Các quan hệ có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể

Các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến Quan hệ lao động

Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

Có rất nhiều quan hệ được phái sinh hoặc liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động cũng được điều chỉnh tại Bộ luật lao động và các luật liên quan. Cụ thể:

Quan hệ việc làm

Là quan hệ xã hội được sắp lập để giải quyết và bảo đảm việc làm cho người lao động. Trong đó, nhà nước đóng vai trò quan trọng, với tư cách người quản lý phải thay mặt cho toán xã hội định hướng thị trường lao động phát triển như dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động …

Bên cạnh đó cúng cần tính đến các quan hệ chủ yếu hình thành trong lĩnh vực làm việc :

– Nhà nước với công dân, tổ chức trong xác lập, thực hiện chính xác việc làm.

– Các trung tâm giới thiệu việc làm với người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.

– Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trong giải quyết đảm bảo việc làm theo cam kết các bên và quy định trong pháp luật lao động.

Quan hệ an toàn, vệ sinh lao động

Pháp luật về An toàn vệ sinh lao động là hệ thống cá quy phạm pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.

Hệ thống Quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của nước ta hiện nay hết sức đa dạng, phong phú với thang giá trị quy phạm khác nhau. Tuy nhiên, các quy định trong Bộ luật lao động mới chỉ thiết lập các nguyên tắc cơ bản về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động mà chưa giải quyết toàn diện các quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực này.

– Chủ thể của quan hệ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

+ Nhóm chủ thể quản lý nhà nước

+ Nhóm chủ thể là người lao động bao gồm cả lao động ở khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động

+ Nhóm chủ thể là người sử dụng lao động gồm các thành phần kinh tế khác nhau;…

– Các nguyên tắc cơ bản của Luật an toàn vệ sinh lao động

+ Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất theo pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

+ Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động phải được thực hiện trong suốt quá trình lao động; Ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại.

Giáo dục nghề nghiệp cho người lao động

Quan hệ giáo dục nghề nghiệp là những quan hệ xã hội hình thành giữa người học nghề và cơ sở giáo dục nghề nghiệp với mục đích nâng cao kiến thức nghề hoặc đạt trình độ nhất định. Quan hệ giáo dục nghề nghiệp có thể là một quan hệ độc lập, cũng có thể là một quan hệ phụ thuộc quan hệ lao động. Quan hệ này có thể được thực hiện trước khi thiết lập hoặc trong quá trình thực hiện quan hệ lao động.

Vì vậy, pháp luật lao động chỉ điều chỉnh quan hệ học nghề trong phạm vi liên quan đến quan hệ lao động cụ thể đã được xác định chứ không phải mối quan hệ nghề trong xã hội

Quan hệ giữa tập thể lao động hoặc tổ chức đại diện của họ với người sử dụng lao động

– Quan hệ này nhằm giải quyết hài hòa lợi ích các bên trên cơ sở thỏa thuận nhưng không trái pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động trong quan hệ lao động, là một trong những quan hệ liên quan đến quan hệ lao động do pháp luật lao động điều chỉnh.

Ở nước ta, công đoàn là một tổ chức chính trị – xã hội tham gia vào quan hệ này với tư cách là người đại diện cho tập thể Người lao động, thay mặt Người lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động sản xuất, lao động và đời sống, kiểm tra giám sát việc thực hiện luật pháp hoặc quan hệ với Người sử dụng lao động để giải quyết những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động như: việc làm, tiền lương, thưởng, điều kiện lao động, đình công,…

Quan hệ bồi thường thiệt hại trong lao động

– Là sự bồi thường thiệt hại bằng vật chất có sự vi phạm của chủ thể này gây thiệt hại cho chủ thể kia về tài sản hay sức khỏe xảy ra trong quá trình lao động và do luật pháp điều chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại vật chất liên quan đến Quan hệ lao động. Nó chỉ phát sinh trên cơ sở các bên đã thiết lập quan hệ lao động theo pháp luật.

– Việc xác định này có ý nghĩa thực tế quan trọng, nhất là khi tranh chấp.

Quan hệ bảo hiểm xã hội

– Là quan hệ hình thành trong quá trình đóng góp, tạo lập quỹ và chi trả  bảo hiểm xã hội với tư các là quan hệ liên quan đến Quan hệ lao động. Trong phạm vi luật lao động chủ yếu quan tâm đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể ( Nhà nước, Người sử dụng lao động, Người lao động) trong việc hình thành nguồn tài chính (quỹ bảo hiểm xã hội) và trong việc chi trả, thực hiện khi có sự kiện pháp lý khi có  bảo hiểm xã hội phát sinh.

Quan hệ giải quyết tranh chấp lao động

– Là mối quan hệ giữa chủ thể có tranh chấp lao động với cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại tranh chấp, tính chất, phạm vi của tranh chấp mà hệ thống các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động có thể khác nhau.

Quan hệ đình công và giải quyết đình công

Đình công là một hiện tượng có tính phổ biến trong thị trường lao động khi có sự xung đột về lợi ích giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động mà sau khi đã qua thủ tục theo luật định nhưng các yêu cầu của họ không được người sử dụng lao động chấp nhận.

Nhằm đạt được những yêu cầu về quyền và lợi ích của mình, tập thể lao động thường sử dụng biện pháp gây sức ép về kinh tế là đình công. Trong và sau khi kết thúc cuộc đình công, các bên đều có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Quan hệ giải quyết đình công là quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết định công với tập thể lao động hoặc người đại diện của họ và người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết cuộc đình công.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *