Các loại chế tài và hình thức chế tài hợp đồng thương mại ?

1. Các loại chế tài trong thương mại ?

Các loại chế tài trong thương mại được quy định tại Điều 292 Luật Thương mại năm 2005, bao gồm:

– Buộc thực hiện đúng hợp đồng;

– Phạt vi phạm;

– Buộc bồi thường thiệt hại;

– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

– Đình chỉ thực hiện hợp đồng;

– Hủy bỏ hợp đồng.

– Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Các chế tài này có thể chia thành ba nhóm với các tính chất khác nhau:

Nhóm thứ nhất là chế tài nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng như đã thỏa thuận, đó là chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Chế tài này là hình thức cưỡng chế nhà nước buộc bên vi phạm phải thực hiện đúng hợp đồng, mặc dù hậu quả pháp lý bất lợi hơn đối với bên vi phạm so với việc hợp đồng không bị vi phạm chỉ thể hiện ở chỗ bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm – những chế tài được áp dụng đồng thời với buộc thực hiện đúng hợp đồng.

Nhóm thứ hai là nhóm các chế tài mang tính chất vật chất nhằm khôi phục và bù đắp thiệt hại cho bên bị vi phạm, bao gồm chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại. Đây chính là ưách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng trong thương mại, là các chế tài chủ yếu và phổ biến nhất áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng ở Việt Nam. Các chế tài này luôn có mục đích khôi phục hoặc bù đắp những lợi ích lẽ ra được hưởng cho bên bị vi phạm. Chính vì thế, mức độ trách nhiệm luôn phải phù hợp với mức độ thiệt hại, với những lợi ích mà bên bị vi phạm có thể được hưởng nếu không xảy ra hành vi vi phạm của bên kia. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa và thậm chí trừng phạt hành vi vi phạm, pháp luật có thể cho phép bên bị vi phạm được hưởng những lợi ích cao hơn mức thiệt hại thực tế, thể hiện ở hình thức phạt vi phạm. Tuy nhiên, do nằm ngoài nguyên tắc khôi phục và bù đắp thiệt hại nên chế tài phạt vĩ phạm chỉ được áp dụng khi các bên có sự thỏa thuận về việc áp dụng chế tài này, chứ không phải đương nhiên được áp dụng không cần thỏa thuận trước như chế tài bồi thường thiệt hại.

Nhóm thứ ba là nhóm các chế tài mang tính chất tổ chức nhằm chấm dứt hoặc tạm chấm dứt việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng, bao gồm chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng và chế tài hủy bỏ hợp đồng. Các chế tài này là hình thức cưỡng chế nhà nước không gắn với yếu tố tài sản như nhóm thứ hai.

Ngoài ra, các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận với nhau về việc áp dụng cảc biện pháp khác chưa được quy định trong Luật Thương mại năm 2005, miễn là những biện pháp đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. Điều này thể hiện tính mở của quy định pháp luật, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong các giao dịch thương mại.

2. Các hình thức chế tài hợp đồng thương mại ?

2.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Khi một bên trong hợp đồng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng thì bên này buộc phải thực hiện đúng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện. Nếu không họ sẽ phải trả tiền đền bù, bồi thường thiệt hại hay các chế tài khác. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng để các bên đạt được lợi ích mà họ mong muốn từ việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

Các nước theo dòng họ pháp luật châu Âu lục địa (civil law) xuất phát từ quan điểm cho rằng yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng là yêu cầu cơ bản, được ưu tiên số một trong số các chế tài hợp đồng. Bên vi phạm luôn có thể bị yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng (trừ một số trường hợp ngoại lệ), nếu bên bị vi phạm mong muốn điều đó. Vì thế, chế tài bồi thường thiệt hại chỉ đứng hàng thứ hai, khi việc buộc thực hiện đúng hợp đồng trở nên bất khả thi hoặc khi bản thân người bị vi phạm không còn quan tâm đến việc được thực hiện đúng hợp đồng nữa. Pháp luật một số nước điển hình của dòng họ cívil law đã thể hiện rõ quan điểm này.

Ở Pháp, chế tài thực hiện đúng hợp đồng áp dụng đối với các nghĩa vụ thực hiện hành vi. Khi bên vi phạm không thực hiện một hành vi nhất định thì bên bị vi phạm có thể tự mình thực hiện hành vi đó và mọi chi phí do bên vi phạm phải thanh toán (Điều 1144 bộ luật dân sự Pháp). Nếu không thực hiện nghĩa vụ thì bên vi phạm buộc phải trả một khoản tiền phạt cho mỗi ngày chậm thực hiện. Đứng trước nguy cơ phải trả một khoản tiền lớn do chậm thực hiện hợp đồng, bên vi phạm sẽ lựa chọn thực hiện đúng hợp đồng. Quy tắc này đã được đưa vào Điều 491 Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp.

Ở Liên bang Đức, thực hiện đúng hợp đồng được coi là ưu tiên hơn và ghi nhận trong nhiều mục của bộ luật dân sự Đức như mục về hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều 241 quy định về việc bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên vi phạm chuyển giao những gì đã thỏa thuận, thực hiện hoặc không thực hiện hành vi theo thỏa thuận. Bồi thường thiệt hại được giải thích như một hình thức đặc biệt nếu thực hiện đúng hợp đồng trở thành điều không thể hoặc không đủ để bồi hoàn đầy đủ cho bên bị vi phạm (Điều 251 bộ luật dân sự Đức). Chế tài bồi thường thiệt hại không được áp dụng ngay khi có hành vi vi phạm. Bên bị vi phạm muốn nhận bồi thường bằng tiền mặt thì phải ấn định thời hạn thực hiện đúng hợp đồng, chỉ khi hết thời hạn đó mà không thực hiện thì mới được đòi bồi thường bằng tiền và từ chối nhận thực hiện hợp đồng (Điều 250, 283, 326). Nếu bên bị vi phạm yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng thì toà án không có quyền từ chối yêu cầu đó và thay thế bằng hình thức bồi thường bằng tiền. Việc thay thế chỉ được áp dụng trong những trường hợp rất hãn hữu như khi việc thực hiện đúng hợp đồng là không thể, không tương xứng với chi phí lớn bỏ ra (đoạn 2 Điều 251), ảnh hưởng đến quan hệ cá nhân của bên bị vi phạm hay liên quan đến hoạt động sáng tạo.

Luật nghĩa vụ của Thụy Sỹ quy định yêu cầu bồi thường thiệt hại chỉ được xem xét nếu việc thực hiện đúng hợp đồng là không thể (Điều 97, 98, 107, 108).

Như vậy, có thể thấy quan điểm của các nước theo dòng họ pháp luật châu Âu lục địa là khá đồng nhất và đặt thứ tự ưu tiên hàng đàu cho việc thực hiện đúng hợp đồng. Tuy nhiên, dòng họ pháp luật Anh – Mỹ (common law) lại xuất phát từ quan điểm ngược lại khi cho rằng mấu chốt của vấn đề là trong trường hợp có hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm luôn có thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại bằng tiền. Vì thế, buộc thực hiện đúng hợp đồng nhìn chung không được toà án áp dụng, toà án chỉ công nhận tính hợp pháp của yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp việc bồi thường bằng tiền mặt không đáp ứng quyền lợi của bên bị vi phạm.

Ở Anh và Hoa Kỳ, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng (specific períòrmance) áp dụng đối với hợp đồng mua bán bất động sản và những hàng hoá là động sản đặc biệt như đồ cổ, vật có giá trị nghệ thuật cao. Ở Anh, chế tài này chỉ áp dụng đối với vật quý hiếm mà không thể mua được ở noi nào khác. Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ mở rộng hơn luật của Anh khi không chỉ áp dụng với vật quý hiếm mà còn trong những hoàn cảnh đặc biệt khác (khoản 1 Điều 2-116) hay trong các hợp đồng xây dựng.

Pháp luật Việt Nam theo quan điểm của các nước châu Âu lục địa khi quy định:

“Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh ” (khoản 1 Điều 297 Luật Thương mại năm 2005).

Tuy nhiên, khác với pháp luật Đức, Luật Thương mại Việt Nam quy định trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng các chế tài khác ngoài chế tài bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng (khoản 1 Điều 299 Luật Thương mại năm 2005). Như vậy, pháp luật Việt Nam cho phép trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đông, bên bị vi phạm vẫn có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia gây ra và phạt hợp đồng đối với bên đó. Điều này khác với quy định của Luật Thương mại năm 1997, khi Điều 225 Luật này không cho phép áp dụng các chế tài khác khi đang trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Theo Luật Thương mại năm 1997, chế tài này trở nên mất ý nghĩa vì trong khi áp dụng chế tài nếu bên vi phạm chây ỳ không thực hiện thì không có một chế tài tiền tệ bổ sung nào được phép áp dụng. Chỉ khi hết thời hạn áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng thì mới được áp dụng các chế tài khác như phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại… Như vậy, tình trạng kinh tế lúc này giống hệt như khi chưa áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng; không tuân thủ chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì bên vi phạm cũng không bị bất lợi gì hơn. Điều này không khuyến khích bên vi phạm thực hiện đúng chế tài, tạo điều kiện cho bên vi phạm trì hoãn việc phải bồi thường hay phạt vi phạm hợp đồng. Với quy định mới của Luật Thương mại năm 2005, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trở nên phù hợp hơn với thực tiễn.

Theo quy định của Luật Thương mại hiện hành, khi một bên vi phạm hợp đồng, bên kia hoàn toàn có quyền buộc bên đó thực hiện đúng hợp đồng đã thỏa thuận. Trên thực tế, một khi đã có hành vi vi phạm hợp đồng, tức là hợp đồng đã không được thực hiện đúng như thỏa thuận thì việc yêu cầu thực hiện chính xác như trong hợp đồng gần như là điều không thể, vì đã có sự vi phạm nội dung nào đó của hợp đồng như giao hàng chậm, hàng không đủ số lượng hay không đúng chất lượng… Cho dù bên vi phạm có thực hiện thì cũng không thể đúng hoàn toàn theo thỏa thuận, chí ít là cũng chậm so với thời hạn. Vì thế, chế tài thực hiện đúng hợp đồng, về bản chất phải là buộc thực hiện hợp đồng trên thực tế, theo cách gọi của pháp luật nước ngoài. Để tạo điều kiện cho bên vi phạm thực hiện hợp đồng, Điều 298 Luật Thương mại năm 2005 quy định:

“Trường hợp buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng”.

Nếu trong thời hạn mà bên bị vi phạm ẩn định để bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng mà bên này vẫn không thực hiện thì bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình (khoản 2 Điều 299 Luật Thương mại năm 2005).

Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, buộc thực hiện đúng hợp đồng được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Khắc phục vi phạm để hợp đồng được thực hiện đúng theo thỏa thuận:

– Nếu bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

– Nếu bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Hàng khác trong trường hợp này phải là mặt hàng đúng chủng loại với hàng đã giao và đảm bảo đúng chất lượng theo thỏa thuận.

Bước 2: Được tiến hành trong trường hợp bước 1 không thể thực hiện được: đó là thay thế hàng hoá, dịch vụ đã thỏa thuận bằng hàng hoá, dịch vụ khác chủng loại, hay trả bằng tiền. Tuy nhiên, để thực hiện việc thay thế này nhất thiết phải được sự đồng ý của bên bị vi phạm. Bởi lẽ có thể bên bị vi phạm chỉ quan tâm đến đúng loại hàng hoá, dịch vụ đã thỏa thuận chứ không phải là các mặt hàng, dịch vụ thay thế khác hoặc tiền. Trong trường hợp bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thay thế này thì bên bị vi phạm buộc phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ.

Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện bước 2 (thay thế hàng hoá, dịch vụ khác chủng loại hoặc trả tiền) thì bên bị vi phạm có các quyền sau: + Mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có;

+ Tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý. Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và pháp luật.

2.2 Phạt vi phạm hợp đồng

Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng. Ở Việt Nam, đây là chế tài tiền tệ được xây dựng nhằm hai mục đích:

+ Răn đe, phòng ngừa vi phạm và giáo dục ý thức tuân thủ các cam kết đã ghi nhận trong hợp đồng;

+ Trừng phạt bên có hành vi vi phạm hợp đồng.

Tuy nhiên, quan niệm về phạt vi phạm của Việt Nam có điểm khác so với nhiều nước, ở các nước theo dòng họ pháp luật Anh – Mỹ không có khái niệm phạt vi phạm mà chỉ có khái niệm bồi thường thiệt hại (damages), vốn mang tính đền bù chứ không nhằm trừng phạt bên vi phạm. Ở Hoa Kỳ, hình thức bồi thường thiệt hại theo mức ấn định tuy gần giống chế tài phạt vi phạm của Việt Nam nhưng lại khác về mục đích. Bồi thường thiệt hại theo mức ấn định có mục đích dự kiến thiệt hại có thể phát sinh trong trường hợp khó chứng minh được thiệt hại, nhưng nó sẽ bị vô hiệu nếu được sử dụng như một biện pháp trừng phạt bên vi phạm hợp đồng khi quy định khoản tiền quá lớn, không hợp lý so với thiệt hại có thể xảy ra (Điều 2-718 Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ). Nguyên tắc không chấp nhận tiền phạt còn được quy định trong pháp luật một số bang và trong Bộ luật Thưorng mại thống nhất Hoa Kỳ (Điều 1-106).

Các nước theo dòng họ pháp luật châu Âu lục địa lại coi phạt vi phạm là một hình thức đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng phổ biến nhất. Ý nghĩa chính của chế tài này là cho phép bên bị vi phạm không phải chứng minh mức độ thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm. Ở các nước này, phạt vi phạm mang tính chất đền bù và có thể thay thế cho việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Pháp luật Đức, Thụy Sỹ đều cho phép các bên quy định trong hợp đồng mức tiền phạt cao hon mức bồi thường thiệt hại.

Cho dù có sự khác biệt nhưng đa số các nước đều thống nhất rằng phạt vi phạm không nhằm mục đích trừng phạt bên vi phạm, ý nghĩa giáo dục của chế tài này có thể đạt được thông qua thực hiện chức năng đền bù. Suy cho cùng, chế tài trong thương mại được xây dựng là để đảm bảo các điều kiện bình thường cho chủ thể của hoạt động thương mại, chứ không phải để trừng trị như chế tài hình sự.

Theo pháp luật Việt Nam, phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận (khoản 1 Điều 418 bộ luật dân sự năm 2015, Điều 300 Luật Thương mại năm 2005). Chế tài phạt vi phạm chỉ có thể được áp dụng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận; nếu hợp đồng không thỏa thuận, pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đó cũng không quy định cụ thể về phạt vi phạm thì không được áp dụng chế tài này. Như vậy, cả bộ luật dân sự và Luật Thương mại đều thống nhất ở điểm: để áp dụng chế tài phạt vi phạm nhất thiết phải có sự thỏa thuận của các bên.

Bộ luật dân sự năm 1995 khống chế mức phạt tối đa là 5% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm, bộ luật dân sự năm 2005 không khống chế mức phạt hợp đồng tối đa mà cho phép các bên tự thỏa thuận, đến Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung: các bên có thể thỏa thuận mức phạt, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Có nghĩa là nếu luật liên quan có quy định mức phạt tối đa thì các bên không được thỏa thuận quá mức giới hạn đó.

Ví dụ: Luật Xây dựng quy định mức phạt tối đa không quá 12% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Còn Luật Thương mại năm 2005 khống chế mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (Điều 301). Trường hợp ngoại lệ duy nhất quy định trong Luật Thương mại là mức phạt đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình không được vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định (Điều 266). Do các văn bản luật (bộ luật dân sự, Luật Thương mại, Luật Xây dựng…) quy định khác nhau về mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa nên việc xác định văn bản pháp luật nào áp dụng cho quan hệ hợp đồng cụ thể là hết sức quan trọng. Để xác định được chính xác luật áp dụng, cần sử dụng nguyên tắc luật chung – luật chuyên ngành “lex specialis derogat legi generali”.

Căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm là có hành vi vi phạm hợp đồng và có thỏa thuận của các bên. Luật Thương mại năm 2005 đã bỏ yếu tố lỗi như một căn cứ xác định trách nhiệm phạt vi phạm cũng như bồi thường thiệt hại. Nếu như chế tài hình sự, hành chính đòi hỏi phải chứng minh lỗi, trong quan hệ hợp đồng do luật tư điều chỉnh có cách tiếp cận khác, đố là trách nhiệm của nhà kinh doanh không phụ thuộc vào lỗi, tức là đối với họ lỗi được coi là suy đoán. Bởi lẽ thương nhân là người kinh doanh chuyên nghiệp, buộc phải luôn thể hiện sự quan tâm và cân trọng cao nhất có thể để thực hiện các nghĩa vụ của mình nên khi đã có hành vi vi phạm hợp đồng thì đương nhiên coi như họ có lỗi, trừ khi họ chứng minh được là mình không có lỗi.

2.3 Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm tài sản, theo đó bên vi phạm hợp đồng dẫn tới gây thiệt hại phải frả một khoản tiền bồi thường cho bên bị vi phạm nhằm khôi phục lợi ích vật chất cho bên bị vi phạm.

