Tình thế cấp thiết là gì? Điều kiện áp dụng tình thế cấp thiết? Cho ví dụ ?

[VPLUDVN] Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi Ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải hành động gây ra thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

1. Khái niệm về tình thế cấp thiết

“Tình thế cấp thiết là tình thể của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thể cấp thiết không phải là tội phạm”. (Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

Chế định tình thế cấp thiết được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lí, khuyến khích mọi người có hành động có ích, phù hợp với yêu cầu của xã hội khi đứng trước thực tế một thiệt hại đang xảy ra hoặc đang bị đe dọa xảy ra ngay. Cũng như phòng vệ chính đáng, hành động trong tình thế cấp thiết là quyền của mỗi cá nhân. Để hướng mọi người thực hiện đúng quyền này của mình, Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy đỉnh rõ cơ sở, nội dung và phạm vi của quyền hành động trong tình thế cấp thiết.

2. Đặc điểm của tình thế cấp thiết:

Khi tình thế cấp thiết xảy ra thì hành vi được thực hiện và bối cảnh thực hiện có những dấu hiệu sau:

Hành vi được thực hiện gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa mà không còn cách nào khác. Lợi ích ở đây có thể là thiệt hại về tài sản, về sức khoẻ, tính mạng của con người, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia…..

Hành vi được thực hiện trong khi tình thế cấp thiết xảy ra là quyền của công dân vừa nghĩa vụ pháp lý. Nhận thức được tình thế xảy ra, người thực hiện hành vi khi có tình thế cấp thiết vì họ muốn tránh những thiệt hại thực tế sẽ xảy ra với cá nhân, cơ quan , tổ chức, Nhà nước với trách nhiệm của một người công dân nên đã thực hiện hành vi này. Việc làm đó không chỉ có ý nghĩa với nhà nước, cơ quan, tổ chức, và người khác mà còn ý nghĩa đối với chính bản thân của một người công dân, một nhân tố cấu thành lên xã hội. Để đảm bảo xây dựng một xã hội tốt đẹp, thì việc nâng cao ý thức trách nhiệm từ chính bản thân mỗi công dân là một yếu tố vô cùng quan trọng, vì vậy nhà nước, tổ chức chính quyền địa phương nên tổ chức các buổi phổ biến chính sách pháp luật, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Người dân có thể nắm được chủ yếu tinh thần, định hướng quy định của pháp luật để có hiểu và áp dụng.

Việc gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp này là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích hợp pháp khác: ngoài lựa chọn là gây thiệt hại khi có tình thế cấp thiết xảy ra thì không còn cách nào khác để có thể ngăn chặn, hạn chế, bảo vệ được lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, nhà nước khi sự việc xảy ra. Đây vừa là lựa chọn và sự đánh giá của bản thân dựa trên bối cảnh xảy ra, cùng với sự am hiểu quy định của pháp luật để áp dụng một cách chinhs xác, hợp pháp, hợp hiến. Hành vi thực hiện dưới một mức độ vừa đủ không kéo theo trách nhiệm của bản thân khi thực hiện hành vi này. Yêu cầu đặt ra là người thực hiện phải có phán đoán chính xác, nhanh nhạy, ….

Bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của mình và người khác: hành vi thực hiện khi có tình thế cấp thiết đem lại những giá trị, lợi ích to lớn hơn không chỉ về mặt tình thần mà còn cả về mặt vật chất cho những cá nhân, cơ quan, tổ chức và nhà nước. Đánh giá cao tinh thần và thái độ của người thực hiện hành vi, cách thực hiện quyết đoán, kịp thời, đúng và chuẩn về mức độ. Đó là kết quả mong muốn đạt được và mục đích quy định của điều luật..

Người thực hiện hành vi trong khi tình thế cấp thiết xảy ra không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa và ngược lại: Đây là giới hạn, mức độ mà pháp luật đặt ra cho người thực hiện hành vi, nếu đảm bảo đúng giới hạn này, thì quy phạm mới đạt được mục đích của người làm luật muốn hướng đến.

3. Quy định chung về tình thế cấp thiết

Theo luật hình sự Việt Nam, tình thế cấp thiết là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Do vậy, gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

Tình thế cấp thiết đòi hỏi có các dấu hiệu sau:

1) Phải có sự nguy hiểm thực tế đang gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại nhất định cho những lợi ích được pháp luật bảo vệ. Sự nguy hiểm đó có thể bắt nguồn từ người, từ con vật, từ sức mạnh tự nhiên, từ những sự cố kĩ thuật vv.;

2) Việc gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm vì trong tình thế đó không còn cách nào khác;

3) Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Với việc xác định hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm luật hình sự cho phép và sự khuyến khích công dân cần biết lựa chọn và chấp nhận việc gây ra thiệt hại nhỏ hơn để bảo vệ các lợi ích chính đáng lớn hơn trong những trường hợp cần thiết.

