Xử phạt vi phạm tài nguyên đất

1. Cơ quan quản lý tài nguyên đất tại Việt Nam

Các cơ quan có thẩm quyền chung về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất bao gồm Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp.

Chính phủ thống nhất việc quản lí chung về đất đai và kiểm soát suy thoái tài nguyên đất trong phạm vi cả nước. Chính phủ sẽ quyết định chính sách cụ thể về bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường đất; chỉ đạo tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường đất ở các khu vực trọng điểm; kiểm soát ô nhiễm, ứng cứu và khắc phục sự cố môi trường đất.

Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lí nhà nước về đất đai trong phạm vi địa phương. Uỷ ban nhân dân các cấp sẽ quyết định việc thực hiện các chính sách về bảo vệ, cải thiện tài nguyên đất của các cơ quan cấp trên, khắc phục sự cố môi trường đất trong phạm vi địa phương.

Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và Xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về bảo vệ và cải tạo đất, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất tại địa phương.

Các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn bao gồm:

– Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện chức năng quản lí nhà nước về tài nguyên đất ở trung ương, trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác về bảo vệ tài nguyên đất; chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tta về tài nguyên đất trong phạm vi cả nước. Bộ tài nguyên và môi trường thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tổ cáo, chống tiêu cục và Xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên đất trong cả nước, thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên đất…

– Tổng cục quản lí đất đai Bộ tài nguyên và môi trường. Đây là cơ quan giúp Bộ tài nguyên và môi trường thực hiện chức năng quản lí nhà nước về chuyên môn đối với tài nguyên đất trong phạm vi cả nước.

– Sở tài nguyên và môi trường là cơ quan quản lí nhà nước về tài nguyên đất ở cấp tỉnh, thành phô trực thuộc trung ương.

– Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và các bộ ngành khác có liên quan như Bộ công an, Bộ quốc phòng… và các cơ quan khác chịu trách nhiệm phối hợp cùng Bộ tài nguyên và môi trường thực hiện chức năng chuyên môn về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất.

– Liên quan đến kiểm soát suy thoái tài nguyên đất, thực hiện chức năng thanh tra về bảo vệ và cải tạo đất, thanh ưa kiểm tra những vi phạm pháp luật về tài nguyên đất còn có lực lượng thanh ưa đất đai. Đây là tổ chức thanh tra chuyên ngành về tài nguyên đất. Thanh tra về tài nguyên đất được tổ chức thống nhất trong cả nước, thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất của người sử dụng đất và các chủ thể khác.

2. Những hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu về bảo vệ tài nguyên đất

Trên thực tế, các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất thường diễn ra dưới các dạng chủ yếu sau đây:

– Chôn vùi, thải vào đất các chất thải, chất độc hại, chất thải phóng xạ chưa qua Xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép vào tài nguyên đất;

– Sử dụng các chế phẩm vi sinh, sử dụng phân bón hoá học, các loại hoá chất, thuốc bão vệ thực vật ưong canh tác nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất;

– Sử dụng những biện pháp bảo vệ thực vật có khả năng gây nguy hiểm cho người, cho sinh vật có ích, huỷ hoại môi trường đất;

– Sản xuất, gia công, buôn bán các loại thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, hạn chế sử dụng tại Việt Nam gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất;

– Huỷ hoại đất. Các chủ thể thường làm biến dạng địa hình, gây ô nhiễm đất; làm mất hoặc làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái các quy định về quản lí và bảo vệ tài nguyên đất

3. Các loại trách nhiệm pháp lý cư bản đối với các hành vi vi phạm

Theo quy định của pháp luật, người nào lấn chiếm đất đai, không sử dụng đất hoặc sử dụng không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, huỷ hoại đất, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ trước Nhà nước hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về đất và bảo vệ môi trường đất thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà Xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất thông thường phải chịu hai loại trách nhiệm pháp lý cơ bản là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể khi họ vi phạm hành chính liên quan đến việc kiểm soát suy thoái tài nguyên đất. Tuy nhiên, trách nhiệm hành chính sẽ được áp dụng cho các chủ thể vi phạm ngay khi chưa có hậu quả xảy ra, hoặc không phụ thuộc vào việc họ đã gây thiệt hại hay chưa. Một số văn bản cụ thể quy định về vấn đề này là: Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định của Chính phủ số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định của Chính phủ số 114/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định của Chính phủ số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường…

Mức phạt tiền cao nhất có thể được áp dụng đối với các hành vi vi phạm là 1 tỉ đồng đối với cá nhân và 2 tỉ đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, các chủ thể còn có thể phải chịu các biện pháp khác như bị tước quyền sử dụng Giấy phép có liên quan, bị tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm tài nguyên đất, buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm, thu hồi đất, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đất do hành vi vi phạm gây ra…

Theo quy định của pháp luật, các tổ chức, cá nhân bị xử phạt phải thi hành ngay quyết định xử phạt kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt 5 ngày, các tổ chức bị xử phạt phải xác định lỗi của người trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong khi thi hành phận sự được giao để truy cứu trách nhiệm kỉ luật, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm dân sự.

Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với các chủ thể khi họ phạm các tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ngoài trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự nêu trên, các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất có thể còn phải chịu trách nhiệm dân sự trong trường hợp có thiệt hại do hành vi của họ gây ra. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị Xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường thiệt hại theo mức thiệt hại thực tế.

Mặt khác, theo quy định của pháp luật, đối với người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái vói các quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, thu hồi hoặc chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thiếu trách nhiệm trong quản lí để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên đất, gây ô nhiễm và suy thoái đất hoặc có các hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất, đến quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà Xử lý kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *