100 Câu trắc nghiệm Luật so sánh theo chương (có đáp án)

Chương I: Khái quát chung về luật so sánh

1.Tại Việt Nam, thuật ngữ chính thức sử dụng đặt tên cho môn học là

  1. Luật so sánh
  2. Luật học so sánh
  3. So sánh luật
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A.Luật so sánh

Thuật ngữ chính thức sử dụng đặt tên cho môn học này tại hai trường đại học luật lớn nhất tại Việt Nam là ĐH Luật Hà Nội và ĐH Luật Tp.HCM đều là “Luật so sánh” (tiếng Anh là Comparative Law và tiếng Pháp là Droit Comparé).

2.Hiện trên thế giới vẫn đang tồn tại các tên gọi môn học khác nhau nhưng trong tiếng Đức, thuật ngữ được sử dụng là:

  1. luật so sánh
  2. luật học so sánh
  3. so sánh luật
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C.so sánh luật

Hiện trên thế giới vẫn đang tồn tại các tên gọi môn học khác nhau: “luật so sánh – Comparative Law”, “luật học so sánh – Comparative Jurisprudence” trong tiếng Anh; hay “so sánh luật – Rechtsvergleichung” trong tiếng Đức…

3.Theo Michael Bogdan thì thuật ngữ “luật so sánh” đã được hình thành từ…

  1. Từ trước công nguyên
  2. Từ rất lâu
  3. Từ sau cách mạng tháng 10 Nga
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Từ rất lâu.

Theo Michael Bogdan thì thuật ngữ “luật so sánh” đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử và nó đã và đang được sử dụng một cách hợp pháp trong các tài liệu để chỉ tên các khoa học.

4.Sự tồn tại các tên gọi môn học khác nhau là do

  1. sự khác biệt về vị trí, tính ứng dụng của lĩnh vực này tại các quốc gia
  2. đây là thuật ngữ còn đang gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu khoa học pháp lý trên thế giới
  3. Cả hai đáp án trên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B.đây là thuật ngữ còn đang gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu khoa học pháp lý trên thế giới

Sự tồn tại các tên gọi môn học khác nhau (“luật so sánh – Comparative Law”, “luật học so sánh – Comparative Jurisprudence” trong tiếng Anh hay “so sánh luật – Rechtsvergleichung” trong tiếng Đức…) không phải do sự khác biệt về vị trí, tính ứng dụng của lĩnh vực này tại các quốc gia mà là do đây là thuật ngữ còn đang gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu khoa học pháp lý trên thế giới.

5.Luật so sánh có các phương pháp nghiên cứu riêng biệt là:

  1. phương pháp so sánh lịch sử
  2. phương pháp so sánh quy phạm (so sánh văn bản) và so sánh chức năng.
  3. Cả hai đáp án trên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Cả hai đáp án trên

6.Luật so sánh là ngành khoa học pháp lý có

  1. phạm vi rõ ràng
  2. đối tượng mang tính ổn định
  3. Cả hai đáp án đều sai
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Cả hai đáp án đều sai

Luật so sánh là ngành khoa học pháp lý cộng sinh không hề có phạm vi, ranh giới rõ ràng.

7.Luật so sánh

  1. là luật thực định
  2. một ngành khoa học pháp lý độc lập
  3. ngành khoa học pháp lý cộng sinh
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. ngành khoa học pháp lý cộng sinh. Luật so sánh là ngành khoa học pháp lý cộng sinh chứ không phải là 1 ngành khoa pháp lý độc lập.

8.Mục đích của so sánh pháp luật là sử dụng chính những kết quả nghiên cứu pháp luật để:

  1. tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật đó
  2. để cho thấy ưu điểm của pháp luật quốc gia
  3. để tìm ra hệ thống pháp luật ưu việt nhất
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật đó

Mục đích của so sánh pháp luật là sử dụng chính những kết quả nghiên cứu pháp luật để: (i) tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật đó; (ii) sử dụng những điểm tương đồng và khác biệt đã tìm ra nhằm giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật, phân nhóm các hệ thống pháp luật hoặc tìm ra các vấn đề cốt lõi, cơ bản của 1 hệ thống pháp luật; và (iii) xử lý những vấn đề mang tính chất phương pháp nảy sinh trong quá trình so sánh luật, bao gồm cả những vấn đề khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài (Michael Bogdan).

 

 

9. Luật so sánh được xếp vào nhóm những ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề ….. của hệ thống pháp luật

 

  1. Chung nhất
  2. Khác nhau
  3. Giống nhau
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Chung nhất. Luật so sánh được xếp vào nhóm những ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề chung nhất của hệ thống pháp luật cùng với các lĩnh vực nghiên cứu khác như: lịch sử nhà nước & pháp luật, XH học pháp luật v.v…

 

10. Luật so sánh đã được tiếp nhận tại Việt Nam từ…

 

  1. Hiến pháp 1949
  2. Hiến pháp 1959
  3. Hiến pháp 1980
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Hiến pháp 1959. Luật so sánh đã được tiếp nhận tại Việt Nam từ khá sớm Hiến pháp 1959 được xem như là một trong những sản phẩm của so sánh pháp luật được thực hiện bởi các nhà làm luật.

 

11. Ưu điểm về định nghĩa luật so sánh của Michael Bogdan là

 

  1. nêu được đầy đủ các nội dung của luật so sánh
  2. ngắn gọn, xúc tích
  3. dễ đọc, dễ hiểu
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. nêu được đầy đủ các nội dung của luật so sánh

12.Nhược điểm về định nghĩa luật so sánh của Michael Bogdan là

  1. dài, phức tạp
  2. liệt kê chi tiết nội dung nhưng không nêu rõ được bản chất của luật so sánh
  3. cả hai đáp án trên 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C.cả hai đáp án trên. Uu điểm là nêu được đầy đủ các nội dung của luật so sánh; nhược điểm là dài, phức tạp, mặc dù liệt kê chi tiết nội dung nhưng không nêu rõ được bản chất của luật so sánh.

 

13. Hệ thống pháp luật (legal system) là:

 

  1. tổng thể các quy phạm pháp luật của một quốc gia / vùng lãnh thổ
  2. tổng thể quy phạm pháp và thiết chế pháp luật của 1 quốc gia / vùng lãnh thổ
  3. pháp luật của 1 nhóm quốc gia / vùng lãnh thổ mà trong đó pháp luật có điểm chung nhất định
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án D. Cả ba đáp án trên đều đúng

 

14. Dòng họ PL (legal family) là

 

  1. là hệ thống pháp luật của 1 nhóm quốc gia / vùng lãnh thổ mà có những điểm chung nhất định
  2. là hệ thống pháp luật của 1 nhóm quốc gia / vùng lãnh thổ mà có những chung một gốc
  3. là hệ thống pháp luật của một nhóm quốc gia / vùng lãnh thổ mà được hình thành tại một vùng 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. là hệ thống pháp luật của 1 nhóm quốc gia / vùng lãnh thổ mà có những điểm chung nhất định

 

15. Thuật ngữ “dòng họ pháp luật” do …….sáng tạo

 

  1. Montesquier
  2. Rene David
  3. Micheal Bogdan
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A.Montesquier. Thuật ngữ “dòng họ pháp luật” do Montesquier sáng tạo ra khi nghiên cứu các hệ thống PL, sau đó Rene David sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm của mình (nhiều đến mức công chúng lầm tưởng Rene David là người sáng tạo ra thuật ngữ “dòng họ pháp luật”)

 

16. Cấp độ so sánh được chia thành……so sánh

 

  1. 2 cấp độ
  2. 3 cấp độ 
  3. 4 cấp độ
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. 2 cấp độ. Cấp độ so sánh được chia thành 2 cấp độ so sánh là vi mô và vĩ mô. Cấp độ so sánh vĩ mô: đối tượng so sánh là những vấn đề mang tính cốt lõi, chủ đạo, khái quát. Cấp độ so sánh vi mô: đối tượng so sánh là những vấn đề chi tiết, cụ thể

 

17. Phương pháp so sánh là phương pháp nghiên cứu ……..của ngành khoa học luật so sánh

 

  1. thứ yếu
  2. chủ đạo
  3. được mặc định
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. chủ đạo. Phương pháp so sánh là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của ngành khoa học luật so sánh (đến mức nhiều người lầm tưởng luật so sánh là phương pháp so sánh)

 

18. Nguyên lý chung khi sử dụng phương pháp so sánh là….

 

  1. các đối tượng so sánh phải tương đồng, tương ứng với nhau
  2. các đối tượng phải cùng hệ thống pháp luật
  3. các đối tượng phải có cùng quan hệ điều chỉnh
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. các đối tượng so sánh phải tương đồng, tương ứng với nhau

 

19. Có bao nhiêu bước thực hiện công trình so sánh luật:

 

  1. 4 bước
  2. 5 bước
  3. 6 bước
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. 6 bước

 

20. Mục đích của bước 1: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu :

 

  1. xác định vấn đề dự kiến nghiên cứu
  2. để định hướng chương trình đi theo hướng nào
  3. Cả hai 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. cả hai

 

21. Cơ sở để lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật

 

  1. Hệ thống chính trị và tư tưởng
  2. Yếu tố lịch sử và địa lý
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Cả hai đáp án trên đều đúng. Cơ sở để lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật bao gồm: Hệ thống chính trị và tư tưởng, Sự phát triển của nền kinh tế, Tôn giáo, Yếu tố lịch sử và địa lý, Yếu tố về dân số,….

 

22. Ở nhà nước Hy Lạp cổ đại có Plato với tác phẩm “Các luật lệ”, Aristot với tác phẩm “Chính trị”, Theophrastus với tác phẩm “Về các luật lệ”, … trong đó so sánh PL của các thành bang Hy Lạp với nhau, từ đó rút ra……

 

  1. Sự tương đồng giữa các quy định
  2. Sự khác biệt giữa các quy định
  3. những quy định pháp luật tốt nhất, tối ưu nhất
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. những quy định pháp luật tốt nhất, tối ưu nhất

 

23. Thời cổ đại đã xuất hiện những mầm mống của luật so sánh chứ chưa phải là đã có luật so sánh từ thời cổ đại vì:

 

  1. không có đủ tài liệu nghiên cứu
  2. do không có sự học hỏi, trao đổi đến các luật gia
  3. những công trình so sánh luật không được đưa vào thực tiễn ứng dụng
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. những công trình so sánh luật không được đưa vào thực tiễn ứng dụng

 

24. Tại sao các luật gia, đặc biệt là các luật gia La Mã lại cho rằng không cần nghiên cứu so sánh

 

  1. Do họ không muốn trao đổi, học hỏi các hệ thống pháp luật khác
  2. Do bị ngăn cấm bởi các hoàng đế
  3. Do họ cho rằng luật La Mã là luật phát triển nhất
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Do họ cho rằng luật La Mã là luật phát triển nhất

 

25. Nghiên cứu so sánh Luật La Mã với luật nước ngoài với mục đích nghiên cứu là

 

  1. hoàn thiện hệ thống luật La Mã
  2. để phân tích những “ngớ ngẩn” của luật nước ngoài
  3. tìm ra giải pháp cho nhưng thiếu xót của hệ thống pháp luật
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. để phân tích những “ngớ ngẩn” của luật nước ngoài

 

26. Luật so sánh phát triển mạnh mẽ dưới hình thức:

 

  1. luật so sánh lập pháp
  2. luật so sánh học thuật
  3. Cả hai
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. cả hai. Luật so sánh phát triển mạnh mẽ dưới 2 hình thức. Luật so sánh lập pháp: là quá trình theo dõi pháp luật của nước ngoài được viện dẫn để soạn thảo các văn bản pháp luật quốc gia. Luật so sánh học thuật: là việc so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau, đơn giản chỉ là nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật 

 

27. Mục đích chủ yếu của việc phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

 

  1. dễ nghiên cứ
  2. mục đích sư phạm
  3. Cả hai đều sai
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. mục đích sư phạm

 

28. Rene David dựa vào tiêu chí nào để phân nhóm hệ thống pháp luật:

 

  1. Hệ tư tưởng và Kỹ thuật lập pháp
  2. Hệ tư tưởng và hệ thống chính trị
  3. Yếu tố địa lý và yếu tố chính trị
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Hệ tư tưởng và Kỹ thuật lập pháp

 

29. Dựa vào các tiêu chí, Rene David chia hệ thống pháp luật thành mấy nhóm:

 

  1. 3 nhóm
  2. 4 nhóm
  3. 5 nhóm
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. 4 nhóm. Rene David dựa vào 2 tiêu chí là Hệ tư tưởng và Kỹ thuật lập pháp đã cho ra 4 nhóm: nhóm pháp luật Đức – La Mã (hay nhóm Rome – Giecmanh), nhóm pháp luật xã hội chủ nghĩa, nhóm pháp luật dựa trên tôn giáo và truyền thống (những nước Hồi giáo, Phật giáo và một số nước châu Phi), nhóm pháp luật Anh – Mỹ (common law)

 

30. Cụm từ Romano – germanique hàm ý gì

 

  1. Luật La Mã
  2. Luật Giéc- manh
  3. Luật la mã ( luật thành văn) và luật Đức ( luật tập tục)
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C.Luật la mã ( luật thành văn) và luật Đức ( luật tập tục)

 

31. Đâu không phải tiêu chí phân nhóm hệ thống pháp luật của Zwergert và Kotz:

 

  1. nguồn luật
  2. hệ tư tưởng
  3. hệ thống chính trị
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. hệ thống chính trị. Zwergert và Kotz sử dụng 5 tiêu chí bao gồm: nguồn gốc lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật, nguồn luật, kiểu tư duy pháp lý đặc thù, cấu trúc pháp luật, hệ tư tưởng

 

Chương II: Dòng họ pháp luật châu Âu lục địa

 

 

32. Chế định pháp luật đặc thù của Civil Law là

 

  1. luật nghĩa vụ
  2. chế định ủy thác
  3. làm giàu bất chính
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. luật nghĩa vụ

 

33. Tại sao Civil Law có tên gọi khác dòng họ pháp luật châu Âu lục địa:

 

  1. vì chỉ có tại châu Âu lục địa sử dụng 
  2. vì ra đời đầu tiên ở các quốc gia thuộc châu Âu lục địa
  3. vì nó có nguồn gốc từ thời La Mã
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. vì ra đời đầu tiên ở các quốc gia thuộc châu Âu lục địa Vì ra đời đầu tiên ở các quốc gia thuộc châu Âu lục địa, sau đó lan rộng ra các quốc gia khác trên toàn thế giới

 

34. Sự hình thành và phát triển của dòng họ civil law ở châu Âu lục địa được chia làm mấy giai đoạn

 

  1. 3 giai đoạn
  2. 4 giai đoạn
  3. 5 giai đoạn
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Đáp án A. 3 giai đoạn. Sự hình thành và phát triển của dòng họ civil law ở châu Âu lục địa được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn trước thế kỷ 11, giai đoạn từ thế kỷ 11 – thế kỷ 18, giai đoạn từ cuối thế kỷ 18 – nay

35. Pháp luật của các nước châu Âu lục địa trước thế kỷ 11 tồn tại dưới 3 dạng chính là

 

  1. pháp luật thành văn, án lệ, tập quán
  2. pháp luật thành văn, luật giáo hội, tập quán
  3. pháp luật thành văn, án lệ, các học thuyết
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. pháp luật thành văn, luật giáo hội, tập quán

 

36. Nền tảng chính tạo nên dòng họ civil law giai đoạn trước thế kỷ 11 là

 

  1. luật giáo hội
  2. luật thành văn
  3. luật La Mã
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C.luật La Mã

 

37. Có quan điểm cho rằng luật La Mã là bộ tổng luật được ban hành bởi…

 

  1. Alexander Đại đế
  2. Hoàng đế Justinian
  3. William I
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Hoàng đế Justinian

 

38. Thuật ngữ “luật La Mã” được dùng để chỉ toàn bộ khối lượng PL La Mã được ban hành

 

  1. Trước thế kỷ 11
  2. kéo dài từ năm 450 trước Công nguyên đến thế kỷ 6, 7
  3. kéo dài từ năm 450 trước Công nguyên đến thế kỷ 11
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. kéo dài từ năm 450 trước Công nguyên đến thế kỷ 6, 7

 

39. Các thành tố cơ bản của luật La Mã là:

 

  1. Luật 12 bảng, Tác phẩm Institutes của Gaias, Corpus Juris Civilis
  2. Codex, Digesta, Institutions
  3. Luật 12 bảng, Digesta, Institutions
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Luật 12 bảng, Tác phẩm Institutes của Gaias, Corpus Juris Civilis

 

40. Đặc điểm của Luật 12 bảng là

 

  1. mang nhiều tính chính trị
  2. chứa đựng nhiều tập quán la-tinh
  3. phạm vi điều chỉnh rộng
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Đáp án B. chứa đựng nhiều tập quán la-tinh. Đặc điểm của Luật 12 bảng bao gồm: 

  • Chứa đựng nhiều tập quán la-tinh
  • Phạm vi điều chỉnh hẹp 
  • Bên cạnh 1 số quy định còn lạc hậu, mang đậm tính chất của xã hội chiếm hữu nô lệ, còn có rất nhiều quy định được đánh giá là rất tiến bộ, như quy định về thừa kế, quy định về thủ tục tố tụng, …

 

41. Tác phẩm Institutes của Gaias là…

 

 

  1. văn bản quy phạm pháp luật
  2. một tác phẩm khoa học luật
  3. một học thuyết pháp lý
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B.một tác phẩm khoa học luật

Tác phẩm Institutes của Gaias là 1 tác phẩm khoa học luật, ra đời từ thế kỷ 3 trước Công nguyên, đến thế kỷ 2 trước Công nguyên mới được phát hiện, đến nay vẫn chưa rõ tác giả

 

42. Corpus Juris Civilis là…..

 

  1. tập hợp các chế định luật dân sự
  2. một tác phẩm khoa học luật
  3. một học thuyết pháp lý
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. tập hợp các chế định luật dân sự

 

43. Giai đoạn từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18 xuất hiện bao nhiêu trường phái nghiên cứu luật La Mã

 

  1. 4 trường phái
  2. 5 trường phái
  3. 6 trường phái
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. 5 trường phái. Có 5 trường phái nghiên cứu luật La Mã: trường phái các nhà bình chú (Glossators), trường phái các nhà bình luận (Commentators), trường phái nhân văn pháp lý (Legal Humanists), trường phái các nhà pháp điển hiện đại (Pandectist), trường phái pháp luật tự nhiên (Natural Law school)

 

44. Những học giả đầu tiên của trường phái các nhà bình chú (Glossators) là

 

  1. các luật gia La Mã
  2. các nhà cầm quyền La Mã
  3. các giáo sư luật của trường đại học Bologna, Ý
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. các giáo sư luật của trường đại học Bologna, Ý

 

45. Civil Law được phân chia thành:

 

  1. tư pháp và công pháp
  2. dân sự và hành chính
  3. dân sự và hình sự
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. tư pháp và công pháp. Civil law đều chia thành công pháp và tư pháp. Đây là 1 đặc trưng của dòng họ Civil law (các dòng họ pháp luật khác không có)

 

46. Tại sao luật La Mã lại muốn loại bỏ quan hệ công ra khỏi hệ thống pháp luật?

 

  1. các nhà cầm quyền không muốn có những quy định ràng buộc chính mình
  2. phạm vi áp dụng của luật công là chính quyền
  3. cả hai đáp án trên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. cả hai đáp án trên

 

47. Phương pháp điều chỉnh của công pháp là

 

  1. Phương pháp mệnh lệnh
  2. Phương pháp uy quyền
  3. Phương pháp bắt buộc
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A

 

48. Phương pháp điều chỉnh của tư pháp là

 

  1. Phương pháp tự định đoạt
  2. Phương pháp tự do thỏa thuận ý chí của các các bên tham gia
  3. Phương pháp mệnh lệnh
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Phương pháp tự do thỏa thuận ý chí của các các bên tham gia

 

49. Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật trong Civil Law

 

  1. nhà lập pháp
  2. thẩm phán
  3. nhà cầm quyền
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. nhà lập pháp

 

50. Trong dòng họ Civil Law, việc giải thích pháp luật chủ yếu là thẩm quyền của…

 

  1. Tòa án
  2. Cơ quan Chính phủ
  3. Quốc hội
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Toà án. Việc giải thích pháp luật là thẩm quyền của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, và Tòa án (trong đó chủ yếu thẩm quyền giải thích pháp luật là của tòa án)

 

51. Nguồn luật sơ cấp của dòng họ pháp luật Civil Law gồm:

 

  1. luật thành văn, tập quán pháp, án lệ
  2. luật thành văn, tập quán pháp, những nguyên tắc chung của pháp luật
  3. luật thành văn, tập quán pháp
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. luật thành văn, tập quán pháp, những nguyên tắc chung của pháp luật

 

52. Nguồn luật thứ cấp của dòng họ pháp luật Civil Law gồm:

 

  1. án lệ, các học thuyết pháp lý
  2. phán quyết của tòa án
  3. các học thuyết pháp lý
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. án lệ, các học thuyết pháp lý

 

53. Phân chia các nguồn thành sơ cấp, thứ cấp là dựa trên cơ sở nào ?

 

  1. thứ tự ưu tiên sử dụng
  2. tính ứng dựng thực tế
  3. cả hai đáp án trên đều đúng
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. thứ tự ưu tiên sử dụng

Nguồn luật được xác định dựa trên tính ràng buộc của các nguồn luật (thứ tự ưu tiên sử dụng) được các thẩm phán sử dụng trong giải quyết tranh chấp

 

54. Quan niệm về quy phạm pháp luật trong dòng họ Civil law, quy phạm pháp luật được coi là thành công khi nó

 

  1. được đại bộ phận học giả chấp nhận
  2. được áp dụng để giải quyết vụ việc trong thực tế
  3. được cơ quan lập pháp thông qua
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. được áp dụng để giải quyết vụ việc trong thực tế

 

55. Có bao nhiêu kiểu cơ chế bảo hiến:

 

  1. 2 kiểu
  2. 3 kiểu
  3. 4 kiểu
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. 2 kiểu. Có 2 kiểu cơ chế bảo hiến: lập riêng 1 cơ quan để bảo vệ hiến pháp gọi là bảo hiến tập trung VD Tòa án hiến pháp (Đức), Hội đồng bảo hiến (Pháp); trao cho 1 số cơ quan quyền bảo vệ hiến pháp gọi là bảo hiến phi tập trung VD trao việc bảo vệ hiến pháp cho toàn bộ hệ thống tòa án (Mỹ)

 

56. Lý do các học thuyết pháp lý được coi là nguồn luật

 

  1. các học thuyết sáng tạo ra các thuật ngữ pháp lý và những ý tưởng mà các nhà làm luật sử dụng
  2. các học thuyết tạo ra phương pháp mà nhờ đó luật được hiểu và được giải thích
  3. Cả hai đáp án trên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Cả hai đáp án trên

 

57. Vai trò của các học thuyết pháp lý tại các nước Civil Law hiện nay là…

 

  1. rất quan trọng
  2. rất mờ nhạt
  3. không quá quan trọng
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. rất mờ nhạt

 

58. Trước năm 1789, cụ thể là trước cách mạng tư sản Pháp, hệ thống pháp luật Pháp là…

 

  1. chỉ công nhận luật La Mã
  2. chỉ chịu ảnh hưởng của luật giáo hội
  3. là hỗn hợp của nhiều hệ thống pháp luật và tập quán
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. là hỗn hợp của nhiều hệ thống pháp luật và tập quán. Trước năm 1789 (trước cách mạng tư sản Pháp): hệ thống pháp luật Pháp là hỗn hợp của luật La Mã, tập quán Giec-manh, tập quán địa phương, pháp luật thành văn, luật giáo hội, tập quán thương mại

 

59. Bộ luật dân sự Napoleon 1804 được soạn thảo trong vòng bao nhiêu năm ?

 

  1. 4 năm
  2. 14 năm
  3. 24 năm
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. 4 năm. Bộ luật dân sự Napoleon 1804 được các các nhà thực hành luật (3 thẩm phán + 1 luật sư) soạn thảo từ năm 1800, có hiệu lực từ 1804.

 

60. Nhánh tòa tư pháp trong hệ thống Tòa án Pháp gồm

 

  1. các tòa hình sự và các tòa hành chính
  2. các tòa dân sự và các tòa thương mại
  3. các tòa dân sự và các tòa hình sự
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. các tòa dân sự và các tòa hình sự

 

61. Trong hệ thống tòa án của Pháp, tòa án cấp cao nhất của công pháp (tương đương với Tòa án tối cao ở Việt Nam là..

 

  1. Tòa phá án
  2. Tòa xung đột pháp luật
  3. Tham chính viện
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Tham chính viện

 

62. Mô hình tòa án Pháp thường được gọi là

 

  1. mô hình kim tự tháp
  2. mô hình tập trung
  3. mô hình kim tự tháp đôi
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. mô hình kim tự tháp đôi. Mô hình tòa án Pháp thường được gọi là mô hình kim tự tháp đôi. Đây là mô hình tòa án điển hình của việc phân chia hệ thống pháp luật thành luật công và luật tư.

 

63. Cơ cấu thành viên của Tòa xung đột pháp luật tại Pháp gồm:

 

  1. 9 người, trong đó 5 thành viên từ tòa tư pháp, 3 thành viên từ tòa hành chính, và Bộ trưởng bộ tư pháp.
  2. 9 người, trong đó 4 thành viên từ tòa tư pháp, 4 thành viên từ tòa hành chính, và Bộ trưởng bộ tư pháp.
  3. 9 người, trong đó 3 thành viên từ tòa tư pháp, 5 thành viên từ tòa hành chính, và Bộ trưởng bộ tư pháp.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. 9 người, trong đó 4 thành viên từ tòa tư pháp, 4 thành viên từ tòa hành chính, và Bộ trưởng bộ tư pháp.

 

64. Nhiệm kỳ của thành viên Tòa xung đột pháp luật tại Pháp là…

 

  1. 3 năm
  2. 4 năm
  3. 5 năm 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. 3 năm

 

65. Đâu có chức năng là Cơ quan bảo hiến thứ 2 sau Hội đồng bảo hiến

 

  1. Tòa vi cảnh
  2. Tham chính viện
  3. Tòa phá án
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Tham chính viện

 

66. Người đứng đầu Tham chính viện trong hệ thống tờ án của Pháp là ai ?

 

  1. Bộ trưởng bộ tư pháp
  2. Tổng thống
  3. Thủ tướng Chính phủ
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Thủ tướng Chính phủ

 

67. Hội đồng bảo hiến Pháp là cơ quan thuộc nhánh….

 

  1. Công pháp
  2. Tư pháp
  3. Không thuộc nhánh nào
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Không thuộc nhánh nào. Hội đồng bảo hiến Pháp cơ quan độc lập: tức là không thuộc nhánh Công pháp hay Tư pháp

 

68. Thành viên đương nhiên có nhiệm kỳ suốt đời của Hội đồng bảo hiến Pháp là ai ?

 

  1. Các cựu Thủ tướng
  2. Các cựu Tổng thống
  3. Các cựu Chủ tịch thượng viện
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Các cựu Tổng thống

 

69. Thành viên không đương nhiên của Hội đồng bảo hiến Pháp là

 

  1. gồm 9 người, trong đó 3 người do Tổng thống bổ nhiệm, 3 người do Chủ tịch thượng viện bổ nhiệm, 3 người do Chủ tịch hạ viện bổ nhiệm
  2. gồm 9 người, trong đó 3 người do Thủ tướng bổ nhiệm, 3 người do Chủ tịch thượng viện bổ nhiệm, 3 người do Chủ tịch hạ viện bổ nhiệm
  3. gồm 9 người, trong đó 3 người do Tổng thống bổ nhiệm, 3 người do Chủ tịch thượng viện bổ nhiệm, 3 người do Bộ trưởng bộ tư pháp bổ nhiệm
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. gồm 9 người, trong đó 3 người do Tổng thống bổ nhiệm, 3 người do Chủ tịch thượng viện bổ nhiệm, 3 người do Chủ tịch hạ viện bổ nhiệm

 

70. Các thành viên không đương nhiên của Hội đồng bảo hiến Pháp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm

 

  1. 9 năm, cứ 3 năm lại thay mới luân phiên 3 người
  2. 9 năm
  3. 8 năm, cứ 4 năm lại thay mới luân phiên 3 người
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. 9 năm, cứ 3 năm lại thay mới luân phiên 3 người

 

71. Thời gian đào tạo cử nhân luật tại Pháp kéo dài trong bao lâu ?

 

  1. 3 năm 
  2. 4 năm
  3. 5 năm
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. 3 năm

 

72. Với thẩm phán tòa án tư pháp, nơi đào tạo sẽ là ở đâu ?

 

  1. Học viện hành chính quốc gia Paris
  2. Đại học Sorbonne
  3. Đại học Bordeaux
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Đại học Bordeaux

 

73. Thời gian đào tạo Thẩm phán tại Pháp khéo dài trong bao lâu

 

  1. 13 tháng
  2. 25 tháng
  3. 31 tháng
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. 31 tháng

 

74. Bộ luật dân sự Đức 1896 được soạn thảo bởi:

 

  1. Các nhà làm luật 
  2. Thẩm phán, luật sư
  3. Hội đồng gồm các giáo sư các trường đại học của Đức
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Hội đồng gồm các giáo sư các trường đại học của Đức. Bộ luật dân sự Đức 1896 được soạn thảo bởi Hội đồng gồm các giáo sư các trường đại học của Đức soạn thảo (khác với BLDS Pháp do thẩm phán, luật sư soạn thảo) do đó còn được gọi là “bộ luật của các giáo sư” (BLDS Pháp được gọi là “bộ luật của người dân”)

 

75. Bộ luật dân sự Đức 1896 gồm bao nhiêu quyển ?

 

  1. 3 quyển
  2. 4 quyển
  3. 5 quyển
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. 5 quyển. Bộ luật dân sự Đức 1896 gồm Quyển 1 nêu những khái niệm và quy định chung, các quyển 2, 3, 4, 5 nêu từng lĩnh vực riêng

 

76. Đặc điểm của Bộ luật dân sự Đức 1896 là:

 

  1. ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu với người dân
  2. ngôn ngữ trừu tượng, hàn lâm, uyên bác, khó hiểu
  3. bộ luật có ít khái niệm
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. ngôn ngữ trừu tượng, hàn lâm, uyên bác, khó hiểu

 

77. So với Bộ luật dân sự Napoleon 1804, thì Bộ luật dân sự Đức 1896

 

  1. chịu nhiều ảnh hưởng của luật cổ hơn
  2. chịu ít ảnh hưởng của luật cổ hơn
  3. chịu ảnh hưởng của luật cổ như nhau
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. chịu ít ảnh hưởng của luật cổ hơn

 

78. Tại Đức, tòa nào có chức năng, thẩm quyền tương tự như Tòa phá án của Pháp ?

 

  1. Tòa tối cao liên bang Bundesgerichtshof
  2. Tòa tư pháp cấp bang Amsgericht
  3. Tòa tư pháp phúc thẩm Oberlandesgericht
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Tòa tối cao liên bang Bundesgerichtshof

 

79. Cơ cấu thành viên của tòa án hiến pháp liên bang Đức gồm :

 

  1. 16 thẩm phán, trong đó 8 người do Thượng viện bổ nhiệm, 8 người do Hạ viện bổ nhiệm.
  2. 14 thẩm phán, trong đó 7 người do Thượng viện bổ nhiệm, 7 người do Hạ viện bổ nhiệm.
  3. 15 thẩm phán, trong đó 8 người do Thượng viện bổ nhiệm, 7 người do Hạ viện bổ nhiệm.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. 16 thẩm phán, trong đó 8 người do Thượng viện bổ nhiệm, 8 người do Hạ viện bổ nhiệm.

 

80. Nhiệm kỳ của các thành viên trong tòa án hiến pháp liên bang Đức là bao nhiêu năm ?

 

  1. 9 năm
  2. 12 năm
  3. 15 năm 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. 12 năm 

 

81. Đào tạo luật và nghề luật tại Đức gồm bao nhiêu giai đoạn ?

 

  1. 2 giai đoạn
  2. 3 giai đoạn
  3. 4 giai đoạn
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. 2 giai đoạn. Đào tạo luật và nghề luật tại Đức gồm 2 gai đoạn. Giai đoạn 1: đào tạo cử nhân. Giai đoạn 2: đào tạo nghề

 

Chương III. Dòng họ pháp luật Common Law

 

82. Đặc điểm của dòng họ common law

 

  1. coi trọng pháp luật thành văn
  2. chịu ảnh hưởng từ hệ thống pháp luật Mỹ
  3. thẩm phán quan trọng trong sáng tạo quy phạm pháp luật
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. thẩm phán quan trọng trong sáng tạo quy phạm pháp luật

 

83. Chế định pháp luật đặc thù của Common Law

 

  1. luật nghĩa vụ
  2. chế định ủy thác
  3. làm giàu bất chính
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. chế định ủy thác

 

84. Chế định ủy thác có nội dung tương tự với nội dung nào trong chế định Luật nghĩa vụ trong civil law

 

  1. hợp đồng
  2. bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  3. làm giàu bất chính
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. làm giàu bất chính

 

85. Sự hình thành hệ thống common law ở Anh chia làm mấy giai đoạn ?

 

  1. 3 giai đoạn
  2. 4 giai đoạn
  3. 5 giai đoạn
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. 4 giai đoạn. Chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn trước năm 1066, giai đoạn từ 1066 đến cuối thế kỷ 14, giai đoạn từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 18, giai đoạn từ thế kỷ 19 đến nay

 

86. Pháp luật Anh được hình thành trong giai đoạn nào ?

 

  1. Tiểu giai đoạn giữa thế kỷ 1 trước Công nguyên trở về trước
  2. Tiểu giai đoạn thế kỷ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ 4
  3. Tiểu giai đoạn cuối thế kỷ 4 đến 1066
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Tiểu giai đoạn cuối thế kỷ 4 đến 1066. Pháp luật Anh bắt đầu hình thành sau khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ năm 476, người La Mã ở Anh rút về nước

87. Tiểu giai đoạn giữa thế kỷ 1 trước Công nguyên trở về trước, quan hệ xã hội tại Anh được điều chỉnh bằng

  1. luật La Mã
  2. luật giáo hội
  3. các tập quán 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. các tập quán  Tiểu giai đoạn giữa thế kỷ 1 trước Công nguyên trở về trước, nước Anh chỉ có người dân Anh bản địa (người Celtic), không có pháp luật và không có bộ máy nhà nước, quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng các tập quán.

 

88. Pháp luật thành văn lần đầu xuất hiện tại Anh vào thời gian nào ?

 

  1. từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6
  2. thế kỷ 7
  3. thế kỷ 10
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. thế kỷ 7. Đến thế kỷ 7, pháp luật thành văn xuất hiện do nhà vua người Anglo-Saxon cho tập hợp các tập quán thành 1 văn bản gồm 90 điều và ban hành để áp dụng.

 

89. Hoạt động xét xử tại Anh vào thế kỷ 7 được trao cho cơ quan nào?

 

  1. Tòa địa hạt
  2. Tòa Hoàng gia
  3. Tòa phong kiến
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Toà địa hạt. Hoạt động xét xử tại Anh vào thế kỷ 7 được trao cho cơ quan gọi là Tòa địa hạt, do người đứng đầu 1 khu vực dân cư đứng ra xét xử (tương tự như “già làng”)

 

90. Common law ra đời từ thực tiễn xét xử lưu động của các thẩm phán của…..

 

  1. Tòa phong kiến
  2. Tòa giáo hội
  3. Tòa hoàng gia
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Tòa hoàng gia

 

91. Trong Common Law, Trát là gì ?

 

  1. Quyết định thi hành án của Tòa hoàng gia
  2. Mẫu đơn khởi kiện
  3. Tên gọi khác của án lệ
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Mẫu đơn khởi kiện

Trát là 1 mẫu đơn khởi kiện, tại Anh thời điểm này có tới gần 100 loại trát cho mỗi loại vụ kiện, nếu chọn sai loại trát thì sẽ bị mất quyền khởi kiện.

92. Trong xét xử, luật nội dung được Tòa đại pháp sử dụng là?

  1. tập quán pháp
  2. luật chung (common law)
  3. luật công bằng (equity)

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. luật công bằng (equity)

Khác với Tòa hoàng gia sử dụng common law, thì Tòa đại pháp sử dụng equity (luật công bằng) trong xét xử.

 

 

93. Equity được ra đời vào thời gian nào?

 

  1. thế kỷ 14
  2. thế kỷ 15
  3. thế kỷ 16
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. thế kỷ 15

Do common law đã bộc lộ nhiều hạn chế ở cả luật nội dung và luật hình thức nên vào thế kỷ 15, equity ra đời (thể hiện được sự mềm dẻo, linh hoạt) cùng tồn tại song hành với common law chứ không thay thế cho common law 

 

94. Đóng góp lớn nhất của Equity là?

 

  1. khiến cho hệ thống pháp luật của Anh hoạt động hiệu quả hơn
  2. khai sinh ra chế định ủy thác
  3. khắc phục hạn chế của Common Law
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. khai sinh ra chế định ủy thác

Đóng góp lớn nhất của equity là đã giúp khai sinh ra chế định điển hình của dòng họ common law là chế định ủy thác

 

95. Con đường mở rộng của dòng họ pháp luật Common Law là?

 

  1. ép buộc thông qua cưỡng bức thuộc địa
  2. tự nguyện học hỏi
  3. Cả hai con đường trên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. ép buộc thông qua cưỡng bức thuộc địa

Con đường mở rộng của dòng họ pháp luật Common Law chỉ có 1 con đường duy nhất là con đường ép buộc thông qua cưỡng bức thuộc địa

 

96. Nội dung của nguyên tắc Stare Decicis là ?

 

  1. Các tòa cấp dưới phải tuân thủ theo phán quyết của tòa án cấp trên
  2. Tòa cấp trên cũng phải tuân thủ phán quyết của chính mình trong quá khứ
  3. Cả hai nguyên tắc trên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Cả hai nguyên tắc trên

 

97. Đâu là phần có giá trị rang buộc đối với các thẩm phán khi áp dụng án lệ trong xét xử?

 

  1. Ratio Decidendi
  2. Obiter Dictum
  3. Codex
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Ratio Decidendi

Ratio Decidendi là phần chứa các quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp lý để đưa ra phán quyết. Phần này có giá trị ràng buộc đối với các thẩm phán áp dụng để xét xử sau này

 

98. Trong hệ thống pháp luật Anh, bản án của tòa nào được công nhân trở thành án lệ?

 

  1. Tòa án cấp cao nếu được xuất bản
  2. Tòa pháp quan nếu được xuất bản
  3. Tòa địa hạt nếu được xuất bản
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Tòa án cấp cao nếu được xuất bản

Chỉ bản án của Tòa án cấp cao mới có thể trở thành án lệ (nếu được xuất bản). Bản án của Tòa hình sự trung ương, Tòa pháp quan, và Tòa địa hạt không bao giờ trở thành án lệ

 

99. Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Anh, pháp luật thành văn có vai trò như thế nào?

 

  1. không quan trọng, mờ nhạt
  2. cao hơn án lệ
  3. ngang với án lệ
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. ngang với án lệ

Hiện nay, vai trò của pháp luật thành văn ngang với án lệ, thậm chí pháp luật thành văn có thể hủy bỏ án lệ trong quá khứ. Tuy nhiên trong thực tế ở Anh, khi sử dụng pháp thành văn thì vẫn phải giải thích pháp luật, và thẩm phán vẫn thường phụ thuộc vào án lệ, vì trong án lệ có nêu cách giải thích pháp luật

 

100. Hiến pháp của nước Anh là….

 

  1. hiến pháp thành văn
  2. hiến pháp bất thành văn
  3. không có hiến pháp
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. hiến pháp bất thành văn

Nước Anh không có hiến pháp thành văn, mà chỉ có hiến pháp bất thành văn. Những quy định có bản chất Hiến pháp Anh được nêu rải rác tại nhiều nguồn luật: pháp luật thành văn, án lệ, tập quán, đặc quyền hoàng gia, … chứ không phải là 1 văn bản duy nhất được đề tên là Hiến pháp Anh như ở các quốc gia khác.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *