Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sinh

[VPLUDVN] Bảo vệ nguồn lợi thủy sinh thông qua quy định của pháp pháp luật luôn là một trong những giải pháp trọng tâm, mang lại hiệu quả cao nhất. Bài viết phân tích hành vi xâm phạm nguồn lợi thủy sinh và quy định pháp luật về xử lý hành vi này, cụ thể:

1. Những hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu về bảo vệ nguồn thủy sinh

Trên thực tế, các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh thường diễn ra dưới các dạng chủ yếu sau đây:

– Phá hoại môi trường sống của các loài thuỷ sinh: Các chủ thể thường có hành vi xả thải trái phép vào môi trường nước nơi sinh sống của các loài thuỷ sinh, hoặc phá dỡ, xây các công trình ở các vùng nước làm thay đổi nơi cư trú và sinh trưởng của các giống loài thuỷ sinh…

– Vi phạm về bảo vệ các loài thuỷ sinh: Các chủ thể tiến hành khai thác thuỷ sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép, tại khu vực câm hoặc trong thời gian cấm khai thác làm ảnh hưởng đến các giống loài thuỷ sinh…

– Khai thác trái phép: Các chủ thể đặt các loại ngư cụ để khai thác thuỷ sản không được phép của các cơ quan có thẩm quyền, sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, sử dụng các công cụ huỷ diệt hàng loạt để khai thác…

– Vi phạm về nuôi trồng và phòng ngừa dịch bệnh cho thuỷ sinh: Các chủ thể sử dụng các loại thức ăn, thuốc và hoá chất thuộc danh mục hạn chế sử dụng không theo quy định của pháp luật; không thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh bắt buộc theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền; Đổ, thải các loại thuốc, hoá chất hoặc thức ăn nuôi trồng thuỷ sinh quá hạn hoặc bị cấm sử dụng…

– Vi phạm về sản xuất, bán các loại thức ăn, thuốc và hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỳ sinh: Các chủ thể không đầm bảo chất lượng hàng hoá theo quy định của pháp luật, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng kí kinh doanh theo quy định, bán các loại sản phàm dùng trong nuôi trồng các loại thuỷ sinh đã quá hạn…

– Vi phạm các quy định về chế biến, vận chuyển hoặc đưa ra thị trường các loài thuỷ sinh trái phép…

2. Các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm

Chủ thể thực hiện các hành vỉ vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh thông thường phải chịu hai loại trách nhiệm pháp lý cơ bản là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể khi họ vi phạm hành chính liên quan đến việc kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh. Tuy nhiên, trách nhiệm hành chính sẽ được áp dụng cho các chủ thể vi phạm ngay khi chưa có hậu quả xảy ra hoặc không phụ thuộc vào việc họ đã gây thiệt hại hay chưa. Một số văn bàn cụ thể quy định về vấn đề này là: Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định của Chính phủ số 103/2013/NĐ-CP quy định về Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, Nghị định của Chính phủ số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường…

Mức phạt tiền cao nhất có thể được áp dụng đối với các hành vi vi phạm là 1 tỉ đồng đối với cá nhân và 2 tỉ đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, các chủ thể còn có thể phải chịu các biện pháp khác như bị tước quyền sử dụng giấy phép có liên quan, bị tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường, buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình hạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra…

Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với các chủ thể khi họ phạm các tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 Theo đó, không có một tội danh riêng truy cứu đối vói các chủ thể phạm tội liên quan đến kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh. Tuy nhiên, tại Chương xvii, có một số điều luật có thể truy cứu đối vói các chủ thể này, đó là các tội: Tội gây ô nhiễm môi trường, và Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản.

Ngoài trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự nêu trên, các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh có thể còn phải chịu trách nhiệm dân sự trong trường hợp có thiệt hại do hành vi của họ gây ra.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *