Thực thi các công ước về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Việt Nam

1. Việc thực thi các nghĩa vụ cơ bản của Việt Nam theo các công ước quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn

1.1 Các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm thực thi các công ước quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn

Thực hiện nội dung các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật có liên quan. Mặc dù hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường Việt Nam tuy chưa đề cập trực tiếp đến việc hạn chế những tác động tiêu cực gây biến đổi khí hậu cũng như những tác nhân gây suy giảm tầng ôzôn nhưng cũng đã chuyển tài được một số nội dung cơ bản có liên quan.

Liên quan trực tiếp đến biến đổi khí hậu, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động thi hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Trong kế hoạch này Việt Nam đã nêu ra ba giai đoạn: ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn.

Về kế hoạch ngắn hạn 2001-2005: Mục tiêu đặt ra cho kế hoạch ngắn hạn là càn củng cố năng lực thực hiện của các đơn vị đầu mối, nâng cao nhận thức giáo dục cộng đồng, thực hiện và hoàn thành các nội dung nghiên cứu, xác định chính xác các dự án, các phương án công nghệ có hiệu quả và có tiềm năng giảm khí nhà kính lớn nhất. Trong kế hoạch này, các lĩnh vực dễ bị tổn hại nhất cần phải được xác định. Những biện pháp công nghệ và các dự án ngắn hạn sẽ được thực hiện song song. Để làm được đỉều đó, các quy định, chính sách, thể chế cho các hoạt động biến đổi khí hậu kết hợp với các hoạt động kinh tế cần phải được chú trọng ban hành.

Về kế hoạch trung hạn 2006-2020: Do đã có một thời gian (ngắn hạn) để tiếp cận với việc thực thi kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu nến ở giai đoạn này, các hoạt động kiểm toán về hiệu quả kinh tế và giảm nhẹ khí nhà kính sẽ được đẩy mạnh. Các phương án sử dụng nguồn năng lượng mới “thiện hữu với môi ttường” sẽ được nêu ra và thực hiện qua các dự án. Trong kế hoạch này, các dự án công nghệ giảm khí nhà kính trung hạn, các dự án ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng sẽ được thực hiện.

Về kế hoạch dài hạn: Giai đoạn này chính là lúc mà hiệu quả cùa kế hoạch ngắn hạn và trung hạn đã được thấy rất rõ. Mục tiêu đật ra của kế hoạch dài hạn là cần tổ chức triển khai thực hiện các dự án về công nghệ có hiệu suất cao và giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp cũng như các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh việc xây dựng Kế hoạch hành động thi hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, tháng 11/1002, Việt Nam cũng đã gửi thông báo quốc gia đầu tiên của Việt Nam về biến đổi khí hậu cho Liên hiệp quốc và đang nghiên cứu Chiến lược quốc gia Việt Nam về cơ chế phát triển sạch. Neu như những công việc này tiếp tục được thực hiện với quyết tâm cao, chúng ta có quyền hy vọng một triển vọng tốt đẹp về thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu trong tiến trình hội nhập.

Đồng thời, chương trình quốc gia về bảo vệ tầng ôzôn cũng đã được thông qua và thực hiện một cách có hiệu quả. Nhờ có các chương trình và chiến lược quan trọng này, việc thực hiện các dự án từ năm 1995 của Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn những công nghệ có các chất phá hủy tầng ôzôn và kiểm soát khí nhà kính một cách có hiệu quả. Cho đến nay, hơn 40% các chất phá hủy tầng ôzôn ở Việt Nam đã được loại trừ.

Ngoài các quy định pháp luật hên quan đến tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường nhằm hạn chế tốc độ biến đổi khí hậu và những nguyên nhân gây suy giảm tàng ôzôn, Nhà nước còn ban hành các quy định về việc giảm phát thải các chất độc hại gây suy giảm tầng ôzôn và biến đổi khí hậu.

1.2 Một số chủ thể có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện các công ước quốc tể về bảo vệ tầng ôzôn và biến đổi khí hậu

Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và bào vệ tầng ôzôn cũng chính là hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường. Ngoài các cơ quan có thẩm quyền chung như Chính phủ và uỷ ban nhân dân, hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn bao gồm:

– Bộ tài nguyên và môi trường: Được thành lập từ tháng 8/2002, Bộ thực hiện việc thống nhất quản lí nhà nước về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn trong phạm vi cả nước, chịu ttách nhiệm về tổ chức và chỉ đạo các hoạt động này trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình.

Trung tâm khí tượng thủy văn: Là cơ quan trực thuộc Bộ tài nguyên và môi trường giúp Bộ tài nguyên và môi trường trong việc thực hiện phần lớn những nhiệm vụ quan trọng về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn. Trên cơ sở Quyết định số 15/2003/QĐ-CP ngày 9/01/2003 về nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm khí tượng thủy văn, Trung tâm khí tượng thủy văn là mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn.

Văn phòng ôzôn, sau đổi thành Văn phòng công ước quốc tế (nay là Vụ hợp tác quốc tế) được thành lập từ ngày 2/2/1996 là cơ quan thường trực giúp Trung tâm khí tượng thủy văn trong việc điều phối các hoạt động liên quan đến việc thực thi các Công ước quốc tế; kiến nghị ban hành các văn bản có liên quan về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn; tổ chức nghiên cứu khoa học, cung cấp các thông tin quan trọng, tuyên truyền giáo dục về nâng cao nhận thức công chúng cũng như phối hợp thực hiện chức năng quản lí nhà nước chuyên môn về bảo vệ tầng K ôzôn và hạn chế biến đổi khí hậu.

Trực thuộc Bộ tài nguyên và môi trường còn có Vụ khí tượng thủy văn. Vụ Khí tượng thủy văn có chức năng giúp Bộ trưởng quản lí nhà nước về lĩnh vực biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn trong phạm vi cả nước.

– Sở tài nguyên và môi trường: Là cơ quan có thẩm quyền chuyên môn trên phạm vi địa phương. Sở tài nguyên và môi trường (trước đây là sở khoa học công nghệ và môi trường) chịu trách nhiệm trước uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lí liên quan đến biến đổi khí hậu ưong phạm vi địa phương.

– Một số các cơ quan liên quan được thành lập theo yêu cầu: Ngoài các cơ quan nêu trên, Đội công tác quốc gia về biên đổi khí hậu, Đội chuyên gia kĩ thuật trong nước thực hiện các dự án về biến đổi khí hậu, Ban chỉ đạo thực hiện nghiên cứu chiến lược quốc gia về cơ chế phát triển sạch… là những cơ quan giúp việc rất đắc lực cho Chính phủ trong việc ra những quyết định quan trọng hạn chế những tác nhân gây biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực này là Đội công tác quốc gia về biến đổi khí hậu. Được thành lập từ tháng 6/1994, Đội có nhiệm vụ xây dựng Chương trình quốc gia về biến đổi khí hậu, đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các dự án liên quan đến công ước khí hậu ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Đội công tác quốc gia về biến đổi khí hậu, Đội chuyên gia kĩ thuật trong nước thực hiện các dự án về biến đổi khí hậu, Ban chỉ đạo thực hiện nghiên cứu chiến lược quốc gia về cơ chế phát triển sạch được thành lập lại với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, như Bộ tài nguyên và môi trường (Trung tâm khí tượng thủy văn, Vụ hợp tác quốc tế…), Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ công thương, Bộ giao thông vận tải, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ ngoại giao, Bộ tài chính, Bộ y tế, Bộ tư pháp, Liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật Việt Nam…

2. Việc thực thỉ các nghĩa vụ cơ bẳn của Việt Nam theo các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển

2.1 Các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm thực thi các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển

Nhằm thực thi các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển, Việt Nam đã ban hành nhiều các quy định pháp luật nhăm hạn chế tình trạng ô nhiễm biển Việt Nam. Ngay từ khi thực hiện chính sách đổi mới, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đã được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý chung về môi trường cũng như trong các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động quản lí biển.

+ Cơ sở pháp lý

Trong Chiến lược bảo vệ môi trường lần thứ nhất 1986-2000 và Chiến lược bảo vệ môi trường lần thứ hai 2001-2010, môi trường biển đều rất được quan tâm. Đặc biệt, trong Chiến lược bảo vệ môi trường lần thứ hai 2001-2010, vấn đề bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chiến lược này đã được kết hợp, lồng ghép chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế biển theo quan đỉểm sử dụng tổng hợp, hợp lí đi đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trường biển ven bờ. Bên cạnh các chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường, Việt Nam còn đưa ra Chương trình quốc gia về Quy hoạch những khu bảo tồn biển. Cuối năm 2000, đề án quy hoạch “Hệ thống các khu bảo tồn biển Việt Nam” đo Bộ thuỷ sản phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng đã được Chính phủ thông qua. Theo đó, 15 khu bảo tồn biển sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2001-2010.

Mặt khác, sau sự cố tràn dầu Leela tại cảng Quy Nhơn năm 1989, các cố gắng đầu tiên về xây dựng một Kê hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu đã được xúc tiến. Nhưng phải đến 29/8/2001, Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố ttàn dầu đầu tiên của Việt Nam mới được Chính phủ phê duyệt, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác phòng ngừa và ứng phó với sự cố tràn dầu ở Việt Nam. Ngoài ra, các chính sách và kế hoạch cho nghề cá, chương trình quốc gia về bảo tồn và quản lí đất ngập nước cũng được phê duyệt nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên biển.

Có thể nói, hàng loạt các văn bản pháp luật có liên quan đã được ban hành đều chú trọng đến việc thực thi các công ước quốc tể về bảo vệ môi trường biển như Bộ luật hàng hải Việt Nam 30/6/1990, Luật dầu khí sửa đổi, bổ sung ngày 9/6/2000, Quyết định số 41/TTg ban hành Quy chế quản lí an toàn trong các hoạt động dầu khí, Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 29/8/2001 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố ttàn dầu giai đoạn 2001-2010, Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 9/6/1999 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Nghị định số 39/1998/NĐ-CP ngày 10/6/1998 về Xử lý tài sản chìm đắm ở biển, Nghị định số 92/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hài, Thông tư 2592/Mtg ngày 12/11/1996 của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường về kiểm soát ô nhiễm biển do tàu thuyền và phương tiện vận chuyển đường sông, Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 về quản lí tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã có một chương về bảo vệ môi trường biển và hải đảo (từ Điều 49 đến Điều 51).

* Một số quy định cụ thể:

Một trong những quy định pháp luật có liên quan trực tiếp đến bào vệ môi trường biển là tiêu chuẩn môi trường (nay gọi là Quy chuẩn kĩ thuật môi trường). Ở Việt Nam, từ năm 1995, Bộ tiêu chuẩn môi trường chung liên quan đến môi trường biển đã được ban hành trong quyết định của Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ và môi trường số 229/QĐ/TDC ngày 25/3/1995, trong đó có cả các tiêu chuẩn về yêu cầu chung bảo vệ nước mặt và nước ngầm khỏi ô nhiễm do dầu và các sản phẩm của dầu… Các tiêu chuẩn này bao gồm hai loại chính là tiêu chuẩn về chất lượng nước và tiêu chuẩn thải. Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 quy định chi tiết việc thí hành Luật dầu khí sửa đổi đã có quy định: “Tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động dầu khí phải áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn, môi trường, kĩ thuật và công nghệ có liên quan… Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn Việt Nam, các tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí được áp dụng các điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên tham gia hoặc kí kết”. Ban hành quy định này, Chính phủ Việt Nam buộc các tổ chức cá nhân muốn tiến hành hoạt động dầu khí cần phải tuân thủ một trong số các quy định về tiêu chuẩn môi trường, giữ gìn và bảo vệ môi trường biển trước các hoạt động có nguy cơ gây hại cho môi trường.

Như tất cả các quốc gia nằm trên bờ biển Đông khác, Việt Nam có nghĩa vụ hợp tác ngăn ngừa và hạn chế mọi nguồn ô nhiễm ở biển Đông. Việt Nam đã hoà nhập thành công với nhận thức chung của thế giới về bảo vệ môi trường biển. Tính phù hợp giữa các quy phạm pháp luật môi trường Việt Nam với các quy định trong các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển ngày càng rõ nét. Việt Nam thừa nhận tính ưu tiên của các quy định trong các công ước quốc tế về môi trường mà Chính phủ Việt Nam kí kết và tham gia trước các quy định của pháp luật quốc gia trong giải quyết các tranh chấp cụ thể về bảo vệ môi trường biển. Trong đó, nổi bật là một số nội dung cơ bản như:

– Triển khai mạnh mẽ công tác điều tra cơ bản biển và thềm lục địa;

– Chống việc huỷ hoại các hệ sinh thái tự nhiên, nhất là các hệ sinh thái cửa sông, ven biển;

– Ngăn chặn ô nhiễm không khí, nước, đất ảnh hưởng đến tài nguyên biển do các nguyên nhân sinh hoạt và sản xuất;

– Coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển là nguyên tắc chủ đạo trong bảo vệ tài nguyên biển, kết hợp Xử lý ô nhiễm với cải thiện môi trường biển và bảo tồn thiên nhiên.

Đặc biệt, vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu và bảo hiểm cũng được đề cập theo pháp luật Việt Nam nhằm thực thi các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển. Theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, bên gây ô nhiễm môi trường biển, gây thiệt hại cho các tổ chức cá nhân khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mặc dù ô nhiễm do dầu chiếm một tỉ lệ không lớn trong số các nguồn gây ô nhiễm biển nhưng do tính chất độc hại cao, khả năng tự phân huỷ thấp, tính chất nghiêm trọng của sự cố lớn nên Việt Nam rất chú trọng đến việc hạn chế, ngăn ngừa và Xử lý khắc phục hậu quả của loại ô nhiễm đặc thù này. Trong Xử lý các hậu quả ttàn dầu, việc trang trải các chi phí làm sạch và bồi thường thiệt hại chiếm một tài lực lớn. Để tổ chức giải quyết vấn đề này một cách hợp lí, bảo đảm quyền lợi của người bị hại đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ cho bên gây thiệt hại, pháp luật thường yêu cầu các tổ chức cá nhân có các hoạt động có khả năng gây ô nhiễm môi trường biển phải mua bảo hiểm. Họ cũng có thể đóng góp xây dựng Quỹ dự phòng cho các sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường biển.

Bên cạnh đó, liên quan đến bảo hiểm ttách nhiệm dân sự tàu thuyền, để bảo đảm bồi thường đủ và kịp thời cho bên bị hại, các tàu thuyền chở dầu, chế phẩm từ dầu hoặc các chất nguy hiểm và độc hại đều phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Bộ luật hàng hải quy định nghĩa vụ các chủ tàu phải mua bảo hiểm hàng hải. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể áp dụng cho các chi phí tổn thất chung, các hiểm hoạ có thể gây ra tổn thất cho đối tượng bảo hiểm hàng hải trên toàn bộ hành trình vận chuyển. Bên cạnh việc mua bảo hiểm, các chủ tàu có thể lập “Quỹ bồi thường” để thoả mãn các khiếu nại trong trường hợp sổ tiền bồi thường vượt quá mức giới hạn trách nhiệm dân sự do luật định.

Theo Quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chê biến dầu khí và các hoạt động có liên quan ngày 10/4/1998 quy định tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí khi gây ra suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, ngoài việc chịu phạt, phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam. Họ phải ttả các chi phí làm sạch môi trường, khắc phục sự cố môi trường cho bất kì tổ chức cá nhân nào đã thực hiện công việc khắc phục và làm sạch đó. Họ cũng phải thực hiện đền bù kịp thời cho các tổ chức cá nhân về những thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và các sự cố môi trường biển do mình gây ra và về chi phí đã bỏ ra để khôi phục môi trường biển đó.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn có các quy định cụ thể về việc phân công trách nhiệm ứng phó sự cố ttàn dầu, tràn hoá chất gây ô nhiễm môi trường biển; về việc tổ chức ngăn ngừa, khắc phục sự cố tràn dầu, tràn hoá chất độc hại làm bẩn biển và đòi bồi thường ô nhiễm nhằm thực thi các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển.

2.2 Một số chủ thể có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển

Ngoài các cơ quan có thẩm quyền chung như Chính phủ và uỷ ban nhân dân nhăm thực thi các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển còn có các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn. Các cơ quan này không được lập ra để chuyên về bảo vệ môi trường biển mà nó thực hiện các chức năng quản lí nhà nước về bào vệ môi trường nói chung, trong đó có bảo vệ môi trường biển. Có thể kể đến một số cơ quan có thẩm quyền chuyên môn cụ thể sau đây:

– Bộ tài nguyên và môi trường: Thực hiện chức năng quản lí nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước.

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Bộ tài nguyên và môi trường đã thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ cho ba đơn vị liên quan tới bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường biển nói riêng là Tổng cục bảo vệ môi trường, Vụ môi trường và Vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là Tổng cục biển và hài đảo.

Tổng cục biển và hải đảo: Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Tổng cục biển và hải đảo được quy định tại Quyết định số 116/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam trực thuộc Bộ tài nguyên và môi trường.

– Tại các địa phương, sở tài nguyên và môi trường là cơ quan chức năng ở địa phương, giúp uỷ ban nhân dân tỉnh điều phối thống nhất các hoạt động liên quan đến tài nguyên và môi trường nói chung, đến việc bảo vệ môi trường biển nói riêng đồng thời sở cũng trực thuộc sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ tài nguyên và môi trường.

– Bên cạnh Bộ tài nguyên và môi trường, các bộ, ngành chính có hoạt động sử dụng biển và liên quan đến bảo vệ môi trường biển là: Bộ quốc phòng (Bộ tư lệnh hải quân, bộ đội biên phòng và cảnh sát biển), Bộ ngoại giao, Bộ công an, Bộ giao thông vận tải, Bộ công thương, Bộ xây dựng, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính (Tổng cục hải quan), Bộ bưu chính viễn thông…

– Một sổ các cơ quan liên quan khác: Nhăm bảo vệ tài nguyên biển và môi trường biển cũng như nhằm thực thi các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển, Việt Nam còn có một số các tiểu ban, ban chỉ đạo và uỷ ban khác như sau:

+ Tiểu ban nghiên cứu thềm lục địa Việt Nam: Được thành lập theo Quyết định số 205/CT ngày 28/5/1984, Tiểu ban nghiên cứu thềm lục địa Việt Nam có chức năng giúp Hội đồng Bộ trưởng (khi đó) chỉ đạo thống nhất việc phân định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và khai thác nguồn tài nguyên biển và thềm lục địa, phục vụ cho phát triển kinh tế, mở rộng sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực có liên quan đến biển và đại dương. Tiểu ban nghiên cứu thềm lục địa Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên trong việc vận động xây dựng Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu.

+ Ban chỉ đạo nhà nước về biển Đông và hải đảo: được thành lập theo Quyết định số 398/TTg ngày 5/8/1993, Ban chỉ đạo nhà nước về biển Đông và hải đảo có chức năng giúp Chính phủ hoạch định chiến lược quốc gia trên biển, nghiên cứu đề xuất các quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các biện pháp nhằm chỉ đạo đẩy mạnh phát ttiển kinh tế biển đỉ đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển và hải đảo.

Tại một số địa phương, để giúp uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác quản lí biển, Ban chỉ đạo biển – đảo địa phương được thành lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo nhà nước về biển Đông và hải đảo tại địa phương. Một trong những chức năng quan trọng của Ban chỉ đạo biển – đảo địa phương là phối hợp hoạt động của các ngành trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển và sử dụng biển bền vững trong phạm vi địa phương.

Mô hình này là cơ chế tạm thời, đang trong quá trình hoàn thiện, còn ở hình thức kiêm nhiệm, thiếu chuyên môn hoá, công việc chồng chéo trong khi khu vực quản lí rộng, mức độ công việc phức tạp, nặng nề. Đây được coi là bước đi thử nghiêm đầu tiên trong việc hình thành một tổ chức hành chính đủ mạnh điều hành giải quyết các vấn đề tổng thể của phát triển biển, ưong đó có bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững.

+ Ưỷ ban quốc gia về tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển: Đây là một tổ chức liên ngành khác trên biển được thành lập theo Quyết định số 780/TTg ngày 23/10/1996. Uỷ ban chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tìm kiếm – cứu nạn người và phương tiện (tàu bay, tàu thuyên, thiết bị dầu khí) bị lâm nạn trên không, trên biển và vùng trách nhiệm tiếp giáp giữa Việt Nam với các nước; theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các bộ ngành, địa phương thực hiện các quy định của nhà nước và của Uỷ ban trong việc tìm kiếm – cứu nạn và đặc biệt là giải quyết các hậu quả tai nạn trên không và trên biển. Chức năng quan trọng của Uỷ ban là phối hợp các hành động của các bộ ngành, các địa phương nhằm ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn xảy ra, giải quyết hậu quả các vụ tai nạn theo pháp luật và các quy định hiện hành. Với chức năng này, Uỷ ban là cơ quan xây dựng Ke hoạch quốc gia phòng chống sự cố tràn dầu và là bên điều phối chính chống sự cố tràn dầu nhằm bảo vệ môi trường biển.

2.3 Thực thi nghĩa vụ cơ bản của Việt Nam theo Công ước kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới và việc tiêu huỷ chứng

Kiểm soát có hiệu quả hoạt động sản sinh, vận chuyển (bao gồm cả vận chuyển xuyên biên giới), lưu giữ và Xử lý chất thải là một trong những mục tiêu của pháp luật môi trường của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Từ trước khi tham gia Công ước Basel (13/3/1995), Việt Nam đã xây dựng nhũng quy định về quản lí chất thải trong hệ thống các văn bản pháp luật môi trường như, Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Mặc dù vậy, các quy định này phù hợp vói tinh thần và nội dung của Công ước Basel. Từ khi ttở thành thành viên của Công ước Basel, Việt Nam thực hiện triển khai những hoạt động khác nhau nhằm thực thi các nghĩa vụ của mình như sau:

– Với khoản 9 Điều 7 Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Việt Nam nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khâu các chất thải dưới mọi hình thức song tại Điều 76 Luật này quy định Thủ tướng Chính phủ có quyền ban hành danh mục các loại phế liệu, được phép nhập vào Việt Nam làm nguyên liệu. Trong trường hợp nhập khẩu phế liệu, theo quy định của Công ước Baseỉ, tổ chức, cá nhân (Việt Nam) không cho phép nhập khẩu phế thải từ các quốc gia không tham gia Công ước. Khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân phải chứng minh được quá trình sử dụng không ảnh hưởng tới môi trường, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải có các biện pháp giảm ảnh hưởng tới môi trường trong vận chuyển như: đóng gói, dán nhãn và phải có giấy tờ kèm theo.

– Sau khi tham gia Công ước, Việt Nam đã xây dựng các quy định nhằm quản lí có hiệu quả chất thải. Ngoài những quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 1993, Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2014, nội dung quản lí chất thải còn được quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thi hành. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản sinh ra chất thải, lưu giữ, vận chuyên, Xử lý chất thải và ttách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc giám sát các hoạt này được quy định tương đối rõ ràng trong văn bản pháp luật này.

Để thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Công ước Baseỉ, ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lí chất thải, Việt Nam còn triển khai đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động quản lí chất thải, xây dựng các cơ sở Xử lý chất thải, đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác quản lí chất thải.

– Việc phối hợp kiểm soát chặt chẽ (kể cả trong nước và quốc tế) hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chất thải là công việc khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát mà Việt Nam thực hiện tương đối tốt.

– Cục môi trường thuộc Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (nay là Tổng cục môi trường thuộc Bộ tài nguyên và môi trường) đảm nhiệm chức năng cơ quan có thẩm quyền Việt Nam của Công ước Basel và là đỉểm đầu mối thực hiện Công ước Basel ở Việt Nam. Trong thời gian qua, cơ quan này thường xuyên trao đổi thông tin, văn bản với Ban thư kí Công ưởc về các lĩnh vực xây dựng các văn bản pháp luật nhằm thực hiện Công ước ví dụ như Nghị định thư về trách nhiệm và bồi thường, Hướng dẫn kĩ thuật về Xử lý các chất thải y tế, các hướng dẫn kĩ thuật Xử lý các loại chất thải có nguồn gốc dầu mỏ, chất thải chứa PCB, chất thải là ắc quy, chì, axít, chất thải lốp ô tô, chất thải từ phá dỡ tàu biển.

Mặc dù Việt Nam đã xây dựng đầy đù hệ thống cơ quan kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu (cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng, cơ quan tài nguyên và môi trường) vói chức năng quyền hạn cụ thể nhưng, theo các phương tiện thông tin đại chúng (Báo thanh niên, Báo tiền phong, Báo lao động), thời gian gần đây phế thải cố chứa chẩt thải độc hại cũng như chất thải độc hại được nhập ồ ạt vào Việt Nam, cả hợp pháp và bất hợp pháp mỗi ngày hàng nghìn tân.

Hàng năm, trong nguồn ngân sách được cấp, Cục môi trường trước đây, nay là Tổng cục môi trường dành một khoản kinh phí cho việc đóng niên liễm Công ước, tham gia các cuộc họp hàng năm của Công ước. Hàng năm Cục bảo vệ môi trường đều cử cán bộ tham gia các cuộc họp của các nhóm công tác về pháp lý và kĩ thuật của Công ước nhằm tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn kĩ thuật, trao đổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực hiện Công ước. Việt Nam, thông qua hoạt động của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc chế độ thông báo tin tức theo quy định củạ Công ước.

– Việc xác định trách nhiệm hành chính và ưách nhiệm hình sự trong pháp luật Việt Nam đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu chất thải bất hợp pháp là phù hợp với quy định của Công ước. Trách nhiệm hành chính áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quàn lí chất thải, về xuất khẩu, nhập khẩu chất thải được quy định tại Nghị định số của Chính phủ sổ 155/2016/NĐ-CP quy định về Xử lý vi phạm hành chính ưong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với những hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng của cá nhân theo quy địch của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *