– Phát hiện di sản văn hoá trong lòng đất, dưới biển mà không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt;

– Trộm cắp, chiếm giữ di sản văn hoá bất hợp pháp;

– Xây dựng các công trình, trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh trái phép hoặc không đúng nội dung của giấy phép;

– Lấn chiếm, sử dụng trái phép hoặc huỷ hoại di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh;

– Có hành vi làm hư hại di sản hoặc ảnh hưởng tới giá trị của di sản;

– Xuất khẩu trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Xử lý hành vi vi phạm pháp luật di sản văn hoá là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật di sản văn hoá. Việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật di sản văn hoá ngoài việc phải căn cứ vào tính chất của hành vỉ vi phạm, nhân thân của của người cố hành vi vi phạm còn phải căn cứ vào đặc thừ của hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Các di sản văn hoá mang trong mình những giá trị về văn hoá, khoa học, giáo dục, thẩm mĩ và nhân văn. Vì vậy, các hậu quả do hành vi vi phạm gây ra không chỉ bao hàm hậu quả về vật chất thuần tuý. Việc đánh giá mức độ thiệt hạn, từ đó án dụng trách nhiệm pháp lý phù hợp, cần xem xét đay đủ các tác động, ảnh hưởng của hành vi vi phạm tới các giá trị này.

– Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm hành chính được áp dụng khi hành vi vi phạm pháp luật di sản văn hoá chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi áp dụng trách nhiệm hành chính, cần căn cứ và nguyên tắc chung của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và những quy định cụ thể của Nghị định của Chính phủ số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Các quy định này là cơ sở pháp lý để Xử lý hành chính những hành vi vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hoá như hành vi xây dựng, trùng tu, tôn tạo trái phép tại các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; có hành vi làm ảnh hưởng tới giá trị của di tích; khai quật cổ vật trái phép; phát hiện cổ vật mà không khai bảo, cố tình chiếm đoạt; xuất khẩu cố vật trái phép; trộm cắp làm hư hại di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia…

Tuy nhiên, các quy định này cũng làm phát sinh những vấn đề cần được xem xét, giải quyết cả về lí luận và thực tiễn:

+ Các quy định này sử dụng thuật ngữ “di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh” mà không phân biệt di tích đã được xếp hạng hay chưa được xếp hạng. Với những di tích chưa được xếp hạng, các giá trị về văn hoá, khoa học, nhân văn… chưa được thẩm định về mặt pháp lý và từ đó có thể phát sinh nhũng tranh luận về nhũng giá trị này. Vì vậy, các “di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh” được đề cập trong các văn bản này là những di tích đã được xếp hạng. Những hành vi vi phạm tương ứng được thực hiện trong các khu vực di tích chưa được xếp hạng bị Xử lý theo các quy định khác của pháp luật.

Ví dụ: Hành vi lấn chiếm đất di tích đã được xếp hạng bị Xử lý theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá. Hàng vi lấn chiếm đất di tích chưa được xếp hạng bị Xử lý theo quy định về Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

+ Điều 34 Nghị định của Chính phủ số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá được áp dụng Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng. Theo quy định hiện hành, bảo tàng bao gồm bảo tàng Nhà nước, bảo tàng của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và bảo tàng tư nhân. Như vậy, quy định này không áp dụng đối với hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng tư nhân, nếu hành vi này do chủ sử hữu bảo tàng tư nhân thực hiện.

– Trách nhiệm kỉ luật

Trách nhiệm kỉ luật là biện pháp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm kỉ luật, vi phạm các quy tắc và nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị áp dụng các biện pháp thuộc trách nhiệm kỉ luật như: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc.

– Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự xuất hiện khi tổ chức, cá nhân chiếm giữ, sử dụng bất hợp pháp di sạn hoặc gây thiệt hại, làm ảnh hưởng tới giá frị của di sản văn hoá. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp di sản văn hoá có quyền yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, trả lại di sản. Trong trường hợp người có hành vi vi phạm không tự nguyện chất dứt hành vi vi phạm và tự nguyện trả lại di sản thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm, trả lại di sản. Trong trường hợp người có hành vi vi phạm gây thiệt hại tới di sàn, chủ sở hữu di sản có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự.

– Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật di sản văn hoá. Trách nhiệm này được quy định rải rác trong các chương khác nhau của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi 2009 và bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật di sản văn hoá gây hậu quả nghiêm trọng cho di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh được quy định tại Điều 272 Bộ luật hình sự năm 1999. Đây là quy định chuyên biệt duy nhất áp dụng trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá.

Bộ luật hình sự nhìn nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và các vật phẩm thuộc di tích lịch sử như là tài sản và có giá trị vật chất. Bộ luật hình sự không có những quy định riêng nhằm mục đích bảo vệ những giá trị phi vật chất như giá trị văn hoá, khoa học, lịch sử… của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và các vật phẩm thuộc di tích lịch sử. Vì vậy, khi xuất hiện những hành vi xâm hại nghiêm trọng tới di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và các vật phẩm thuộc di tích lịch sử buộc phải căn cứ vào loại hành vi vi phạm để xác định tội danh cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự.

Ví dụ: Điều 153 – Tội buôn lậu áp dụng cho hành vi buôn lậu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và các vật phẩm thuộc di tích lịch sử; Điều 154 – Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới áp dụng cho hành vi vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và các vật phẩm thuộc di tích lịch sử qua biên giới. Tương tự, áp dụng các tội phạm xâm hại quyền sở hữu (Chương XIV: Các tội xâm hại quyền sở hữu) trong trường hợp xâm hại tới di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và các vật phẩm thuộc di tích lịch sử.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.