Trong trường hợp người trong tình thế cấp thiết đã gây thiệt hại rõ ràng là quá đáng thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vị gây thiệt hại đó nhưng được giảm nhẹ trách nhiệm hình Sự. Đây là trường hợp vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết. Vì xét động cơ phạm tội cũng như hoàn cảnh phạm tội cho thấy động cơ phạm tội của chủ thể là muốn ngăn chặn sự nguy hiểm, bảo vệ lợi ích hợp pháp đang bị xâm hại. Sự bất hợp pháp trong hành vi của chủ thể chỉ ở chỗ đã Vượt ra khỏi phạm vi được phép. Nhưng sự vượt quá này rõ ràng là do hoàn cảnh chi phối.

4. Điều kiện của tình thế cấp thiết

4.1 Cơ sở phát sinh quyền hành động trong tình thế cấp thiết

Mỗi người có quyền được hành động trong tình thế cấp thiết khi có thiệt hại đang bị đe doạ xảy ra ngay. Thiệt hại này không đòi hỏi phải do hành vi của con người gây ra, như ở trường hợp phòng vệ chính đáng, mà có thể do các nguồn khác nhau. Có thể do con vật, do thiên tai, do những trục trặc kĩ thuật V.V..

Với trách nhiệm của người dân, đòi hỏi mỗi người đứng trước thực tế như vậy cần phải có biện pháp ngăn ngừa, kể cà biện pháp phải gây ra thiệt hại khác. Tuy nhiên, biện pháp gây thiệt hại để ngăn ngừa thiệt hại chỉ phù hợp với lợi ích xã hội và do vậy được coi là hợp pháp, khi không còn biện pháp khác (biện pháp không gây thiệt hại). Đây là điểm khác so với phòng vệ chính đáng. Hành vi chống ttả trong phòng vệ chính đáng thực chất là hành vi trực tiếp chổng hành vi phạm tội cũng như hành vi vi phạm pháp luật và do vậy là cần thiết ttong mọi trường hợp. Trong tình thế cấp thiết, lợi ích bị gây thiệt hại và lợi ích cần bảo vệ đều là lợi ích hợp pháp. Do vậy, khi còn biện pháp khác không gây thiệt hại mà vẫn có thể bảo vệ được lợi ích đang bị đe dọa thì việc gây thiệt hại là không cần thiết và hành động trong tình thế cấp thiết cũng không được đặt ra. Như vậy, quyền được hành động trong tình thế cấp thiết chỉ phát sinh khi chỉ còn biện pháp phải gây thiệt hại để trách thiệt hại đang bị đe dọa xảy ra ngay. Nếu mệt người đã nhầm tưởng có cơ sở này mà trên thực tế không có và đã hành động trong tình thế cấp thiết thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết như trường hợp sai lầm.

4.2 Nội dung và phạm vi của quyền hành động trong tình thế cấp thiết

Khi có cơ sở được hành động ttong tình thế cấp thiết, người hành động được phép gây thiệt hại mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về việc gây thiệt hại này khi thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại bị đe dọa gây ra. Việc gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp để bảo vệ lợi ích hợp pháp khác chỉ có ý nghĩa khi thiệt hại cần ngăn ngừa lớn hơn. Sẽ là vô nghĩa khi ngăn ngừa một thiệt hại bằng cách gây ra thiệt hại khác bằng hoặc lớn hơn.

Sự so sánh hai thiệt hại này được xét cả về tính chất và mức độ của thiệt hại. Thông thường, thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết là thiệt hại về tài sản.(1)

Như vậy, khi có cơ sở được hành động trong tình thế cấp thiết, mỗi người đều có thể được phép gây thiệt hại nhỏ hơn để ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn.

5. Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

Khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

“Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Đây là trường hợp chủ thể có cơ sở để được hành động trong tình thế cấp thiết nhưng đã vượt quá phạm vi cho phép. Theo khoản 1 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người hành động trong tình thế cấp thiết chỉ được phép gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Điều đó có nghĩa khi thiệt hại gây ra không nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì không còn là trường hợp tình thế cấp thiết. Tuy nhiên, do sự so sánh hai loại thiệt hại trong tình thế cấp thiết là vấn đề không đơn giản, dễ dàng và điều này càng khó khăn hơn đối với người đang đứng trước sự đe dọa gây thiệt hại mà phải lựa chọn biện pháp ngăn chặn sự đe dọa đó. Do vậy, luật hình sự Việt Nam chỉ coi việc gây thiệt hại là không hợp pháp khi thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu… và chủ thể có lỗi đổi với việc vượt quá đó. Trường hợp này tuy phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng được giảm nhẹ vì tính chất của động cơ và vì hoàn cảnh phạm tội. Thể hiện điều này, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *