[VPLUDVN] Tổ chức đã được cấp giấy phép có thể bị Ngân hàng nhà nước thu hồi giấy phép đã cấp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp giấy phép;
– Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản;
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng hoạt động không đúng nội dung quy định trong giấy phép;
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm ứọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lí của Ngân hàng nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
– Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng trong trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.
Ngân hàng nhà nước quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đã cấp trong các trường hợp trên. Quyết định thu hồi giấy phép được Ngân hàng nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức bị thu hồi giấy phép phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày Quyết định thu hồi giấy phép của Ngân hàng nhà nước có hiệu lực thi hành.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.