Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng

1. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính về kiểm soát suy thoái rừng

Trong kiểm soát suy thoái rừng, các hành vi vi phạm hành chính được thực hiện dưới các dạng sau:

– Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng, về kiểm soát suy thoái rừng. Đây là nhóm các hành vi do các tổ chức, cá nhân thực hiện trái với các quy tắc quản lí nhà nước mà hậu quả của chúng gây suy thoái rừng như: Hành vi vi phạm quy định quản lí nhà nước về chế biến gỗ và lâm sản; hành vỉ vi phạm thủ tục trình kiểm lâm sản; hành vi xả rác, chất thải bừa bãi trong rừng; hành vi mang vào rừng chất dễ nổ, dễ cháy, ném, xà tàn lửa vào rừng; phá hoại cành quan tự nhiên của rừng đặc dụng…

– Vi phạm các quy định về phòng chống suy thoái rừng. Đây là những hành vi vi phạm mà hậu quả của nó có thể gây ra một số sự cố làm suy giảm cả về số lượng và chất lượng rừng như: Hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; hành vi vi phạm các quy định về phòng trừ sâu bệnh hại rừng; hành vi chăn thả trái phép gia súc vào rừng…

– Vi phạm các quy định về bảo vệ động, thực vật rừng. Đây là nhóm các hành vi mà các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện mà hậu quả của nó là làm tổn hại đến các giống loài, nguồn gen động, thực vật rừng như: hành vi vi phạm các quy định về quản lí, bảo vệ động vạt hoang dã; hành vi vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản…

– Vi phạm các quy định về khai thác rừng. Đây là những hành vi do các tổ chức, cá nhân thực hiện không theo đúng quy trình quy phạm khai thác, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng rừng, như: Hành vi vi phạm các quy định về thiết kế và khai thác rừng; hành vi vi phạm các quy định về khai thác gỗ; hành vi vi phạm các quy định về khai thác củi và các lâm sản khác…

Tuỳ theo mức độ vi phạm hành chính, các tổ chức, cá nhân có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép (giấy phép khai thác lâm sản, giấy phép sử dụng súng săn, giấy phép vận chuyển động vật hoang dã thông thường…), tịch thu lâm sản, tịch thu phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng; cấm đảm nhiệm công tác thiết kế khai thác rừng đến hai năm; thu hồi đãng kỉ kinh doanh buộc chịu chi phí chữa cháy rừng… Mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm. Thẩm quyền Xử lý các hành vi vi phạm này được trao cho lực lượng kiểm lâm (bao gồm các kiểm lâm viên, trạm trưởng trạm kiểm lâm, hạt trưởng hạt kiểm lâm, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm hoặc cục trưởng cục kiểm lâm); chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp; quản lí thị trường; bộ đội biên phòng; công an nhân dân… theo khung xử phạt mà pháp luật đã quy định. Vấn đề này được quy định chi tiết tại Nghị định của Chính phủ số 157/2013/ND-CP ngày 11/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính toong lĩnh vực quản lí rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lí lâm sản và Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lí rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lí lâm sản.

2. Xử lý các hành vi phạm tội gây suy thoái rừng

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có hai tội danh được quy định trực tiếp cho lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Đó là:

Điều 243. Tội hủy hoại rừng

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Cây ttồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);

d) Rừng đậc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA ttị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Diện tích rừng hoặc ttị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2);

đ) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

e) Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);

g) Rừng đậc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2);

h) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

i) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá tử 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) ttở lên;

b) Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vuông (m2) trở lên;

c) Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) ttở lên;

d) Rừng đậc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) ttở lên;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản ưị giá 200.000.000 đồng trở lên trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng tíở lên; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm HA trị giá 200.000.000 đồng ưở lên. .

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một sô lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Điều 244. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

1. Người nào vi phạm quy định về bào vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I B hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;

c) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;

d) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I B hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc té các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại diêm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;

đ) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lóp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lóp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này;

e) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách ròi sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản ỉ Điều này;

b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 cá thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến 15 cá thể lóp chim, bò sát hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

c) Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ;

d) Ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

g) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

h) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

i) Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách ròi sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trờ lên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

c) Từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 03 cá thể voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu, hố trở lên;

d) Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khôi lượng 09 kilôgam trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đên 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đính chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Ngoài trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự nêu trên, các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm về kiểm soát suy thoái rừng còn có thể phải chịu trách nhiệm dân sự trong trường hợp có thiệt hại do hành vi của họ gây ra.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *