Chế định giai đoạn phạm tội trong luật hình sự?

[VPLUDVN] Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định chế định giai đoạn phạm tội trong luật hình sự? Đối với từng giai đoạn có đặc điểm và trách nhiệm hình sự như nào?

Khái niệm

Là các bước trong quá trình thực hiện phạm tội do cố ý trực tiếp được quy định trong luật hình sự, phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ở từng thời điểm cụ thể.

Tại sao lại chia thành các giai đoạn phạm tội

– Phân chia để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đấu tranh phòng chống tội phạm.

– Đảm bảo nguyên tắc phòng là chính, nguyên tắc công bằng và nhân đạo (hạn chế hậu quả bằng việc xử lý tội phạm ở các mức khác nhau)

– Đó là sự can thiệp của nhà làm luật với sự diễn biến liên tục của hành vi phạm tội, để phân hóa trách nhiệm hình sự.

– Phân hóa để bảo vệ các quan hệ xã hội.

Ý nghĩa đặc điểm của các giai đoạn

– Được xác định trên cơ sở khách quan của quá trình phòng chống tội phạm.

– Phản ánh tính chất mức độ phạm tội ở các giai đoạn khác nhau

– Tồn tại ở tội cố ý trực tiếp.

Các giai đoạn của tội phạm

Các giai đoạn phạm tội là các bước trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý và bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.

Cơ sở của việc phân chia này dựa vào: dấu hiệu hành vi, dấu hiệu hậu quả và tính chất khách thể của tội phạm.

Chuẩn bị phạm tội

– Căn cứ theo Bộ luật hình sự 2015, chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định.

– Đặc điểm

+ Người phạm tội chưa bắt tay vào thực hiện hành vi phạm tội mà chỉ tạo tiền đề cần thiết để thực hiện hành vi đó

+ Chuẩn bị phạm tội không được đặt ra đối với tội phạm có cấu thành hình thức

– Trách nhiệm hình sự

+ Người có hành vi chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi của họ đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của hành vi phạm tội chưa hoàn thành.

+ trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với người có hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

+ Chưa trực tiếp xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ mà mới chỉ đặt khách thể đó trong tình trạng nguy hiểm

Phạm tội chưa đạt

– Là hành vi cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn.

– Đặc điểm

Người phạm tội đã thực hiện hành vi được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng. Hành vi của họ chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm

+ Người phạm tội thực hiện hành vi liền trước hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm

+ Mới chỉ thực hiện được một hành vi trong những hành vi quy định trong cấu thành tội phạm

+ Thực hiện hết hành vi, hậu quả xảy ra cho xã hội rồi nhưng hậu quả đó chưa phù hợp với hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm.

Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra hoặc người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa phù hợp với hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm

– Trách nhiệm hình sự

Họ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi của họ chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Người có hành vi phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự cao hơn với tội chuẩn bị phạm tội

Tội phạm hoàn thành

– Tội phạm hoàn thành là hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm

– Xuất phát từ tình chất nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm, luật hình sự xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm thông qua việc mô tả những dấu hiệu trong cấu thành tội phạm.

+ Cấu thành tội phạm vật chất: thời điểm hoàn thành của loại tội này phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm: hành vi nguy hiểm, hậu quả xảy ra, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.

+ Cấu thành tội phạm hình thức: thời điểm hoàn thành của loại tội này chỉ cần đáp ứng dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội.

+ Cấu thành tội phạm cắt xén: chỉ cần có hành động biểu hiện ý định phạm tội thì tội phạm đã hoàn thành.

– Tội phạm hoàn thành được coi là trường hợp phạm tội thông thường mà hành vi phạm tội xảy ra trong thực tế hoàn toàn phù hợp hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.

Sưu tầm và Biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *