Căn cứ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

– Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng phải có một trong các quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng.

– Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc là người túng thiếu khó khăn.

– Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau. Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng vì lý do nhất định không thể trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người kia; do đó, họ có nghĩa vụ phải chu cấp tiền hoặc những tài sản nhất định để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được nuôi dưỡng, chăm sóc để bảo đảm sự sống của người đó.

– Người cấp dưỡng phải có khả năng cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ có thể thực hiện được khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng kinh tế đủ để đảm bảo cuộc sống của chính mình. Nghĩa vụ cấp dưỡng phải căn cứ vào khả năng, thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

– Sau khi ly hôn, nếu bên vợ hoặc chồng lâm vào hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng mà bên còn lại có khả năng cấp dưỡng thì có quyền yêu cầu vợ hoặc chồng cũ cấp dưỡng cho mình.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *