[VPLUDVN] Luật hôn nhân và gia đình là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
1. Quy định chung của pháp luật hôn nhân
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và tỉa đình, trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam; điều chỉnh các quan hệ phát sinh do các sự kiện kết hôn, li hôn, nuôi con nuôi, sinh đẻ, giám hộ, cấp dưỡng; điều chỉnh các quan hệ nhân thân và các quan hệ tài sản phát sinh giữa „ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau và giữa các thành viên gia đình; quy định việc xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
Luật hôn nhân và gia đình năm 200 là Đạo luật chứa đựng hệ thống các quy phạm pháp luật quy định và điều chỉnh các quan hệ pháp lí liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình được Quốc hội nước ` Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X, kì họp thứ 7 thông qua ngày 09.6.2000 và có hiệu lực kể từ ngày 01.01.2001. Luật này thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài năm 1993.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được ban hành nhằm đề cao hơn nữa vai trò của gia đình trong đời sống xã hội: giữ gìn, phát huy truyền thống và những giá trị, những phong tục, tập quán tốt đẹp, lành mạnh, thuỷ chung trong hôn nhân và gia đình của dân tộc Việt Nam, xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; đề cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
Nhiệm vụ của Luật hôn nhân và gia đình là nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình là chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 gồm 12 Chương, 110 điều với những nội dung cơ bản sau: những quy định chung; kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; quan hệ giữa cha, mẹ với con, giữa ông bà
nội, ông bà ngoại với cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình; vấn đề cấp dưỡng; việc xác định cha, mẹ, con; chế độ con nuôi; giám hộ giữa các thành viên trong gia đình; vấn đề ly hôn; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; xử lí vi phạm; điều khoản thi hành.
Trong điều kiện kinh tế – xã hội như hiện nay, những biến động xã hội đã tác động đến cơ cấu, chức năng, vai trò của gia đình. Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình chung của các gia đình, quan hệ hôn nhân vẫn là quan hệ nền tảng, trên cơ sở đó thiết kế đời sống gia đình. Hôn nhân là quan hệ giữa các đôi nam nữ (quan hệ tính giao) được xã hội công nhận dưới nhiều hình thức. Sự công nhận của chính quyền về mặt pháp lí; của gia đình, họ hàng, bạn bè dưới hình thức nghi lễ theo phong tục, tập quán, tôn giáo của địa phương là rất quan trọng.
Điều 64 Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001 ghi rõ: “Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là sự kế thừa và phát triển các chế định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và trước đó, của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay, nhằm thiết lập, bảo vệ và hướng tới sự văn minh, tiến bộ, bảo đảm hạnh phúc trong hôn nhân và gia đình; là cơ sở pháp lí vững chắc để loại bỏ những hiện tượng vi phạm trong quan hệ hôn nhân như tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lấy vợ lẽ, tình trạng đánh vợ, hành hạ con cái, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái, bố mẹ già…
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có tốt thị xã hội mới tốt. Ngược lại, xã hội tốt là một bảo đảm cho gia đình tốt. Chính vì hiểu rõ và đánh giá đúng vai trò, trách nhiệm của gia đình, Nhà nước ta đã hết sức chú trọng động viên và giúp đỡ việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hanh phúc; xây dựng các quan hệ hoà thuận, tốt đẹp nữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái,…. Nhiều quy định của Luật hôn nhân và gia đình và các đạo luật khác như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật lao động… đã có tác dụng tạo điều kiện cho các gia đình làm ăn sinh sống dễ dàng hơn, cũng như quy định rõ trách nhiệm, quyền, lợi ích của vợ chồng, cha mẹ, con cái; những điều ngăn cấm và quy định về xử phạt các hành vi vi phạm.
Xác định vị trí của Luật hôn nhân và gia đình trong đời sống của xã hội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1959, phát biểu trước Quốc hội nhân dịp Quốc hội thông qua Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của xã hội ta, đã nhấn mạnh: Luật hôn nhân và gia đình có quan hệ mật thiết đến mọi người dân trong nước, đến cả nòi giống Việt Nam ta. Đạo luật ấy làm cho gái trai thật sự bình quyền, gia đình thật sự hạnh phúc. Toàn thể đồng bào ta đều nhiệt liệt hoan nghênh đạo luật chí tình chí lí ấy.
2. Luật hôn nhân gia đình là gì ?
2.1 Khái niệm về luật hôn nhân gia đình
Tìm hiểu khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 với 3 ý nghĩa:
– Với ý nghĩa là một môn học: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là hệ thống khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tính lý luận về pháp luật hôn nhân và gia đình Và thực tiễn áp dụng, thi hành pháp luật hôn nhân và gia đình.
– Với ý nghĩa là một văn bản pháp luật cụ thể: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là văn bản pháp luật trong đó có chứa đựng các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
– Với ý nghĩa là một ngành luật: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm các quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa những thành viên trong gia đình.
2.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhăn và gia đình Việt Nam
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là các quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa những người thân thích ruột thịt khác.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình có các đặc điểm sau:
– Quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong các quan hệ hôn nhân và gia đình.
– Yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là đặc điểm cơ bản trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
– Quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình gắn liền với nhân thân mỗi chủ thể, không thể chuyển giao cho người khác được.
– Quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hôn nhân và gia đình tồn tại lâu dài, bền vững.
– Quyền và nghĩa vụ tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình không mang tính chất đền bù, ngang giá.
2..3 Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những biện pháp, cách thức tác động của các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tới các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình phù hợp với ý chí của Nhà nước.
Xuất phát từ đậc điểm của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là quan hệ giữa các chủ thể gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nên Luật Hôn nhân và gia đình có phương pháp điều chỉnh linh hoạt và mềm dẻo. Hầu hết các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình không quy định biện pháp chế tài.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình có các đặc điểm sau:
– Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn tương ứng với nhau. Đồng thời, các chù thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình vừa có quyền, vừa phải thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, trong các điều luật luôn quy định các chủ thể có “quyền và nghĩa vụ”.
– Các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.
– Các chủ thể không được phép bằng sự tự thỏa thuận để làm thay đổi những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định.
– Các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình gắn bó mật thiết với các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán và lẽ sống trong xã hội.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.