Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát nguồn nước

[VPLUDVN] Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực chủ thể thực hiện, xâm hại các quan hệ pháp luật về khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, gây ô nhiễm, suy thoái nước.

1. Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước

Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước có thể do nhiều tổ chức, cá nhân gây ra nhưng các cơ sở sản xuất kinh doanh thường chiếm một tỉ lệ vi phạm lớn. Các vi phạm này thường dẫn tói hậu quả là gây ô nhiễm hoặc suy thoái nguồn nước. Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước rất đa dạng song phổ biến là hành vi vi phạm sau:

– Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép.

– Xả, thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép hoặc gây ô nhiễm nước.

– Đổ chất thải trong vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quá trình Xử lý vi phạm pháp luật tài nguyên nước bao gồm các biện pháp chấm dứt hành vi vi phạm kịp thòi thực hiện các biện pháp khôi phục, bảo vệ trữ lượng, chất lượng nguồn nước, hạn chế tới mức tối đa tình trạng lây lan ô nhiễm do tính vận động liên tục của nước đồng thời Xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng trách nhiệm hành chính, hình sự hay dân sự.

2. Trách nhiệm pháp lý đôi với vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước

Các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị Xử lý dưới các dạng trách nhiệm pháp lý như: hành chính, hình sự, dân sự.

Trách nhiệm hành chính: Áp dụng với những hành vi vi phạm các quy định quản lí nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mội trường, Nghị định số 33/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, thì phải bị Xử lý vi phạm hành chính.

+ Trách nhiệm hình sự: Áp dụng đối với các cá nhân (hoặc pháp nhân thương mại) có các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại 235, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) – tội gây ô nhiễm môi trường.

+Trách nhiệm dân sự: Được thực hiện theo các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 cũng như Luật tài nguyên nước. Trách nhiệm dân sự áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, thể hiện ở hai khía cạnh: chịu mọi chi phí khôi phục hiện trạng môi trường nước, bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do có hành vi vi phạm của mình gây ra.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *