nếu tăng độ dốc lên 2 lần thì xói mòn đất có thể tăng tới 4 lần, thậm chí có noi còn cao hơn. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, tỉ lệ tán rừng che ở Việt Nam lại chưa cao nên xói mòn trên đất càng hoạt động mạnh. Mất rừng, một lượng lớn nước mưa không có điều kiện thẳm thấu để tạo thành nguồn nước ngầm bổ sung cho các sông, suối, nên dễ gây ra lũ lụt, hạn hán, tài nguyên nước ngầm suy giảm; mương xói, khe rãnh phát triển mạnh, cân bằng sinh thái bị phá hoại dẫn đến xói mòn đất, đe doạ nghiêm trọng vùng đất dốc khi canh tác nông – lâm nghiệp, ảnh hưởng của địa hình tự nhiên đối với tài nguyên đất ở Việt Nam là nghiêm trọng.
Mặt khác, đất có thể bị thoái hoá do một số nguyên nhân khác như: hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp do khoáng hoá mạnh và xói mòn, hàm lượng dinh dưỡng kém do bị rửa trôi, tầng đất mỏng do xói mòn hoặc cấu trúc đất bị phá vỡ…
Ngoài ra, đất còn có thể chịu ảnh hưởng từ chính sự vận động của tự nhiên như sự hoạt động của núi lửa, nham thạch, hay quá trình hoàn lưu khí quyền như bão, giông, vòi rồng…
2.2 Tác động từ các nguồn tài nguyên khác
Các nguồn tài nguyên và các thành phần môi trường tồn tại trong một chỉnh thể toàn vẹn. Đất là một trong ba thành phần cơ bản của môi trường sống, do đó nó cũng sẽ chịu sự tác động của rất nhiều nguồn tài nguyên và các thành phần môi trường khác. Suy thoái rừng, ô nhiễm nước, cạn kiệt tài nguyên khoáng sản hay giảm sút sản lượng nguồn thuỷ sinh… đều là những sức ép lớn đối với quá trình tự làm sạch của đất.
Sự vận động không tốt của tài nguyên nước là một trong những tác nhân gây hại rất lớn đối với môi trường đất. Quá trình tràn lũ, ngập úng, sự phân bố không đồng đều của dòng chảy trên đất đều làm cho đất bị rửa trôi, bào mòn, thoái hoá, biến chất hoặc bạc màu. Mặt khác, quá trình xâm nhập mặn của nước biển trong mùa khô, quá trình nhiễm phèn và rửa phèn, sự cạn kiệt nước mặt ruộng và hạ thấp mức nước ngầm trong đất dẫn sẽ đến sự hoá phèn mãnh liệt và gây ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến đất.
Mất rừng cũng là một trong những nguyên nhân gây rửa trôi và bào mòn đất nghiêm trọng. Tác động của rửa trôi theo bề mặt và bề sâu làm xói mòn cả lớp đất, trôi các chất dinh dưỡng. Theo số liệu thống kê từ Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hàng năm, Việt Nam có hàng triệu tấn phù sa bị rửa trôi, đổ ra biển. Nếu tính đơn giản là bán 1 tấn phù sa chỉ để lấy 1 USD thôi thì hàng năm chúng ta cũng đã “đổ đỉ” hàng triệu đô la Mĩ. Trong hàng trăm triệu tấn phù sa, có tói hàng chục triệu tấn mùn cùng với rất nhiều đạm, lân, kali… cũng đang trôi ra biển.
3. Những ảnh hưởng từ các hoạt động của con người
3.1 Tác động của nền nông nghiệp hiện đại
Bên cạnh những ảnh hưởng từ tự nhiên đối với tài nguyên đất nêu trên, chất lượng tài nguyên đất tại Việt Nam còn bị ảnh hường từ chính các hoạt động của con người, như hoạt động khai thác khoáng sản, phát triển công – nông – ngư nghiệp, du lịch… trong đó đặc biệt là sự tác động của nền nông nghiệp hiện đại vói những phương thức sản xuất mới đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta.
Tác động đầu tiên phải kể đến là việc tiến hành các hoạt động nông nghiệp theo hướng thiếu bền vững, khai thác đất đai một cách kiệt quệ để trước mắt nhằm thu được sản lượng nông nghiệp ở mức cao nhất mà không tính đến khả năng và quy luật phục hồi chất dinh dưỡng của đất để phục vụ cho mục đích phát triển nông nghiệp lâu dài, bền vững.
Mặt khác, việc xây dựng và thực hiện quy hoạch đồng ruộng chưa được nghiêm ngặt, còn tuỳ tiện. Hệ thống các công trình thuỷ lợi, tưới tiêu chưa thông suốt, hệ thống đê điều còn hạn chế, nhiều công trình bảo vệ đất, chống xói mòn cho từng lô thửa có chất lượng kém, việc kết hợp giao thông, thuỷ lợi chưa tốt đã dẫn đến tình trạng đất bị rửa trôi, bào mòn với tốc độ nhanh chóng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách quá mức cũng là tác động nghiêm trọng cho tài nguyên đất ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, thuốc bảo vệ thực vật là không thể thiếu để thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, bảo vệ các loại cây trồng. Trong vòng 10 năm ttở lại đây, trung bình mỗi năm nước ta sử dụng khoảng gần 5.000 tấn chất hữu cơ diệt sâu bệnh, chuột và cỏ dại, trị giá khoảng gần 50 triệu USD. Đây là sức ép thực sự nặng nề, gây ô nhiễm tài nguyên đất do dư lượng thuốc để lại trong đất là rất cao. Đó là chưa kể đến việc nông dân vẫn đang tiếp tục sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật mà thế giới đã hạn chế hoặc câm do tỉ lệ độc tố cao, gây ô nhiễm đất, nước, không khí và gây hại cho sức khoẻ con người.
Ngoài ra, việc sử dụng các chất điều khiển sinh trưởng để giảm bớt sự thất thoát mùa màng và thuận lợi cho thu hoạch, việc sử dụng các công cụ và kĩ thuật hiện đại, mở rộng mạng lưới tưới tiêu đều có thể gây thoái hoá và ô nhiễm đất, gây mặn hoá hoặc chua phèn, phá huỷ cấu trúc đất…
3.2 Tác động của hoạt động công nghiệp, phế thải công nghiệp và phế thải sinh hoạt
Các loại chất thải công nghiệp và sinh hoạt thường xuyên chứa những yếu tố độc hại ở dạng dung dịch và dạng rắn. Đây là nguồn gây ô nhiễm trầm trọng cho đất. Điều đáng lo ngại là các phế thải công nghiệp thường làm ô nhiễm đất bởi các hoá chất và kim loại nặng. Các ngành công nghiệp đều có nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái đất như công nghiệp dệt, luyện kim đen, luyện than cốc…
Bên cạnh đó, những chất thải rắn sinh hoạt thường có các thành phần rất phức tạp, gây ô nhiễm và thoái hoá đất ở mức độ nghiêm trọng. Sự ô nhiễm đất xuất hiện là do những cách thức đổ bỏ chất thải sinh hoạt mất vệ sinh hoặc sử dụng phân bắc tươi hay bùn thải sinh hoạt bón trực tiếp cho đất – đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
3.3 Các nhân tố khác
Không chỉ chịu ảnh hưởng từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, các loại chất thải công nghiệp hay chất thải sinh hoạt, tài nguyên đất còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố khác như sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá..
Do quá trình tăng dân sô, đồi núi bị khai phá có ý thức và vô ý thức, cùng với tỉ lệ rất cao các hộ gia đình chưa định canh, định cư, nương rẫy vẫn tiếp tục bị khai phá, tình trạng đất bị xói mòn vẫn tiếp tục phát triển, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, năng suất cây trồng trên đất bị giảm sút.
Việc xuất hiện các điểm dân cư với việc xây dựng công nghiệp, tổ chức không gian trong đô thị chưa tương xứng với các tiêu chuẩn sử dụng đất cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm quỹ đất, suy thoái đất nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, đất cũng còn có thể chịu tác động bởi các tác nhân khác nữa như ô nhiễm do nhiệt, ô nhiễm do các tác nhân phóng xạ… Khi nhiệt độ trong đất tăng đáng kể sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến hệ vi sinh vật trong đất, đến sự phân giải chất hữu cơ và trong nhiều trường hợp làm đất chai cóng và mất chất dinh dưỡng. Nhiệt độ trong đất tăng còn làm giảm lượng ôxy, mất cân bằng ôxy trong nước đất.
Mặt khác, nguồn ô nhiễm đất còn có thể bị tạo ra bởi các chất thải phóng xạ của các trung tâm khai thác phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà máy điện nguyên tử, các bệnh viện dùng chất phóng xạ và những vụ thử vũ khí hạt nhân… Sau mỗi vụ thử vũ khí hạt nhân, ngay cả những vùng cách xa trung tâm của vụ thử thì chất phóng xạ trong đất cũng tăng lên ít nhất là 10 lần. Các chất này theo chu trình dinh dưỡng sẽ xâm nhập vào cơ thể người làm thay đổi cấu trúc tế bào, gây ra những bệnh về di truyền, bệnh về máu, bệnh ung thư…
Có thể nói với sự tác động ngày càng mạnh mẽ hơn của con người, đất đã và đang bị thoái hoá và ô nhiễm nghiêm trọng. Do đó, để bảo vệ, tồn tạo, phục hồi và bồi bổ tài nguyên đất, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định hữu hiệu về vấn đề này.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.