Mục đích của việc trả tiền bồi thường là để bù đắp cho bên bị vi phạm và bị thiệt hại, chứ không phải để trừng phạt bên vi phạm trong quan hệ hợp đồng. Xuất phát từ quan điểm không thể để bên bị vi phạm bị tổn thất về vật chất khi bên kia vi phạm nghĩa vụ hợp đông, chế tài bồi thường thiệt hại bằng tiền cần được áp dụng sao cho bên bị vi phạm được hưởng những gì họ đáng ra được hưởng nếu hợp đồng không bị vi phạm.

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được coi là nghĩa vụ mới của bên vi phạm thay thế cho nghĩa vụ không được thực hiện hoặc bổ sung cho nghĩa vụ không được thực hiện đúng, vấn đề bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi bên bị vi phạm có thiệt hại thực tế. Vì thế, mức bồi thường phải được tính toán đầy đủ, bao gồm tổn thất thực tế mà bên bị vi phạm gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia và khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ mà bên bị vi phạm có thể nhận được nếu bên kia thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình. Do mang tính bù đắp nên số tiền phải bồi thường không thể vượt quá số tiền thiệt hại thực tế. Đây là nguyên tắc xác định mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đông, từ đó hạn chế mức bồi thường không lớn hon mức thiệt hại của bên bị vi phạm.

Pháp luật các nước điển hình của cả hai dòng họ civil law và common law đều thống nhất ở quan điểm này và ghi nhận ữong các văn bản pháp luật (Điều 1149 bộ luật dân sự Pháp, Điều 252 bộ luật dân sự Đức, khoản 2 Điều 2-708 Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ). Ở Việt Nam, chế tài bồi thường thiệt hại được quy định trong bộ luật dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005 và nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Kinh doanh bảo hiểm… Quan điểm về bôi thường thiệt hại và mối quan hệ với phạt vi phạm của bộ luật dân sự và Luật Thương mại có những điểm khác biệt. Dựa trên nguyên tắc luật chung – luật chuyên ngành, các quy định của Luật Thương mại được ưu tiên áp dụng đối với những quan hệ hợp đồng do Luật Thương mại điều chỉnh.

Khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam quy định:

“Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thẩt do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”.

Giá trị bôi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm (khoản 2 Điều 302). Kể cả khi đã áp dụng các chế tài khác, bên bị vi phạm vẫn không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia (Điều 316 Luật Thương mại năm 2005).

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại (Điều 304 Luật Thương mại năm 2005). Quy định này xuất phát từ nguyên tắc ra đời từ thời La Mã cổ đại “Ai khẳng định, người đó phải chứng minh”. Nếu không chứng minh được thì coi như không có thiệt hại. Bên đòi bồi thường thiệt hại phải chứng minh có thiệt hại xảy ra, đồng thời phải chứng minh cả mức độ thiệt hại để làm cơ sở yêu cầu bồi thường.

Bồi thường thiệt hại có thể có những hình thức khác nhau: bù đắp những thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng gồm tổn thất thực tế và khoản lợi bị bỏ lỡ; hoặc đền bù thiệt hại cho việc thanh toán chậm, nếu vi phạm nghĩa vụ thanh toán, về nguyên tắc, chậm thanh toán có thể gây nên tổn thất thực tế, ví dụ: do được thanh toán chậm nên phải vay ngân hàng trong thời gian chưa được thanh toán. Nhưng nhiều trường họp một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán nhưng bên kia không thể chứng minh tổn thất nên không đòi bồi thường thiệt hại được. Để giải quyết trường họp này, Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 đã quy định:

“Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quả hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tưomg ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán là không đơn giản và còn gây nhiều tranh cãi.

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý trong khả nãng của mình để hạn chế tổn thất do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên bị vi phạm không áp dụng biện pháp để hạn chế tổn thất trong khi có thể áp dụng được thì bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt tiền bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được (Điều 305 Luật Thương mại năm 2005).

Theo Điều 303 Luật Thương mại năm 2005, căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại gồm 3 yếu tố:

Thứ nhất, có hành vi vi phạm hợp đồng: Đó là hành vi của một bên đã xử sự trái với những cam kết trong hợp đồng hoặc trái với quy định của pháp luật, nếu trong hợp đồng không quy định. Đó là hành vi không thực hiện hợp đồng, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Xét về bản chất, vi phạm hợp đồng chính là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Còn thực hiện không đầy đủ hợp đồng cũng chính là hành vi không thực hiện đúng hợp đồng.

Thứ hai, có thiệt hại thực tế xảy ra: Đó là những thiệt hại có thực phát sinh trực tiếp từ sự vi phạm hợp đồng. Những thiệt hại này hoàn toàn có thể xác định được và tính bằng tiền. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thiệt hại thực tế bao gồm tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia và khoản lợi nhuận trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Tổn thất thực tế có thể là: giá trị số tài sản mất mát, hư hỏng; chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra; tiền phạt vi phạm hợp đồng hoặc tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba do hậu quả trực tiếp của sự vi phạm hợp đồng gây ra… Những khoản tổn thất này phải trực tiếp do bên vi phạm gây ra. Những khoản tổn thất không trực tiếp thì không được bồi thường. Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm, còn được gọi là khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ, ví dụ: các khoản lãi, thu nhập trực tiếp đáng lẽ được hưởng nhưng thực tế không thu được do bị vi phạm hợp đồng.

Thứ ba, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại: Có nghĩa là có mối quan hệ nhân quả, trực tiếp giữa hành vi vĩ phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế. Những thiệt hại là hậu quả của hành vi vi phạm; nếu không có hành vi vi phạm thì không có thiệt hại. Hành vi vi phạm hợp đồng phải xảy ra trước, từ hành vi đó mới dẫn đến thiệt hại.

Mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm được quy định trong cả bộ luật dân sự và Luật Thương mại. Theo Luật Thương mại năm 2005, trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Nếu các bên không thỏa thuận phạt vi phạm thì chỉ được yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 307 Luật Thương mại năm 2005). Như vậy, để có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm thì bắt buộc các bên phải có thỏa thuận về phạt vi phạm, nhưng để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì không càn phải thỏa thuận. Mặc dù thống nhất ở điểm quy định muốn phạt vi phạm thì các bên phải có thỏa thuận, bộ luật dân sự năm 2015 lại có cách tiếp cận khác về việc áp dụng đồng thời phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại khi quy định các bên có thể thỏa thuận chỉ chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại, hoặc vừa chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận vê áp dụng đồng thời phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm (Điều 418 bộ luật dân sự). Tuy nhiên, việc áp dụng bộ luật dân sự hay Luật Thương mại phải tuân theo nguyên tắc luật chung – luật chuyên ngành như đã nêu ở trên.

Ở các nước common law, nguyên tắc chung là bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm bằng cách bồi thường bằng tiền. Theo nguyên tắc đó, có thể hiểu là vào bất cứ lúc nào mỗi bên đều có thể từ chối thực hiện hợp đồng miễn là trả khoản tiền bồi thường tương ứng. Vì thế, bồi thường thiệt hại trở thành chế tài chủ yếu ở Hoa Kỳ và các nước common law. Trong những năm gần đây, các nước đang có xu hướng tăng cường sử dụng tiền phạt như một công cụ thúc đẩy các bên tuân thủ hợp đồng khi quan niệm rằng phải có những biện pháp đặt bên vi phạm vào tình thế khiến họ thấy rằng đối với họ, việc vi phạm hợp đồng dẫn đến những hậu quả bất lợi nhiều hơn là việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trong khi chưa tìm ra được công cụ thích hợp thì bồi thường thiệt hại vẫn là chế tài chủ yếu.

2.4 Hủy bỏ hợp đồng

Hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực (Điều 312 Luật Thương mại năm 2005).

Việc hủy hợp đồng thường được áp dụng khi hợp đồng chưa được thực hiện. Trong trường hợp hợp đồng đang thực hiện thì áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng. Sau khi hủy bỏ hợp đông, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền. Nếu có thiệt hại phát sinh từ việc hủy bỏ hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 314 Luật Thương mại năm 2005).

Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp:

+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

+ Hoặc Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Trường hợp thứ nhất, các bên phải thỏa thuận trước trong hợp đồng điều kiện để hủy bỏ hợp đồng là một hoặc một số hành vi vi phạm nhất định và chỉ khi xảy ra các hành vi vi phạm đó, bên vi phạm mới được yêu cầu hủy bỏ hợp đồng. Trong trường hợp thứ hai, không cần các bên phải thỏa thuận trước về điều kiện hủy bỏ mà chỉ cần một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, Ví dụ: ký hợp đồng mua gạo nếp để gói bánh trưng bán trong dịp Tết nguyên đán nhưng bên bán vi phạm thời hạn giao hàng và lại giao gạo vào sau Tet nguyên đán. Tuy cùng bản chất là vi phạm khiến mục đích hợp đồng không đạt được nhưng bộ luật dân sự năm 2015 không dùng thuật ngữ vi phạm cơ bản mà dùng thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng” (khoản 2 Điều 423).

Ở Hoa Kỳ, đối với những vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền lựa chọn: hoặc yêu cầu thực hiện hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại, hoặc yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại. Đối với những vi phạm không cơ bản, bên bị vi phạm không được quyền yêu cầu hủy hợp đồng mà chỉ có thể đòi bồi thường thiệt hại. Quy định này khá tương đồng với Điều 423 bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 312 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005. Pháp luật Việt Nam còn quy định một trường hợp nữa có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng, đó là khỉ các bên đã thỏa thuận trước trong hợp đồng điều kiện hủy bỏ.

2.5 Tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng

+ Tạm ngừng thực hiện hợp đồng:

Đây là chế tài mới quy định trong Luật Thương mại năm 2005. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện nhưng vẫn còn hiệu lực và hoàn toàn có thể tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên Luật Thương mại không chỉ rõ điều kiện để tiếp tục thực hiện hợp đồng, về nguyên tắc, nguyên nhân nào khiến hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì khi đã loại trừ và xử lý được nguyên nhân đó, hợp đồng phải được tiếp tục thực hiện.

Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng được áp dụng khi rơi vào các trường hợp sau đây: Xảy ra hành vi vi phạm mà cảc bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Bên bị vi phạm dẫn tới việc phải tạm ngừng thực hiện hợp đồng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

+ Đình chỉ thực hiện hợp đồng:

Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;

– Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Đình chỉ thực hiện khác tạm ngừng thực hiện ở chỗ hợp đồng không có cơ hội tiếp tục được thực hiện, hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng về bản chất giống chế tài đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo Điều 428 bộ luật dân sự năm 2015.

Tạm ngừng và đình chỉ thực hiện hay hủy bỏ hợp đồng là các hành vi pháp lý đơn phương của bên bị vĩ phạm khi có đủ điều kiện theo pháp luật quy định. Mặc dù pháp luật cho phép bên bị vi phạm hợp đồng có quyền tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hay hủy bỏ hợp đồng nhưng để tránh sự lạm dụng chế tài từ phía bên bị vi phạm, bên bị vi phạm có nghĩa vụ thông báo ngay cho bên vi phạm biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

3. Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại

Hợp đồng được giao kết hợp pháp và có hiệu lực làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý đối với các bên giao kết. Theo nguyên tắc pacta sunt servanda (hợp đồng phải được tuân thủ), các bên phải nghiêm túc thực hiện nhũng nghĩa vụ đã thỏa thuận. Một khi đã bị ràng buộc bởi nghĩa vụ theo hợp đồng, các bên không có quyền từ chối thực hiện hợp đồng. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì bên đó phải chịu ữách nhiệm đối với bên kia và bị áp dụng một hoặc các chế tài đã nêu trên, trừ trường hợp được miễn trách nhiệm. Như vậy, miễn trách nhiệm là việc giải phóng cho bên vi phạm khỏi các trách nhiệm pháp lý mà đáng lẽ ra họ phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của mình.

Bên vi phạm được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được là mình không có lỗi, bằng cách chỉ ra những hoàn cảnh khách quan khiến cho mình không thể thực hiện hợp đồng hoặc không thể thực hiện đúng hợp đồng. Những hoàn cảnh như vậy được pháp luật quy định, hoặc do các bên đã thỏa thuận trước với nhau hoặc việc vi phạm hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm. Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

+ Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận: Như vậy các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận trước trong hợp đồng về các trường hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm. Các trường hợp đó có thể không được pháp luật quy định mà hoàn toàn theo sự thỏa thuận giữa các bên. Chính vì thế, yếu tố tự nguyện khi giao kết hợp đồng là rất quan trọng, vì nếu chứng minh được là điều khoản miễn trách nhiệm trong hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn, lừa dối hoặc đe dọa thì điều khoản miễn trách nhiệm sẽ bị vô hiệu. Bộ luật Thương mại Đức quy định: các bên có quyền xác định trước trong hợp đồng những điều kiện miễn trừ trách nhiệm của bên vi phạm, tuy nhiên những điều kiện miễn trừ do lỗi cố ý bị coi là vô hiệu (Điều 276 đoạn 2). Vì thế, muốn được miễn trách nhiệm thì phải chứng minh không có lỗi cổ ý. Ở Hoa Kỳ, bên vi phạm được miễn trách nhiệm nếu xảy ra hoàn cảnh nào đó mà điều kiện tiên quyết để các bên ký hợp đồng là việc không xảy ra các hoàn cảnh đó (Điều 2-615 Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ).

+ Xảy ra sự kiện bất khả kháng: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (Điều 156 bộ luật dân sự năm 2015). Điều 1148 bộ luật dân sự Pháp quy định:

“Không phải bồi thường thiệt hại nếu do sự kiện bất khả kháng hoặc sự kiện bất ngờ, người có nghĩa vụ bị ngăn trở không thể chuyển giao vật được hoặc không thể làm được việc phải làm hoặc buộc phải làm việc bị cấm không được làm”.

Mặc đù Điều 1148 đề cập đến sự kiện bất ngờ (cas fortuit) và sự kiện bất khả kháng (force mạịeure), nhưng trong pháp luật Pháp lại không có quy định nào đưa ra định nghĩa để phân biệt hai khái niệm này, học thuyết pháp lý và thực tiễn xét xử cũng chỉ đưa ra các tiêu chí để xác định các hoàn cảnh, sự kiện khách quan giải phóng trách nhiệm cho bên vi phạm. Các hoàn cảnh, sự kiện khách quan có thể giải phóng trách nhiệm cho bên vi phạm là các hoàn cảnh, sự kiện không gắn với cá nhân bên vi phạm, không do họ khởi xướng và phát sinh ngoài ý chí của họ, không thấy trước được, không thể vượt qua được và mang tính tất yếu.

Trái lại, ở Đức mặc dù không có quy định pháp luật cụ thể nào nhưng học thuyết pháp lý và thực tiễn xét xử cho thấy có sự phân biệt sự kiện bất ngờ và sự kiện bất khả kháng, theo đó sự kiện bất ngờ là sự kiện xảy ra không phải do lỗi của bên vi phạm, không lường trước và tất yếu xảy ra; còn sự kiện bất khả kháng, ngoài 2 dấu hiệu như sự kiện bất ngờ còn có thêm các dấu hiệu (i) không thể vượt qua được kể cả khi đã quan tâm ở mức cao nhất có thể ở hoàn cảnh đó; (ii) là sự kiện xuất hiện từ bên ngoài, dưới tác động của hiện tượng tự nhiên hay hành vĩ của các bên thứ ba; (iii) tính khẩn cấp của sự kiện.

Như vậy, pháp luật Việt Nam miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng khi xảy ra các sự kiện bất khả kháng nhưng sự kiện bất khả kháng được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả các sự kiện bất ngờ. Các sự kiện bất khả kháng có thể kể đến là: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, đình công… Các sự kiện này phải có các dấu hiệu sau: (i) Xảy ra sau thời điểm các bên đã ký kết hợp đồng; (ii) Mang tính bất thường, không thể lường trước; (iii) Khi xảy ra thì dù cố gắng hết mức vẫn không thể khắc phục được; (iv) Gây cản trở một/các bên thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia: Bên vi phạm được giải phóng khỏi trách nhiệm khi việc vi phạm hợp đồng của mình xuất phát từ chính lỗi của bên kia.

Ví dụ, hành vi chậm nhận hàng của một bên là do bên kia chậm giao hàng.

Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng: Ví dụ: quyết định trưng dụng phương tiện hay quyết định thu hồi đất… Đây là quy định mang tính đặc thù của Việt Nam, khi được tách riêng thành một trường hợp độc lập.

Để được hưởng miễn trách nhiệm, bên vi phạm có nghĩa vụ sau đây: Thứ nhất, nghĩa vụ thông báo. Bên vi phạm phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia khi xảy ra trường hợp được miễn trách nhiệm và khi chúng chấm dứt. Nêu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại. Thứ hai, nghĩa vụ chứng minh. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình. Nếu không chứng minh được thì bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm.

Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 296 Luật Thương mại năm 2005. Nếu kéo dài quá các thời hạn đó, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, trong vòng mười ngày tiếp theo thời hạn, bên từ chối phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.

Tuy nhiên, cần lưu ý là thay đổi giá cả, điều kiện kì thuật và các điều kiện khác không phải là các trường hợp bất khả kháng, không phải là lý do để từ chối thực hiện hợp đồng. Mỗi hợp đồng được ký kết với các điều kiện và hoàn cảnh thực hiện đã được xác định sẵn vào thời điểm ký kết. Nhưng trong trường hợp thay đổi hoàn cảnh, các bên có thể yêu cầu thay đổi điều kiện của hợp đồng. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 mới bổ sung Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, theo đó cho phép bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu càu bên kia đàm phán lại hợp đồng.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *