100 Câu trắc nghiệm Luật thương mại theo chương (có đáp án)

 

  1. Theo luật TM Việt Nam 2005, tiêu chí để xác định một thương nhân là: 

 

  1. Hoạt động thương mại thường xuyên
  2. Hoạt động thương mại độc lập
  3. có đăng ký kinh doanh
  4. Cả 3 đáp án trên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án D. Cả 3 đáp án trên

 

2. Chọn đáp án đúng nhất về hoạt động thương mại

 

  1. Là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại.
  2. Là các hoạt động bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
  3. Là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án: C.Là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

 

3. Đối tượng nào dưới đây không phải là thương nhân?

 

  1. Doanh nghiệp Logistics.
  2. Tổ chức phi thương mại.
  3. Cá nhân buôn bán hàng hóa có đăng ký kinh doanh.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án: B. Tổ chức phi thương mại.Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Trong đó, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi mà tổ chức phi thương mại là tổ chức hoạt động không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận

 

4. Thương nhân nước ngoài là gì? Chọn đáp án đúng nhất.

 

  1. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài.
  2. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài và được pháp luật nước ngoài công nhận.
  3. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

Khoản 1 Điều 16 Luật Thương mại 2005 quy định: Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

 

5. Tập quán thương mại là:

 

  1. Phong tục tập quán thương mại tại một vùng
  2. Thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại
  3. Cả hai đáp án trên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại

Theo khoản 4 điều 3 Luật thương mại: “Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại”

 

6. Hoạt động thương mại gồm những hoạt động nào? Chọn đáp án đúng nhất.

 

  1. Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
  2. Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại.
  3. Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và đại lý thương mại.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

7. A mua một lô hàng của B nhưng khi giao hàng thì B lại giao dư số lượng cho A, nếu A nhận thì số hàng dư được tính giá như thế nào? Chọn đáp án đúng nhất.

  1. Giá theo hợp đồng.
  2. Giá theo thỏa thuận.
  3. a hoặc b.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. a hoặc b.

Khoản 2 Điều 43 Luật Thương mại 2005 quy định: Khi bên mua chấp nhận số hàng thừa của bên bán thì phải thanh toán theo giá thoả thuận trong hợp đồng nếu các bên không có thoả thuận khác.

 

8. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và….

 

  1. các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
  2. Logistic
  3. Trung gian thương mại
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Theo khoản 1 điều 3 Luật thương mại 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

 

9. Tôi sinh sống ở khu vực biên giới của nước ta và Trung Quốc, thường xuyên mua bán hàng hóa với cư dân Trung Quốc vùng biên giới. Vậy cho tôi hỏi: Việc mua bán hàng hóa đó của tôi có phải là mua bán hàng hóa quốc tế hay không?

 

  1. Không
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Không Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định: Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Bên cạnh đó, việc mua bán hàng hoá quốc tế còn phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Như vậy, dựa vào quy định này thì có thể thấy hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới nêu trên không phải là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

 

10…….là nguồn quan trọng điều chỉnh các giao dịch thương mại

 

  1. Luật thương mại
  2. Các luật chuyên ngành về hoạt động thương mại
  3. Bộ luật Dân sự
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Luật thương mại

 

11. Hoạt động thương mại phải được diễn ra 

 

  1. trên thị trường và do thương nhân thực hiện 
  2. thị trường 
  3. theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A trên thị trường và do thương nhân thực hiện

 

12. Hoạt động thương mại ra đời….. so với hành vi dân sự 

 

  1. sau 
  2. cùng thời điểm 
  3. trước 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B cùng thời điểm. Thương mại là hoạt động ra đời sớm trong lịch sử xã hội loài người, trên cơ sở sự phân công lao động xã hội, nó đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Sự ra đời và phát triển của thương mại gắn liền với nền sản xuất hàng hoá.

 

13. Đối tượng của hợp đồng trong kinh doanh thương mại

 

  1. hàng hóa và dịch vụ 
  2. hàng hóa 
  3. dịch vụ 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A hàng hóa và dịch vụ . Tương tự như đối tượng của hợp đồng dân sự, hợp đồng ương lĩnh vực thương mại có đối tượng là hàng hoá hoặc dịch vụ (công việc)

 

14. Giao kết hợp đồng trong kinh doanh thương mại

 

  1. quá trình các bên đàm phán giao kết hợp đồng kinh doanh thương mại
  2. các bên ký hợp đồng kinh doanh thương mại
  3. cả 2 đều sai
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C cả 2 đều sai. Giao kết hợp đồng là Các bên bày tỏ với nhau ý chí về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo nguyên tắc do pháp luật quy định.

 

15. Hàng hóa là đối tượng của mua bán hàng hóa phải

 

  1. Có thể lưu thông
  2. Có tính hợp pháp
  3. Có thể lưu thông và có tính hợp pháp
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn

Đáp án C Có thể lưu thông và có tính hợp pháp. Hàng hóa là đối tượng hợp đồng mua bán báo gồm tất cả các loại tài sản được phép lưu thông và không năm trong danh mục bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật thương mại năm 2005, ‘hàng hóa báo gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai’. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 tại điều 163 và điều 174 “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền về tài sản”.

 

16. Hành vi thương mại phụ thuộc

 

  1. hành vi có tính thương mại đối với một bên nhưng đối với bên kia lại là hành vi dân sự
  2. là hành vi và xét về bản chất là dân sự nhưng hành vi đó loại do thương nhân thực hiện trong khi hành nghề hay do nhu cầu nghề nghiệp
  3. là hành vi mà xét về bản chất nó đã mang tính thương mại

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B là hành vi và xét về bản chất là dân sự nhưng hành vi đó loại do thương nhân thực hiện trong khi hành nghề hay do nhu cầu nghề nghiệp. Các hành vi thương mại phụ thuộc là các hành vi có bản chất là dân sự nhưng do thương nhân thực hiện khi tiến hành nghề nghiệp của mình

17. Hành vi thương mại thuần túy là:

  1. là hành vi xét về bản chất nó đã mang tính thương mại
  2. là hành vi có tính thương mại đối với một bên nhưng đối với bên kia lại là hành vi dân sự
  3. là hành vi do thương nhân thực hiện
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A là hành vi xét về bản chất nó đã mang tính thương mại. Các hành vi thương mại thuần tuý là các hành vi mà bản chất của nó có tính cách thương mại, buôn bán như mua hàng hoá để bán kiếm lời… hoặc hình thức của nó khiến cho pháp luật quy định là hành vi thương mại đương nhiên như lập hối phiếu…

 

18. Hoạt động thương mại là hoạt động diễn ra trên thị trường nhằm mục đích

 

  1. thỏa mãn sở thích 
  2. trao đổi 
  3. tìm kiếm lợi nhuận
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C tìm kiếm lợi nhuận. Theo khoản 1 điều 3 Luật thương mại: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

 

19. Văn phòng đại diện không được

 

  1. thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại 
  2. không được thực hiện hoạt động sinh lời trực tiếp tại Việt Nam
  3. cả hai đáp án trên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B không được thực hiện hoạt động sinh lời trực tiếp tại Việt Nam . Theo khoản 1, điều 18 Luật thương mại, Văn phòng đại diện Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.

 

20. ….. chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam

 

  1. Bộ Thương mại
  2. Bộ Tài chính
  3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo khoản 2 điều 22 Luật thương mại: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam

Chương IX: Pháp luật về mua bán hàng hóa

 

21. Bên bán…… chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua đã biết hoặc phải biết tại thời điểm giao kế

 

  1. buộc phải
  2. không phải
  3. tùy thuộc thỏa thuận
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B không phải. Theo khoản 1 Điều 40 Luật thương mại năm 2005 đã quy định rõ: “Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kì khiếm khuyết nào của hàng hóa nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó”

 

22. Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và….

 

  1. làm thủ tục chuyển quyền sở hữu 
  2. bảo hành 
  3. nhận thanh toán
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C nhận thanh toán. Khoản 8 điều 3 Luật thương mại có quy định; “ Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán….”

 

23. Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và….

 

  1. quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận
  2. quyền sở hữu hàng hóa theo quy định pháp luật
  3. quyền sở hữu hàng hóa
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Khoản 8 điều 3 Luật thương mại có quy định thì mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

 

24. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết của hàng hóa sau thời điểm…

 

  1. Chuyển rủi ro
  2. Thanh toán
  3. giao kết xong
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Chuyển rủi ro. Theo điều 40 Luật thương mại 2005 cũng quy định về trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Bên bán chỉ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro; và bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.

