Bài tập môn luật Công pháp quốc tế

30 Câu bài tập môn luật Công pháp quốc tế thường gặp

1. Kiều dân nước A sống trên lãnh thổ nước B đã tập trung biểu tình trước Đại sứ quán nước C tại nước B vì lí do chính trị. Do không kiềm chế trong quá trình biểu tình, một số kiều dân nước A đã có hành động đập phá, gây thiệt hại về tài sản cho Đại sứ quán nước C. Hỏi:

a. Quốc gia nào phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Vì sao?

  • ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

b. Quốc gia chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi của chính quốc gia hay do hành vi của kiều dân nước A.

  • ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

c. Hành vi tạo ra trách nhiệm pháp lý quốc tế thể hiện ở dạng nào (hành động hay không hành động)?

  • ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Ông Bob là 01 doanh nhân đồng thời là công dân của vương quốc Alpha và từ lâu đã có nhiều hoạt động kinh doanh tại cộng hòa Beta. Alpha và Beta có lịch sử quan hệ ngoại giao, quan hệ thương mại tốt đẹp và hoạt động đầu tư kinh doanh của công dân hai nước đã được thực hiện bằng Hiệp ước kinh tế toàn diện năm 2000. Đầu năm 2017, CP mới lên nắm quyền ở Beta đã theo đuổi chính sách chống lại các lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài tại Beta. Chính vì thế, CP nước này đã tịch thu các DN của ông Bob mà không bồi thường hay đưa ra bất cứ sự giải thích nào về việc này. Ông Bob đã cố gắng khiếu nại đối với các quyết định của CP Beta, nhưng các Toà án của Beta đã từ chối với lí do họ không có thẩm quyền để xem xét các quyết định của CP. Hỏi:

a. Vấn đề trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật quốc tế không? Tại sao?

  • ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

b. Vương quốc Alpha có thể làm gì để giúp đỡ ông Bob theo luật quốc tế?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

3.Với mục đích hợp tác để giải quyết hiệu quả các vụ án hình sự liên quan tới công dân, tổ chức của hai nước, nên VN và Lào đã ký kết 1 hiệp định về vấn đề này. Hỏi:

a. Hiệp định này có phải là 1 điều ước quốc tế không. Tại sao?

  • ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

b. Hiệp định này có thể phát sinh hiệu lực ràng buộc chính thức với hai bên bằng hành vi nào?

  • ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết... .

c. Hai bên có thể bảo lưu 1 số điều khoản trong hiệp định này không? Tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

d. Khi hiệp định này có hiệu lực, hai bên cần áp dụng, thực hiện hiệp định này theo nguyên tắc cơ bản nào của Luật quốc tế?

  • ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

4.Các bộ phận cấu thành dân cư và quy chế pháp lý của từng bộ phận.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

5.Vai trò của nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu.

  • ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

6.Phân tích các điều kiện bảo hộ công dân.

  • ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

7.Chứng minh tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể phái sinh, chủ thể hạn chế của luật quốc tế.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

8. L và A là 2 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, Công ước viên 1961 về Quan hệ ngoại giao và Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển. Tình tiết bổ sung: Tổng thống nước L ra lệnh cho M (quan chức cao cấp của chính phủ nước L) đặt bom làm nổ tung 1 máy bay dân sự của A làm nhiều người chết.

a. Hành động của L có vi phạm Luật quốc tế không? Cơ sở pháp lý?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

b. Liên hợp quốc có quyền gì trong trường hợp này? Cơ sở pháp lý?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

9. Tình tiết bổ sung: Tổng thống nước A ra lệnh giết hại hàng ngàn người dân (trong đó có công dân nước L) vì phản đối hành động đặt bom nói trên. L đưa quân đội của mình sang nước A với lý do “bảo hộ” công dân của L.

a. A có quyền nêu trên hay không? Cơ sở pháp lý?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

b. Việc làm của Tổng thống nước A sẽ được giải quyết như thế nào? Cơ sở pháp lý?

  • ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

10. Tình tiết bổ sung: A kiện L ra Tòa án công lý quốc tế ICJ vì L đưa quân đội sang A.

a. Tòa án công lý quốc tế có thẩm quyền giải quyết không? Theo anh chị cần có những điều kiện pháp lý nào? Hãy nêu và phân tích các điều kiện pháp lý đó.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

11. Tình tiết bổ sung: Q là viên chức ngoại giao của L tại A. Trong nhiệm kỳ công tác, Q hoạt động gián điệp bị phát hiện.

a. A có quyền gì đối với Q? Cơ sở pháp lý? (1 điểm)

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

12. Tình tiết bổ sung: Trên đường bỏ chạy, Q lái xe tông chết công dân của A. Q bị bắt giam và bị truy tố về tội vi phạm các quy định về giao thông gây hậu quả nghiêm trọng.

a. Việc bắt giam và truy tố Q có được phép không? Cơ sở pháp lý? (1 điểm)

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

13. Các quốc gia A, B, C đều có lãnh thổ nằm trên lưu vực sông MiKa. Ba nước này đã thỏa thuận ký kết một điều ước quy định nghĩa vụ của các bên không được tiến hành các hoạt động làm ô nhiễm hay ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước của các quốc gia thành viên khác. Sau đó A và B lại thoả thuận tiến hành xây dựng một con đập tại đoạn sông MiKa chảy qua quốc gia A. C đã lên tiếng phản đối và đưa ra những bằng chứng chứng minh công trình xây dựng đập đã khiến lượng hạ nguồn sông MiKa bị cạn đi rất nhiều, ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp của quốc gia C. C khẳng định A và B đã vi phạm điều ước được ký kết giữa các bên đồng thời yêu cầu A và B dừng toàn bộ công trình xây dựng đập. Trước hành động của C, A và B đã thoả thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước đã ký kết với C và tuyên bố tiếp tục xây dựng đập của mình.

a. Hai quốc gia A và B có quyền thỏa thuận xây dựng đập hay không? Vì sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

b. Thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế của hai quốc gia A và B có hợp pháp không? Vì sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

14. Năm 1991, Đài Loan đã nộp đơn xin gia nhập Liên hợp quốc. Trước sự kiện này, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ với lập luận rằng: Đài Loan không phải là một quốc gia độc lập, có chủ quyền mà chỉ là một phần lãnh thổ không thể chia cắt của TQ, do đó Đài Loan không đủ tư cách gia nhập Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, sau đó TQ lại không tỏ thái độ gì về Đài Loan trở thành thành viên của WTO:

a. Sự kiện Đài Loan tham gia WTO có khẳng định tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền không? Tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

b. Trung Quốc và Đài Loan đều tham gia khuôn khổ hợp tác đa phương trong WTO có đồng nghĩa với việc Trung Quốc công nhận nền độc lập của Đài Loan hay không? Tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

15. Pizza và Limon là hai quốc gia hiện đang có tranh chấp về biên giới trên bộ. Quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng do những vụ xung đột thường xuyên xảy ra tại khu vực biên giới. Ngày 5/5/2010, Pizza phát hiện Limon đã thành công trong việc làm giàu uranium ở quy mô lớn và đang triển khai sản xuất vũ khí hạt nhân. Limon không phủ nhận thông tin làm giàu uranium nhưng khẳng định mục đích duy nhất của họ là nhằm tạo ra năng lượng điện, sử dụng vào mục đích hòa bình. Ngày 10/6/2010, một nhóm vũ trang từ lãnh thổ Pizza đã vượt biên giới, tấn công và phá hủy các cơ sở hạt nhân của Limon. Đáp trả hành động nói trên, Limon sử dụng máy bay ném bom các trung tâm thương mại, đài truyền hình trung ương và các nhà máy điện của Pizza, gây nhiều thiệt hại về người. Hãy cho biết:

a. Hành vi sử dụng lực lượng vũ trang của Limon có phù hợp với pháp luật quốc tế không? Giải thích tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

  1. Pizza có quyền áp dụng những biện pháp đáp trả nào đối với Limon? Giải thích tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

16. Về sự kiện Crimea trở thành 01 phần lãnh thổ của LB Nga (03/2014), có quan điểm cho rằng đây là một vấn đề phù hợp với pháp luật quốc tế vì việc Crimea sáp nhập vào LB Nga được thực hiện trên cơ sở quyền dân tộc tự quyết. Trong khi đó, quan điểm khác lại cho rằng, đây là hành động cưỡng chiếm trái với luật pháp quốc tế của LB Nga. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của mình, hãy trình bày quan điểm riêng của mình về sự kiện nói trên.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

17. Có quan điểm cho rằng luật quốc tế không điều chỉnh những vấn đề thuộc thẩm quyền nội bộ của mỗi quốc gia. Do đó, mọi biện pháp được sử dụng nhằm cản trở việc thực hiện công việc nội bộ của quốc gia đều bị coi là vi phạm Luật quốc tế. Trong khi đó, có một số quan điểm khác lại cho rằng khái niệm công việc nội bộ không phải là tuyệt đối và vì vậy có những ngoại lệ. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của mình, hãy trình bày quan điểm riêng của mình về sự kiện nói trên.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

18. Tình tiết: Tổ chức X có cơ sở tại S đã thực hiện nhiều vụ tấn công vũ trang các cơ sở dân sự và giết hại nhiều dân thường trên thế giới. N đơn phương dùng máy bay quân sự tấn công tiêu diệt X trên lãnh thổ của S.

a. Tổ chức X nói trên được gọi là gì? Cơ sở pháp lý?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

b. N có được quyền thực hiện việc này không? Cơ sở pháp lý?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

19. Tổng thống đắc cử của Mỹ, Donald Trump tuyên bố: “Ngay ngày đầu tiên nhậm chức, tôi sẽ rút khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP”. Bằng kiến thức về pháp luật quốc tế, anh chị hãy bình luận ý kiến này theo các nội dung sau đây:

a. Tổng thống đắc cử của Mỹ, Donald Trump sử dụng thuật ngữ “rút khỏi Hiệp định TPP” có phù hợp không?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

b. Mỹ có quyền “rút khỏi Hiệp định TPP” hay không? Tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

c. Nếu “rút khỏi Hiệp định” thì Mỹ có phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế hay không? Tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

d. Nếu Việt Nam có tham gia hiệp định thì cơ quan nào có thẩm quyền phê chuẩn? Cơ sở pháp lý?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

20. Bốn quốc gia A, B, C và D ký kết một điều ước quốc tế về hàng hóa. Điều ước có quy định phải phê chuẩn và phát sinh hiệu lực khi có ¾ quốc gia đã phê chuẩn. Vào ngày 01 tháng 01 năm 2015, Điều ước nói trên đã phát sinh hiệu lực. Quốc gia D cho rằng vì chưa phê chuẩn nên điều ước này sẽ không ràng buộc hiệu lực đối với D. Quan điểm của D như vậy có đúng không?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

21. Ông M là lái xe cho cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia X đặt trên lãnh thổ của quốc gia Y. Ông M là công dân của quốc gia Y. Ngày 29/9/2015, trong khi lái xe chở vị đại sứ đặc mệnh toàn quyền của X đi từ sân bay về đại sứ quán, chiếc xe do ông lái đã gây tai nạn làm chết người. Cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia X cho rằng ông M không phải chịu sự tài phán của quốc gia Y. Hỏi quan điểm như vậy có phù hợp không?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

22. Năm 1990, đại diện Việt Nam ký Hiệp định X. Trong hiệp định X quy định các Quốc gia đã ký hiệp định, để công nhận hiệu lực chính thức của Hiệp định, cần phê chuẩn. Anh chị hãy cho biết: Phê chuẩn trong trường hợp này nghĩa là gì? Giả sử Việt Nam không phê chuẩn Hiệp định này thì có bị coi là vi phạm luật quốc tế không? Tại sao?.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

a. Giả sử, đến năm 2017, Hiệp định X nói trên có hiệu lực đối với Việt Nam. Anh chị hãy cho biết: Việt Nam cần làm gì để tổ chức thực hiện điều ước quốc tế này? Nêu căn cứ pháp luật có liên quan.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

23. Có một công dân Việt Nam phạm tội tại Việt Nam sau đó trốn ra nước ngoài nhằm tránh bị xét xử. Anh chị hãy cho biết: Dưới góc độ pháp luật quốc tế, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có được phép đương nhiên vào lãnh thổ của quốc gia nơi đối tượng này đang lẩn trốn nhằm bắt giữ và đưa đối tượng này về Việt Nam để truy tố, xét xử không? Tại sao? Để có thể bắt giữ và đưa đối tượng này về Việt Nam cần có căn cứ pháp luật gì? Tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

a. Tháng 2 năm 1979, Trung Quốc huy động lực lượng quân đội tấn công các tỉnh biên giới của Việt Nam. Anh chị hãy phân tích hành động này của Trung Quốc dưới góc độ pháp luật quốc tế.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

24.Các quốc gia A, B, C và D là thành viên của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế. Ngày 11/4/2004 các nước này đã ký Hiệp ước hợp tác chống khủng bố trong đó cho phép các quốc gia thành viên được áp dụng mọi biện pháp để vô hiệu hóa tất cả các hoạt động khủng bố, kể cả áp dụng hình phạt tử hình. Hiệp ước này yêu cầu phải phê chuẩn và có cho phép bảo lưu. Quốc gia A ngay khi ký Hiệp ước đã đưa ra bảo lưu đối với điều khoản áp dụng biện pháp tử hình. Sau đó, ngày 19/11/2004, cả 3 quốc gia A, B và C đã phê chuẩn Hiệp ước mà không có bảo lưu (quốc gia A khi ký có bảo lưu nhưng khi phê chuẩn không nhắc lại bảo lưu đó). Quốc gia D đã gửi kèm văn kiện phê chuẩn một tuyên bố bảo lưu: “Các điều khoản của Hiệp ước ràng buộc quốc gia D, trừ điều khoản áp dụng biện pháp tử hình”. Quốc gia C phản đối bảo lưu này của quốc gia D và tuyên bố hai bên không có quan hệ điều ước. Quốc gia B cũng phản đối bảo lưu nhưng không phản đối Hiệp ước có hiệu lực giữa quốc gia B và D. Quốc gia A im lặng. Hãy phân tích và xác định hiệu lực của Hiệp ước hợp tác chống khủng bố và điều khoản áp dụng biện pháp tử hình trong mối quan hệ giữa bốn quốc gia A, B, C, D.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

25. Hundu và Renda đều là hai quốc gia thành viên của Công ước về chống khủng bố quốc tế. Tháng 4/2011, Chính phủ Hundu nhận được báo cáo của Cục tình báo quốc gia về việc phát hiện ra nơi ẩn náu trên lãnh thổ Renda của tên trùm khủng bố (bị truy nã toàn cầu) mà quốc gia này đang tìm kiếm. Phát hiện ra hành vi của Hundu, Renda đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, phía Renda cho rằng hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, Hundu cho rằng hành vi của quốc gia này là nhằm thực hiện nghĩa vụ thành viên của Công ước về chống khủng bố. Hơn nữa, Tổng thống Hundu đã thực hiện cuộc điện đàm chính thức với Tổng thống Renda và ông này hứa sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động chống khủng bố được thực hiện bởi Hundu. Hãy cho biết:

a. Tính hợp pháp trong hành vi của Hundu? Vì sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

b. Cuộc điện đàm chính thức giữa Tổng thống của hai quốc gia có xác lập nghĩa vụ của Renda trong việc tạo điều kiện cho Hundu tấn công và tiêu diệt trùm khủng bố trên lãnh thổ Renda không? Vì sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

26. Năm 2012, tại quốc gia A xảy ra nội chiến. Hàng ngàn người nổi dậy đã tiến hành đập phá các cửa hàng, nhà kho sân bãi nhằm tăng sức ép đề nghị chính phủ đương nhiệm phải từ chức. Cuộc giao tranh giữa Chính phủ đương nhiên và phe nổi dậy ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như đe dọa sự an toàn của những người nước ngoài đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia A. Trước tình hình nguy cấp này, Hội động bảo an Liên hợp quốc, với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đã có những cuộc họp nhằm xem xét vấn đề của quốc gia. Dự thảo Nghị quyết của hội đồng bảo an trong đó đề cập đến việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp về quân sự, đối với quốc gia A cũng đã được soạn thảo. Trong thời gian chờ đợi nghị quyết được thông qua, với tư cách là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an quốc gia X đã cho một số tàu quân sự của mình tiến sâu vào neo đậu trong lãnh hải của quốc gia A để sẵn sàng thực hiện Nghị quyết của Hội đồng bảo an. Hãy cho biết:

a. Các cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng bảo an thông qua?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

27. Năm 1995, hai quốc gia Tunyza và Bravia ký kết Hiệp ước phân định biên giới trong đó thoả thuận sẽ thiết lập khu vực phi quân sự có chiều rộng 10 km tính từ đường biên giới trở vào lãnh thổ mỗi bên. Ngày 16/8/2011, quốc gia Tunyza tập trung hàng nghìn binh sĩ để chuẩn bị cho cuộc tập trận sát dọc tuyến biên giới giữa Tunyza và Bravia. Chính quyền Tunyza cho rằng cuộc tập trận này mang tính chất phòng thủ và diễn ra hàng năm. Trong khi đó, chính quyền Bravia lại cho rằng đây là một hành động vi phạm Hiệp ước phân định biên giới đã ký, có tính chất khiêu khích quân sự và đe doạ sự toàn vẹn lãnh thổ của Bravia. Để phản đối hành động này, ngày 17/8/2011, Bravia đã gửi tối hậu thư yêu cầu Tunyza rút quân ngay lập tức ra khỏi khu vực biên giới giữa hai quốc gia và đe doạ sẽ sử dụng quân đội để tấn công nếu Tunyza không rút quân. Bất chấp lời cảnh báo của Bravia, Tunyza vẫn không tiến hành rút quân. Trước thái độ của Tunyza, Bravia đã dùng đạn pháo về phía Tunyza làm thiệt mạng nhiều dân thường và binh sĩ của Tunyza.

Hãy bình luận về các hành vi do quốc gia Tunyza và Bravia thực hiện trên cơ sở các quy định của luật quốc tế

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

28. Tháng 9/1945, Minotta trao trả nền độc lập cho nhân dân các vùng lãnh thổ thuộc địa của Minotta là X, Y, Z, Bêta và Gamma. Tháng 12/1945, ba nước X, Y, Z quyết định hợp nhất và ký Hiệp định về việc thành lập Liên bang Anpha gồm 3 bang là X, Y, Z nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị và phát triển kinh tế. Điều 2 Hiệp định thành lập Liên bang khẳng định “Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”. Tháng 9/1980, bang X ký kết Hiệp định về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki với quốc gia Bêta. Quốc hội của bang X đã thông qua Hiệp định và Quốc hội của Bêta đã phê duyệt Hiệp định. Theo quy định của Hiệp định, Hiệp định có hiệu lực ngày 16/2/1981. Tháng 2/1981. Anpha gửi Công hàm cho Bê ta khẳng định hiệp định ký kết không đúng thẩm quyền theo pháp luật của Anpha vì vậy Hiệp định vô hiệu theo quy định của Luật Quốc tế. Tuy nhiên Bê ta khẳng định X đã ký kết Hiệp định với tư cách một bang của Anpha. X cũng khẳng định, X có đủ thẩm quyền ký kết Hiệp định vì theo quy định của Hiến pháp liên bang Anpha “Các bang thuộc liên bang có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch”

Hãy xác định hiệu lực của Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biến giới Maiki? Cho biết các cơ sở pháp lý để xác định hiệu lực đó và giải thích?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

29. Năm 1960, quốc gia A gửi cho quốc gia B thư đề nghị hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của quốc gia B với vùng lãnh thổ C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế. Trong thư đó, quốc gia A nêu rõ nguyên tắc, cách thức hoạch định và có bản đồ hoạch định đính kèm. Trong thư trả lời, quốc gia B bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của quốc gia A. Hai quốc gia cũng đã tổ chức họp báo để thông báo chính thức về nội dung thỏa thuận. Tranh chấp lãnh thổ bắt đầu nảy sinh sau khi vùng lãnh thổ C trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Quốc gia C cho rằng thỏa thuận qua thư giữa quốc gia A và quốc gia B không phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn nữa, nếu thỏa thuận năm 1960 là điều ước quốc tế thì với tư cách là quốc gia mới ra đời, quốc gia C không phải kế thừa tất cả các điều ước quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết. Hãy cho biết:

– Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế, thỏa thuận giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên có là điều ước quốc tế hay không? Giải thích tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

– Sau khi độc lập, quốc gia C có phải thực hiện thỏa thuận về biên giới lãnh thổ mà quốc gia A đã ký kết với quốc gia B hay không? Giải thích tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

30. Năm 2012, tại quốc gia A xảy ra nội chiến. Hàng ngàn người nổi dậy đã tiến hành đập phá các cửa hàng, nhà kho sân bãi nhằm tăng sức ép đề nghị chính phủ đương nhiệm phải từ chức. Cuộc giao tranh giữa Chính phủ đương nhiên và phe nổi dậy ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như đe dọa sự an toàn của những người nước ngoài đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia A. Trước tình hình nguy cấp này, Hội động bảo an Liên hợp quốc, với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đã có những cuộc họp nhằm xem xét vấn đề của quốc gia. Dự thảo Nghị quyết của hội đồng bảo an trong đó đề cập đến việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp về quân sự, đối với quốc gia A cũng đã được soản thảo. Trong thời gian chờ đợi nghị quyết được thông qua, với tư cách là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an quốc gia X đã cho một số tàu quân sự của mình tiến sâu vào neo đậu trong lãnh hải của quốc gia A để sẵn sang thực hiện Nghị quyết của Hội đồng bảo an. Hãy cho biết:

1. Hành vi của quốc gia X có phù hợp với quy định của Công ước luật biển 1982 hay không? Tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Các cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng bảo an thông qua?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *