1. Khái niệm
Môi trường là một khái niệm có nội hàm rộng. Môi trường gồm toàn bộ những điều kiện tự nhiên và xã hội. Tại khoản 1 điều 3 luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt nam thông qua ngày 29-11-2005 (sửa đổi). Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đén đời sống sản xuất và sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật.
Còn Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt nam là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt nam gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hộ liên quan trức tiếp đến hoạt động khai thác, quản lí và bảo vệ các yếu tố môi trường.Các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành theo các trình tự thủ tục nhất định là nguồn chính của pháp luật bảo vệ môi trường.Có các văn bản như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật khoáng sản năm 2010,Luật thuế tài nguyên năm 2010…….
2. Đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường
Pháp luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác, quản lí, bảo vệ môi trường.Qua đó, ta thấy pháp luật bảo vệ môi trường có những đặc điểm nổi bật sau đây:
Thứ nhất, Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt nam ra đời muộn hơn so với các lĩnh vực pháp luật khác.Có thể nói trong hệ thống pháp luật Việt nam thì pháp luật bảo vệ môi trường là lĩnh vực mới nhất. Nguyên nhân là do vấn đề môi trường mới thực sự đặt ra những thách thức khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới tới nay. Trong thời gian sau đó thì vấn đề môi trường ngày càng trở nên trầm trọng: sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất……Vì vậy mà vấn đề bảo vệ môi trường đã được đưa ra và thực hiện phổ biến.
Thứ hai pháp luật bảo vệ môi trường có sự phát triển nhanh chóng và ngày càng hoàn thiện hơn. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã mang lại những thành tựu to lớn cho đất nước tuy nhiên nó cũng đặt ra cho nước ta những vấn đề to lớn về môi trường và sự pháp triển bền vững.
Thứ ba pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lí nhà nước về môi trường và nhiều lĩnh vực pháp luật khác của việt nam. Hoạt động môi trường là hướng tới bảo vệ những lợi ích của nhà nước cộng đồng và xã hội. Nhà nước là chủ thể thay mặt nhân dân quản lí bảo vệ những lợi ích chung của cộng đồng.
Thứ tư pháp luật bảo vệ môi trường chịu sự điều chỉnh của công ước quốc tế về môi trường. Đây là một đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường hiện nay của nước ta. Do tính thống nhất của môi trường, các yếu tố, thành phần môi trường của Việt nam vừa là đối tượng tác động của pháp luật trong nước vừa là đối tượng tác động của các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt nam đã là thành viên.Vì vậy pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt nam cũng được xây dựng hài hòa với các điều ước quốc tế về môi trường và chịu sự tác động của các thành viên đó.
3. Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường
Thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội đòi hỏi phải có các chuẩn mực trong mọi hành vi ứng xử, giao tiếp cho mọi thành viên trong xã hội tuân theo. Những văn bản quy định những nguyên tắc như vậy người ta gọi là văn bản quy phạm pháp luật, được nhà nước đảm bảo cho nó được thực hiện. Các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường cũng chính là những quy tắc xử sự chung nằm trong khuôn khổ pháp luật.
Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật bảo vệ Việt nam, pháp luật bảo vệ môi trường cũng có các vai trò của phap luật nói chung và cũng có những vai trò riêng của nó. Đó là pháp trong luật quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lí cho việc quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, là cơ sở pháp lí cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, và là cơ sở pháp lí cho công tác bảo vệ môi trường. Nó được thể hiện như sau:
Thứ nhất là pháp luật trong quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lí quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Có thể thấy pháp luật bảo vệ môi trường có một vai trò quan trọng đối với lĩnh vực môi trường.Hệ thống cơ quan quản lí môi trường nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và được tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương.
Thứ hai là, pháp luật trong quản lí nhà nước đối với lĩnh vực môi trường là cơ sở pháp lí quy định hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vức bảo vệ môi trường.
Thứ ba là pháp luật trong quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lí cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và sử lí các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường.Việc thanh tra, giám sát được thực hiện thường xuyên , định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, còn xử lí vi phạm được áp dụng cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hay cố tình vi phạm các quy định nhà nước trong lĩnh vực môi trường.
Thứ tư, pháp luật trong quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lí cho xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành các cơ quan thực hiện theo đó để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Có thể thấy, pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay có vai trò hết sức quan trọng. Nó thể hiện được sự quan tâm của nhà nước tới vấn đề môi trường ngày càng được nâng cao.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.