 

25. Mục đích thông thường của bên bán là 

 

  1. lợi nhuận 
  2. trao đổi theo nhu cầu 
  3. tùy thuộc vào ý chí của chủ thể 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. lợi nhuận 

 

26. Hoạt động mua bán có thể chia thành mua bán…… và mua bán…….

 

  1. hàng hóa /dịch vụ
  2. tài sản dân sự /hàng hóa thương mại
  3. kiếm lời/ không kiếm lời
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. tài sản dân sự /hàng hóa thương mại

 

27. Nếu hàng hóa giao cho bên mua không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền ……

 

  1. yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng và bồi thường thiệt hại 
  2. từ chối nhận
  3. yêu cầu bồi thường thiệt hại
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. từ chối nhận. Khoản 2 điều 39 luật thương mại: Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

 

28. Hoạt động mua bán là phương thức chủ yếu để dịch chuyển tài sản và…… từ chủ thể này sang chủ thể khác

 

  1. quyền sở hữu 
  2. quyền chiếm hữu 
  3. quyền sử dụng
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. quyền sở hữu. khoản 8 điều 3 Luật thương mại: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.”

 

29. Để thực hiện mua bán hàng hóa qua sở giao dịch các bên cần thỏa thuận trước về loại hàng hóa trong tương lai và

 

  1. phải trong danh mục hàng hóa được phép mua bán qua sở giao dịch và được sở giao dịch chấp nhận được
  2. phải đăng ký quỹ giao dịch theo quy định của sở giao dịch
  3. phải được sở giao dịch chấp nhận
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. phải trong danh mục hàng hóa được phép mua bán qua sở giao dịch và được sở giao dịch chấp nhận được. Theo điều 63, Luật thương mại 2005: “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”.

 

30. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng 

 

  1. bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
  2. bằng văn bản 
  3. Tùy thỏa thuận giữa các bên 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Theo quy định tại khoản 2 điều 27 Luật thương mại: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”

 

31. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức 

 

  1. xuất khẩu, nhập khẩu
  2. tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu
  3. Cả hai đáp án trên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Cả hai đáp án trên. Theo quy định tại khoản 1 điều 27 Luật thương mại: “Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”

 

32. Quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện bởi

 

  1. Chủ tịch Quốc Hội
  2. Tổng Bí thư
  3. Thủ tưởng Chính phủ
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C Thủ tưởng Chính phủ. Theo quy định tại điều 31 Luật thương mại: “Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia khác phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.”

 

33. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

 

  1. do các bên thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật quy định bắt buộc bằng văn bản
  2. văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương văn bản
  3. văn bản bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập thành hành vi cụ thể
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. văn bản bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập thành hành vi cụ thể. Theo quy định của khoản 1 Điều 24 Luật Thương mại 2005: “Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.”

 

34. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo hình thức trả góp hàng hóa thuộc sở hữu của

 

  1. Bên mua
  2. Bên bán
  3. Bên bán đến khi bên mua hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Bên bán đến khi bên mua hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.

Trường hợp hàng hóa được mua theo phương thức trả góp thì quyền sở hữu sẽ thuộc về bên bán đến khi bên mua hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.

 

35. Nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho

 

  1. Bên bán
  2. Bên mua
  3. tùy vào thỏa thuận
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Bên mua

Điều 62 Luật thương mại 2005 đó là: “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.”

 

36. Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền 

 

  1. Bắt buộc nhận hàng
  2. nhận hoặc không nhận hàng
  3. Từ chối nhận hàng
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. nhận hoặc không nhận hàng. Theo quy định Điều 38 Luật thương mại về giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận: “ Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác.”

 

37. Trong trường hợp hợp đồng có …………….thì rủi ro về hàng hóa được chuyển cho bên mua từ thời điểm hàng hóa được giao tại địa điểm đó 

 

  1. địa điểm giao hàng xác định 
  2. điều khoản về địa điểm giao hàng 
  3. địa điểm giao hàng
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A.địa điểm giao hàng xác định. Căn cứ điều 57 luật thương mại 2005: Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

 

38. Chuyển khẩu hàng hóa là việc ………… từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

 

  1. mua hàng
  2. vận chuyển
  3. nhập khẩu 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. mua hàng. Theo quy định tại khoản 1 điều 30 Luật thương mại: “Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.”

Chương X: Pháp luật về trung gian thương mại

 

39. Hợp đồng dịch vụ được lập theo hình thức nào? Chọn đáp án đúng nhất

 

  1. Bằng văn bản, bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể.
  2. Bằng văn bản nếu pháp luật có quy định.
  3. Cả a và b đều đúng.

Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Cả a và b đều đúng. Theo quy định tại Điều 74 Luật Thương mại 2005 thì: Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó

 

40. Thương nhân A cung ứng dịch vụ cho khách hàng B trong thời hạn là 03 tháng. Tuy nhiên, sau khi hết 03 tháng thì thương nhân A vẫn chưa cung ứng dịch vụ xong. Vậy trong trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào? Chọn đáp án đúng nhất.

 

  1. Tiếp tục cung ứng dịch vụ theo nội dung đã thoả thuận nếu khách hàng B không từ chối.
  2. Bồi thường thiệt hại cho khách hàng B nếu có.
  3. Cả a và b đều đúng.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C.Cả a và b đều đúng. Theo quy định tại Điều 84 Luật Thương mại 2005 thì: Sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch vụ vẫn chưa hoàn thành, nếu khách hàng không phản đối thì bên cung ứng dịch vụ phải tiếp tục cung ứng theo nội dung đã thoả thuận và phải bồi thường thiệt hại, nếu có.

 

41. Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân……

 

  1. thực hiện các giao dịch Thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định
  2. nhân danh thương nhân khác thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận
  3. nhằm mục đích lợi nhuận
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. thực hiện các giao dịch Thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định.

Hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại (Khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại 2005).

 

42. Đâu là hoạt động trung gian thương mại?

 

  1. Đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hoá và hội chợ, triển lãm thương mại.
  2. Đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.
  3. Đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và khuyến mại.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.

Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì: Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.

 

43. Chủ thể của hoạt động trung gian thương mại gồm

 

  1. bên cung ứng dịch vụ trung gian thương mại và bên sử dụng dịch vụ
  2. Thương nhân cung ững dịch vụ trung gian thương mại vầ thương nhân sử dụng
  3. Cả hai đáp án trên đều sai
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Cả hai đáp án trên đều sai

Các chủ thể tham gia hoạt động trung gian thương mại cụ thể là: Bên uỷ nhiệm (bên thuê dịch vụ, gồm một hoặc một số người), bên thực hiện dịch vụ (bên được uỷ nhiệm) và bên thứ ba (gồm một hoặc một số người)

 

44. Bên đại lý không được tự mình quyết định giá bán hàng hóa mà mình làm đại lý?

 

  1. Đúng.
  2. Sai.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Sai

Khoản 4 Điều 174 Luật Thương mại 2005 quy định: Bên đại lý có quyền quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu.

 

45. Bên ủy thác mua bán hàng hóa là:

 

  1. Thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác.
  2. Không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác.
  3. Thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác.

Theo Điều 157 Luật Thương mại 2005 thì: Bên ủy thác mua bán hàng hoá là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác.

 

46. Trong hoạt động đại diện cho thương nhân, phạm vi đại diện được quy định như thế nào? Hãy chọn đáp án đúng nhất.

 

  1. Một phần hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.
  2. Toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.
  3. Cả a và b đều đúng.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C: Điều 143 Luật thương mại 2005 quy định: Các bên có thể thoả thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.

 

47. Bên đại diện cho thương nhân….

  1. kinh nghiệm đại diện
  2. tư cách thương nhân
  3. cả hai đáp án trên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B.tư cách thương nhân

Theo khoản 1 điều 141 Luật thương mại 2005: Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.

48. Bên đại diện cho thương nhân phải thực hiện công việc nhân danh.….

  1. Bên giao đại diên
  2. Chính mình
  3. cả hai 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Bên giao đại diên

 

49. Bên giao đại diện phải…..cho bên đại diện

 

  1. Thanh toán thù lao, chỉ dẫn và thowng báo kịp thời
  2. Cung cấp tài liệu, tài sản, thông tin cần thiết
  3. Cả hai đáp án trên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Cả hai đáp án trên

Điều 146 Luật thương mại quy định về Nghĩa vụ của bên giao đại diện

 

50. Quan hệ đại diện cho thương nhân gồm 

 

  1. bên đại diện và bên giao đại diện 
  2. thương nhân đại diện và khách hàng
  3. thương nhân và người đại diện theo pháp luật của thương nhân
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. bên đại diện và bên giao đại diện 

Trong hoạt động thương mại, đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy quyền (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện (Điều 141 Luật Thương mại năm 2005).

 

51. Bên giao đại lý có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa dịch vụ đã giao cho bên đại lý

 

  1. Đúng
  2. Sai
  3. Căn cứ vào thảo thuận của 2 bên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Đúng

Theo quy định tại khoản 2, điều 173, Luật thương mại năm 2005, Bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ

 

52. Bên nhận quyền…..được quyền nhượng lại cho bên thứ ba

 

  1. Không được
  2. Được
  3. Có quyền nếu được sự chấp nhận của bên nhượng quyền
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Có quyền nếu được sự chấp nhận của bên nhượng quyền

Theo quy định khoản 1 điều 290 quy định: “Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.”

 

53. Bên nhận ủy thác ……. ủy thác lại cho bên thứ 3 thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán đã ký kết

 

  1. Được phép
  2. Không được
  3. Có thể nếu có sự chấp nhận của bên ủy thác
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B.Không được

Điều 160 Luật thương mại quy định: “Bên nhận uỷ thác không được uỷ thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác.”

 

54. Bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa phải có

 

  1. Tư cách thương nhân
  2. Tư cách thương nhân và đăng ký dịch vụ ủy thác
  3. Tư cách thương nhân và đăng ký kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa ủy thác
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Tư cách thương nhân và đăng ký kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa ủy thác

Theo điều 156 Luật thương mại: Bên nhận uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác.

 

55. Bên ủy thác chỉ phải trả.cho bên nhận ủy thác

 

  1. Thù lao ủy thác và chi phi hợp lý khác
  2. Thù lao ủy thác
  3. chi phí hợp lý khác
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Điều 163 khoản 2 Luật thương mại quy định nghĩa vụ của bên uỷ thác: “Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác”

 

56. Dịch vụ trung gian thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng bằng

 

  1. văn bản, lời nói, hành vi
  2. văn bản hoặc hình thức có giá trị pháp lý tương đương
  3. văn bản
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. văn bản hoặc hình thức có giá trị pháp lý tương đương

Hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương với văn bản. Các hình thức đó là điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. – Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005.

 

57. Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền ….. bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.

 

  1. cho phép và yêu cầu
  2. đồng ý cho phép
  3. thỏa thuận đồng ý
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.

 

58. Điều kiện của thương nhân muốn nhượng quyền thương mại trong nước

 

  1. hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhận quyền đã được hoạt động ít nhất 1 năm 
  2. đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
  3. Cả hai đáp án trên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A.hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhận quyền đã được hoạt động ít nhất 1 năm 

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018, điều kiện đối với bên nhượng quyền như sau: “Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.

 

59. Hợp đồng sẽ….. nếu đại diện giao kết không đúng thẩm quyền 

 

  1. có thể vô hiệu hoặc vô hiệu một phần
  2. vô hiệu 
  3. đương nhiên vô hiệu
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Hợp đồng có thể bị vô hiệu hoặc vô hiệu một phần khi hợp đồng được giao kết bởi người không có thẩm quyền ký kết hợp đồng. Các bên sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trang ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.”

 

60. Đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại

 

  1. quyền tiến hành kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo cách của các bên nhượng quyền
  2. hàng hóa dịch vụ có thương hiệu của bên nhượng quyền
  3. Cả hai đáp án trên 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Nội dung của nhượng quyền thương mại tùy thuộc vào từng loại hình nhượng quyền thương mại và sự thảo thuận giữa các bên. Nó có thể bao gồm quyền sử dụng các tài sản trí tuệ như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, bí mật kinh doanh…. và quyền kinh doanh theo mô hình, phương thức quản lý, đào tạo, tiếp thị sản phẩm của bên nhượng quyền.

Chương XI: Pháp luật về xúc tiến thương mại

 

61. Xúc tiến thương mại là

 

  1. Giới thiệu hàng hóa
  2. thúc đẩy hoạt động thương mại
  3. hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ

Theo quy định tại khoản 10, điều 3 Luật thương mại: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại

 

62. Cách thức thực hiện xúc tiến thương mại

 

  1. thương nhân tự thực hiện hoặc thuê thương nhân khác thực hiện
  2. thương nhân tự thực hiện
  3. thuê thương nhân khác thực hiện
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A thương nhân tự thực hiện hoặc thuê thương nhân khác thực hiện

 

63. ….. là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hóa dịch vụ và tài liệu về hàng hóa dịch vụ để giới thiệu cho khách hàng về hàng hóa dịch vụ đó

 

  1. Quảng cáo
  2. Trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ
  3. Khuyến mãi
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ

Theo điều 117 luật thương mại: Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hoá, dịch vụ đó.

 

64. …..Là hành vi khuyến mại bị cấm

 

  1. Quảng cáo so sánh
  2. Vượt quá hạn mức khuyến mại
  3. Dùng bia để khuyến mại
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B Vượt quá hạn mức khuyến mại

 

65. …..là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân thế giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của mình

 

  1. Khuyến mại
  2. Quảng cáo
  3. Hội chợ
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B.Quảng cáo

Điều 102 Luật thương mại 2005: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình.”

 

66. …..là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm Xúc tiến Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định

 

  1. Khuyến mại
  2. Quảng cáo
  3. Trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Khuyến mại. Khoản 1 điều 88 Luật Thương mại: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.”

 

67. Quảng cáo rượu là hoạt động quảng cáo bị cấm dưới mọi hình thức 

 

  1. Đúng
  2. Sai
  3. tùy thuộc vào loại rượu được quảng cáo
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. tùy thuộc vào loại rượu được quảng cáo

Theo Khoản 3 Điều 7 Luật quảng cáo năm 2018 quy định: Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên bị cấm quảng cáo

 

68. Quảng cáo sử dụng phương pháp ……… sản phẩm của mình với thương nhân khác là vi phạm pháp luật

 

  1. so sánh trực tiếp
  2. so sánh gián tiếp
  3. cả hai phương án trên
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. so sánh trực tiếp Theo khoản 6 điều 109 Luật thương mại quy định về các quảng cáo bị cấm bao gồm quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.

 

69. Chủ thể của hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại phải là thương nhân

 

  1. đúng
  2. Sai
  3. Tùy thuộc vào phương thức quảng cáo
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với tư cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận.

 

70. Chủ thể tham gia hoạt động xúc tiến thương mại gồm

 

  1. thương nhân kinh doanh dịch vụ và thương nhân có nhu cầu
  2. các tổ chức thương mại
  3. thương nhân kinh doanh dịch vụ và thương nhân có nhu cầu; chính phủ; các tổ chức thương mại
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C.thương nhân kinh doanh dịch vụ và thương nhân có nhu cầu; chính phủ; các tổ chức thương mại

Chủ thể thực hiện chủ yếu là thương nhân (người bán hàng, người cung ứng dịch vụ hoặc là người kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại), bởi trong kinh doanh, việc thương nhân thực hiện các hành động tự tạo cơ hội cho minh để cạnh tranh thành công là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, do đặc thù của các hình thức xúc tiến thương mại, có những tổ chức, cá nhân (không phải là thương nhân) cũng tham gia vào hoạt động này với những vai trò nhất định như người phát hành quảng cáo (ví dụ: cơ quan báo chí trong quan hệ phát hành sản phẩm quảng cáo) hay người cho thuê phương tiện quảng cáo.

 

71. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá …..% giá trị của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại

 

  1. 40
  2. 50
  3. 60
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B.50

Khoản 1 điều 5 Nghị định 37/2006/NĐ-CP

 

72. Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại khi tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải đăng ký với 

 

  1. Đại sứ quán tại nước sở tại
  2. Bộ Kế hoạch và Đầu Tư
  3. Bộ Thương mại
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Bộ Thương mại

Khoản 2, Điều 133, Luật thương mại quy định về Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại khi tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải đăng ký với Bộ Thương mại.”

 

73. Xúc tiến thương mại gồm những hoạt động nào?

 

  1. Hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
  2. Hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và đại diện cho thương nhân.
  3. Hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và môi giới thương mại.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

Khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

 

74. Văn phòng đại diện của thương nhân có được trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại hay không?

 

  1. Được.
  2. Không được.
  3. Được khi được thương nhân ủy quyền.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Không được.

Theo Khoản 2 Điều 131 Luật Thương mại 2005 thì: Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại để tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân mà mình đại diện

 

75. Văn phòng đại diện của thương nhân có được thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện hay không?

 

  1. Được.
  2. Được dưới hình thức thuê thương nhân khác thực hiện.
  3. Không được.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Không được.

Theo Khoản 2 Điều 91 Luật Thương mại 2005 thì: Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện.

 

76. Thương nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam có được thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam hay không?

 

  1. Không được.
  2. Được nếu trực tiếp thực hiện.
  3. Được nếu thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại của Việt Nam thực hiện.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Được nếu thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại của Việt Nam thực hiện.

Khoản 3 Điều 103 Luật Thương mại 2005 quy định: Thương nhân nước ngoài muốn quảng cáo thương mại về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện. Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 39 Luật quảng cáo 2012 cũng có quy định cụ thể hơn như sau: Thương nhân nước ngoài muốn quảng cáo thương mại về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện.

 

Chương XII: Đấu giá hàng hóa và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

 

77. Khi nào cuộc đấu giá được coi là không thành? Chọn đáp án đúng nhất.

 

  1. Không có người tham gia đấu giá, trả giá.
  2. Giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả giá lên.
  3. Cả a và b.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Cả a và b.

Theo Điều 202 Luật Thương mại 2005 thì: Cuộc đấu giá được coi là không thành trong các trường hợp sau đây: Không có người tham gia đấu giá, trả giá và trường hợp giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả giá lên.

 

78. Việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo phương thức:

 

  1. trả giá lên
  2. trả giá xuống
  3. trả giá lên hoặc trả giá xuống
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. trả giá lên hoặc trả giá xuống

Khoản 2 điều 185 luật thương mại quy định về phương thức đấu giá

 

79. Người tổ chức đấu giá là

 

  1. thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá
  2. là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá
  3. Cả hai đáp án trên 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Cả hai đáp án trên .

Khoản 1 điều 186 LTM 2005 quy định về người tổ chức đấu giá, người bán hàng bao gồm người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá.

 

80. Cuộc đấu giá được coi là không thành trong các trường hợp

 

  1. Không có người tham gia đấu giá
  2. Không có người chấp nhận giá khởi điểm
  3. Người tổ chức đấu giá hủy đấu giá
  1. Nội dung đang xem
    Nội dung hướng dẫn
    Hướng dẫn
    Đáp án A. Không có người tham gia đấu giá. Theo điều 202, Luật thương mại, Cuộc đấu giá được coi là không thành trong các trường hợp sau đây:

    1. Không có người tham gia đấu giá, trả giá;
    2. Giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả giá lên.

 

  • 81. Hồ sơ dự thầu do …… quản lý

 

  1. Bên dự thầu 
  2. Bên mời thầu
  3. Bên dự thầu hoặc bên mời thầu 
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Bên mời thầu

Điều 221 Luật thương mại: Bên mời thầu có trách nhiệm quản lý hồ sơ dự thầu.

Chương XIII: Vận chuyển, giao nhận và giám định hàng hóa

 

82. Hoạt động vận chuyển hàng hóa là…… từ điểm này đến điểm khác 

 

  1. dịch chuyển tài sản hay con người 
  2. tập hợp nhiều nghiệp vụ để dịch chuyển hàng hóa 
  3. giao nhận, dịch chuyển hàng hóa
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. giao nhận, dịch chuyển hàng hóa

Vận chuyển hàng hóa được hiểu là việc giao nhận hàng hóa di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Thông thường vận chuyển hàng hóa gắn với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và có sự kí kết hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và người nhận hàng.

 

83. A muốn trở thành một giám định viên. Hiện tại, A có trình độ đại học phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực này đồng thời A cũng có các chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định mà pháp luật yêu cầu. Vậy A cần thêm tiêu chuẩn nào để trở thành giám định viên?

 

  1. Chứng chỉ hành nghề luật sư.
  2. Ít nhất 02 năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hóa, dịch vụ.
  3. Ít nhất 03 năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hóa, dịch vụ.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C.Ít nhất 03 năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hóa, dịch vụ.

Khoản 1 Điều 259 Luật Thương mại 2005 quy định: Giám định viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây: Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định; Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn và cuối cùng là có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.

 

84. Chọn đáp án đúng nhất:

 

  1. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ những vật gắn liền với đất đai.
  2. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
  3. Cả a và b đều đúng.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.

Khoản 1 Điều 180 Luật thương mại 2005 quy định: “Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.” Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.

 

85. Ai phải chịu chi phí xếp dỡ tài sản vận chuyển nếu không có thỏa thuận khác và pháp luật không có quy định khác

 

  1. Người có quyền nhận hàng
  2. Bên thuê vận chuyển
  3. Bên vận chuyển
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Bên thuê vận chuyển

Theo điều 532 BLDS 2015, Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm và đóng gói theo đúng quy cách đã thỏa thuận; phải chịu chi phí xếp, dỡ tài sản lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

86. Nếu bên thuê vận chuyển không ghi rõ giá trị hàng hóa trong chứng từ vận chuyển thì…..

 

  1. không có cơ sở yêu cầu bên vận chuyển bồi thường
  2. mất quyền hưởng bồi thường thiệt hại nếu hàng hóa gặp rủi ro
  3. bên vận chuyển sẽ được giới hạn nghĩa vụ bồi thường mất mát hư hỏng hàng hóa trong giới hạn tối đa theo quy định của pháp luật trong từng phương thức vận chuyển
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. bên vận chuyển sẽ được giới hạn nghĩa vụ bồi thường mất mát hư hỏng hàng hóa trong giới hạn tối đa theo quy định của pháp luật trong từng phương thức vận chuyển

Điều 237. Khoản 1 Luật thương mại

Chương XVII: Các phương thức thức giải quyết tranh chấp thương mại

 

87. Vi phạm cơ bản là:

 

  1. Sự vi phạm hợp đồng của các bên dẫn đến không bên nào đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
  2. Sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
  3. Sự vi phạm hợp đồng của một bên.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

Theo Khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì: “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

 

88. Đối với vi phạm không cơ bản bên bị vi phạm 

 

  1. có thể tạm thời ngừng thực hiện hợp đồng
  2. đình chỉ thực hiện hợp đồng
  3. Tất cả đều sai
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Tất cả đều sai

Điều 293, luật thương mại quy định về áp dụng chế tài trong thương mại đối với vi phạm không cơ bản: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.”

 

89. Phạt vi phạm là

 

  1. Việc bên bị vị phạm cắt đứt quan hệ hợp đồng với bên vi phạm
  2. Việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng
  3. Việc bên bị vi phạm đình chỉ thực hiện hợp đồng với bên vi phạm
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng

Theo quy định điều 300, Luật thương mại: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”

 

90. Bên vi phạm hợp đồng bị phạt vi phạm trong trường hợp nào?

 

  1. Trong hợp đồng có thoả thuận.
  2. Hành vi vi phạm không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm.
  3. Do các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị của phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Do các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị của phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm.

Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định: Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

 

91. Trong hợp đồng đại lý thương mại, mức phạt vi phạm được quy định ra sao?

 

  1. Tối đa 8% giá trị hợp đồng.
  2. Do các bên thỏa thuận nhưng tối đa không quá 20% giá trị hợp đồng.
  3. Do các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị của phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm.
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Do các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị của phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm.

Điều 301 Luật Thương mại 2005 quy định: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

 

92. ……không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác

 

  1. Thương lượng, hòa giải
  2. Hòa giải
  3. Tòa án
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Thương lượng, hòa giải

Phương thức thương lượng và hòa giải không mang tính chất tài phán và chủ yếu phụ thuộc vào thiện chí đàm phán tìm ra giải pháp giữa hai bên nên nếu không đạt được một thỏa thuận nhờ 2 phương thức này thì hai bên hoàn toàn có thể đưa tranh chấp ra Tòa án và trọng tài để giải quyết

 

93. Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước để đưa ra phán quyết của các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sự mạnh cưỡng chế

 

  1. Tòa án
  2. Trọng tài
  3. Hòa giải
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Tòa án

 

94. Là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mang tính chất xã hội, nghề nghiệp do các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương mại

 

  1. Tòa án
  2. Thương lượng
  3. Trọng tài
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án C. Trọng tài

 

95. …..mang bản chất của cơ chế tự giải quyết

 

  1. Thương lượng
  2. Tòa án
  3. Hòa giải
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Thương lượng


 

96. Là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh

 

  1. Hòa giải
  2. Trọng tài
  3. Thương lượng
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Hòa giải

 

97. Là hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh không cần đến vai trò của bên thứ ba

 

  1. Tòa án
  2. Thương lượng
  3. Hòa giải
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. Thương lượng. Do thương lượng là việc hai bên tự thương lượng với nhau nên không cần đến người thứ ba

 

98. Hòa giải có thể được tiến hành bởi 

 

  1. hòa giải viên, tòa án, trọng tài 
  2. hòa giải viên 
  3. tòa án
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án B. hòa giải viên

 

99. Kết quả của thương lượng phụ thuộc vào 

 

  1. sự tự nguyện của các bên 
  2. được đảm bảo thi hành nhưng phải làm thủ tục yêu cầu 
  3. được đảm bảo thi hành
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. sự tự nguyện của các bên 

 

100. Thủ tục của thương lượng

 

  1. Pháp luật không quy định
  2. Được pháp luật quy định chặt chẽ
  3. Do Tòa án quy định
Nội dung đang xem
Nội dung hướng dẫn
Hướng dẫn
Đáp án A. Pháp luật không quy định

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *