[VPLUDVN] Quyền thừa kế là một chế định trong hệ thống pháp luật dân sự của nước ta, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi, quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền, nghĩa vụ của người thừa kế.
Đặt vấn đề
Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào thì vấn đề thừa kế cũng có vị trí đặc biệt quan trọng trong các chế định pháp luật, đây là một hình thức pháp lý quan trọng để bảo vệ các quyền công dân nói chung. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Trong mỗi nhà nước, mỗi giai cấp, mỗi giai tầng chính trị mặc dù có những xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi vấn đề thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân, điều đó đều được quy định rất cụ thể trong Hiến pháp (đạo luật cao nhất) của quốc gia mình.
Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào thì vấn đề thừa kế cũng có vị trí đặc biệt quan trọng trong các chế định pháp luật, đây là một hình thức pháp lý quan trọng để bảo vệ các quyền công dân nói chung. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Trong mỗi nhà nước, mỗi giai cấp, mỗi giai tầng chính trị mặc dù có những xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi vấn đề thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân, điều đó đều được quy định rất cụ thể trong Hiến pháp (đạo luật cao nhất) của quốc gia mình.
Ở nước ta, nhận thức sớm được vai trò đặc biệt quan trọng của chế định quyền thừa kế, nên ngay từ những ngày đầu mới dựng nước, các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê…cũng đã lưu ý và ban hành các quy định pháp luật về thừa kế nhằm bảo hộ quyền lợi của người dân. Pháp luật về quyền thừa kế ở nước ta lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Hồng Đức dưới triều đại của Vua Lê Thái Tổ và vấn đề này nằm trong chương Điền Sản của Bộ luật. Trải qua quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, chế định này đã được quy định, mở rộng và được quy định rất cụ thể trong các bản Hiến pháp của nhà nước ta như: Điều 19 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân”; Điều 27 Hiến pháp năm 1980 “Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”; Điều 58 Hiến pháp năm 1992 “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế công dân”…trong giai đoạn này, sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 1995, sau đó là Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu sự phát triển của hệ thống pháp luật dân sự của nước ta nói chung, pháp luật về thừa kế nói riêng; Bộ luật Dân sự năm 2005 được xem là thành quả của quá trình pháp điển hóa những quy định của pháp luật về quyền thừa kế, nó kế thừa và phát triển những quy định phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của công dân nói chung, nhất là những người được hưởng thừa kế; Chưa dừng lại ở đó, Hiến pháp năm 2013 còn quy định khá chặt chẽ về quyền thừa kế, cụ thể tại Điều 32 “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”, thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định khá chặt chẽ về quyền thừa kế nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
1.Khái niệm
Nghiên cứu về thừa kế, Ph. Ăngghen viết: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên người mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn nên loại này trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ”.
Nghiên cứu về thừa kế, Ph. Ăngghen viết: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên người mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn nên loại này trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ”.
Trên thực tế đã có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quyền thừa kế: Theo quan điểm của TS. Phạm Văn Tuyết và TS.LS Lê Kim Giang trong cuốn “Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp” thì: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Theo cuốn từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thì: “Quyền thừa kế là quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền của người thừa kế.
Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.
Tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 609 của Bộ luật đã đưa ra khái niệm về quyền thừa kế: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.
Theo cuốn từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thì: “Quyền thừa kế là quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền của người thừa kế.
Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.
Tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 609 của Bộ luật đã đưa ra khái niệm về quyền thừa kế: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.
Trên cơ sở các quan điểm trên, tác giả cũng đưa ra quan điểm của mình về quyền thừa kế: “Quyền thừa kế là quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết gồm quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản cho người thừa kế theo pháp luật và quyền hưởng di sản gồm quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
2. Các hình thức thừa kế
2.1. Thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015). Pháp luật về thừa kế nước ta quy định hai hình thức di sản là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật đồng thời được áp dụng trong việc phân chia di sản của người chết để lại. Di sản của người chết có thể vừa được chia theo di chúc, vừa được chia theo pháp luật hoặc di sản chỉ được chia theo một hình thức là chia hết theo di chúc hoặc chia hết theo pháp luật. Việc chia thừa kế theo hình thức này hoặc hình thức kia tùy thuộc vào việc người chết có để lại di chúc hay không để lại di chúc hoặc tùy thuộc vào phần của di chúc không có hiệu lực thi hành hoặc toàn bộ di chúc không có hiệu lực trong việc chia di sản của người để lại di chúc. Di chúc là sự thể hiện ý nguyện cuối cùng của người lập di chúc, do vậy pháp luật thừa kế tôn trọng và bảo hộ ý nguyện cuối cùng đó của người lập di chúc trong việc phân chia di sản của người đó cho những người thừa kế được chỉ định hưởng di sản theo di chúc. Tuy nhiên ý nguyện của người lập di chúc không phải bao giờ và khi nào cũng được pháp luật bảo hộ một cách tuyệt đối mà quyền định đoạt của người lập di chúc còn bị hạn chế trong những trường hợp luật định. Ý nguyện của người lập di chúc được thể hiện thông qua quan hệ dân sự của cá nhân được pháp luật quy định.
Theo quy định trên, ý chí của một cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản của mình sau khi chết cho người khác được thông qua một di chúc. Sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm định đoạt tài sản được thông qua hành vi pháp lý để dịch chuyển quyền sở hữu của người để lại di sản cho người khác sau khi người này chết. Vì vậy, di chúc gồm những đặc điểm sau: (i) Di chúc là giao dịch dân sự đơn phương của cá nhân; (ii) Di chúc có hiệu lực kể từ ngày người lập di chúc chết; (iii) Di chúc có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào; (iv) Di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản bằng một hành vi pháp lý của người lập di chúc; (v) Di chúc phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định.
Thứ nhất, người lập di chúc. Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”.
2.1. Thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015). Pháp luật về thừa kế nước ta quy định hai hình thức di sản là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật đồng thời được áp dụng trong việc phân chia di sản của người chết để lại. Di sản của người chết có thể vừa được chia theo di chúc, vừa được chia theo pháp luật hoặc di sản chỉ được chia theo một hình thức là chia hết theo di chúc hoặc chia hết theo pháp luật. Việc chia thừa kế theo hình thức này hoặc hình thức kia tùy thuộc vào việc người chết có để lại di chúc hay không để lại di chúc hoặc tùy thuộc vào phần của di chúc không có hiệu lực thi hành hoặc toàn bộ di chúc không có hiệu lực trong việc chia di sản của người để lại di chúc. Di chúc là sự thể hiện ý nguyện cuối cùng của người lập di chúc, do vậy pháp luật thừa kế tôn trọng và bảo hộ ý nguyện cuối cùng đó của người lập di chúc trong việc phân chia di sản của người đó cho những người thừa kế được chỉ định hưởng di sản theo di chúc. Tuy nhiên ý nguyện của người lập di chúc không phải bao giờ và khi nào cũng được pháp luật bảo hộ một cách tuyệt đối mà quyền định đoạt của người lập di chúc còn bị hạn chế trong những trường hợp luật định. Ý nguyện của người lập di chúc được thể hiện thông qua quan hệ dân sự của cá nhân được pháp luật quy định.
Theo quy định trên, ý chí của một cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản của mình sau khi chết cho người khác được thông qua một di chúc. Sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm định đoạt tài sản được thông qua hành vi pháp lý để dịch chuyển quyền sở hữu của người để lại di sản cho người khác sau khi người này chết. Vì vậy, di chúc gồm những đặc điểm sau: (i) Di chúc là giao dịch dân sự đơn phương của cá nhân; (ii) Di chúc có hiệu lực kể từ ngày người lập di chúc chết; (iii) Di chúc có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào; (iv) Di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản bằng một hành vi pháp lý của người lập di chúc; (v) Di chúc phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định.
Thứ nhất, người lập di chúc. Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”.
Người lập di chúc, là người mà theo quy định của pháp luật có quyền lập di chúc để định đoạt khối tài sản của mình cho những người khác còn sống sau khi chết với ý chí hoàn toàn tự nguyện. Người lập di chúc ở đây chỉ có thể là cá nhân mà không thể là cơ quan, tổ chức. Tài sản của cơ quan, tổ chức là tài sản chung của một chủ thể pháp lý, cá nhân không có quyền định đoạt các tài sản đó. Người lập di chúc là chủ thể đầu tiên trong quan hệ thừa kế theo di chúc, căn cứ vào năng lực chủ thể của mỗi cá nhân trong việc nhận thức và thể hiện ý chí cũng như khả năng tạo lập được tài sản thuộc sở hữu của mình mà pháp luật quy định hai chủ thể là người có quyền lập di chúc để dịch chuyển tài sản của mình cho người còn sống sau khi chết gồm:
Một là, người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, tức là người lập di chúc này là người đã thành niên và tại thời điểm lập di chúc họ là người minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, cưỡng ép hay đe dọa. Theo quy định tài Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên” và người thành niên được coi là người có năng lực hành vi dân sự đẩy đủ, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Họ có khẳ năng nhận thức, thực hiện hành vi và hậu quả của hành vi, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Hai là, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Quy định này khắc phục được sự băn khoăn về việc cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về vấn đề gì? Đồng ý về việc cho lập hay đồng ý về nội dung định đoạt tài sản trong di chúc mà Điều 647 trong Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa rõ. Quy định này căn cứ vào Điều 21 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”; Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động” trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì “việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động”. Những người ở độ tuổi này thường chưa nhận thức đầy đủ của việc thực hiện hành vi cũng như hậu quả của việc lập di chúc, vì vậy pháp luật quy định cần phải có sự kiểm soát của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Thứ hai, quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có các quyền sau: (i) Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; (ii) Phân định phần di sản cho tường người thừa kế; (iii) Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; (iv) Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; (v) Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản (Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Đối với cá nhân người để lại tài sản, với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định đoạt tài sản của bản thân sau khi họ chết. Quyền định đoạt của người có tài sản lập di chúc chỉ có hiệu lực khi việc định đoạt bằng di chúc thỏa mãn các điều kiện về di chúc hợp pháp được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự. Ngoài ra, quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật như: cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, ông, bà, cháu…mà không buộc phải nêu rõ lý do. Nếu người bị truất quyền thừa kế thì người thừa kế không còn quyền hưởng di sản theo di chúc và theo pháp luật. Nếu người thừa kế không được chỉ định trong di chúc chưa hẳn đã bị truất quyền hưởng di sản, chẳng hạn như: Ông A có vợ là bà B và 3 người con là C, D, e đều đã thành niên, di sản thừa kế của ông là 70 triệu đồng. Trước khi qua đời, ông lập di chúc như sau: Bà B hưởng 30 triệu đồng, C và D mỗi người hưởng 10 triệu đồng, E không được chỉ định trong di chúc. Ông A chỉ định đoạt 50 triệu đồng, còn 20 triệu không được ông định đoạt trong di chúc thì sẽ chia theo quy định của pháp luật, lúc này phần 20 triệu còn lại sẽ được chia làm 4 phần, E được hưởng 5 triệu với tư cách là người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Người lập di chúc có các quyền sau: (i) Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; (ii) Phân định phần di sản cho tường người thừa kế; (iii) Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; (iv) Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; (v) Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản (Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Đối với cá nhân người để lại tài sản, với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định đoạt tài sản của bản thân sau khi họ chết. Quyền định đoạt của người có tài sản lập di chúc chỉ có hiệu lực khi việc định đoạt bằng di chúc thỏa mãn các điều kiện về di chúc hợp pháp được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự. Ngoài ra, quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật như: cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, ông, bà, cháu…mà không buộc phải nêu rõ lý do. Nếu người bị truất quyền thừa kế thì người thừa kế không còn quyền hưởng di sản theo di chúc và theo pháp luật. Nếu người thừa kế không được chỉ định trong di chúc chưa hẳn đã bị truất quyền hưởng di sản, chẳng hạn như: Ông A có vợ là bà B và 3 người con là C, D, e đều đã thành niên, di sản thừa kế của ông là 70 triệu đồng. Trước khi qua đời, ông lập di chúc như sau: Bà B hưởng 30 triệu đồng, C và D mỗi người hưởng 10 triệu đồng, E không được chỉ định trong di chúc. Ông A chỉ định đoạt 50 triệu đồng, còn 20 triệu không được ông định đoạt trong di chúc thì sẽ chia theo quy định của pháp luật, lúc này phần 20 triệu còn lại sẽ được chia làm 4 phần, E được hưởng 5 triệu với tư cách là người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Thứ ba, hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng (Điều 627).
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng (Điều 627).
Một là, đối với di chúc bằng văn bản gồm: (i) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; (ii) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; (iii) Di chúc bằng văn bản có công chứng; (iv) Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Ở đây, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh mà người lập di chúc lựa chọn một trong các loại theo quy định của pháp luật để thể hiện ý chí định đoạt tài sản của mình trong đó. Hình thức của di chúc là phương thức biểu đạt ý chí của người lập di chúc, là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Pháp luật quy định di chúc phải được lập dưới những hình thức nhất định.
Hai là, đối với di chúc miệng, di chúc miệng (còn được gọi là chúc ngôn) là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi chết.
Trong những trường hợp thông thường, pháp luật chỉ thừa nhận hình thức di chúc bằng văn bản, thể hiện một cách rõ ràng ý chí của người để lại di sản, làm cơ sở để phân định di sản thừa kế. Di chúc miệng chỉ được công nhận trong trường hợp: (i) Tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng; (ii) Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ (Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015).
Theo quy định trên, di chúc miệng chỉ được công nhận với những điều kiện về hình thức và thủ tục rất nghiêm ngặt, cụ thể: (i) Là người thành niên, tại thời điểm lập di chúc hoàn toàn minh mẫn và sáng suốt, người từ 15 đến 18 tuổi không có quyền lập di chúc miệng; (ii) Người lập di chúc chỉ có thể lập di chúc trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản; (iii) Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Những người làm chứng không thuộc phạm vi cấm của Điều 632 Bộ luật Dân sự. Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày di chúc miệng, thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc xác thực. Trường hợp này thì cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn không thể chứng thực nội dung di chúc vì người có thẩm quyền công chứng, chứng thực không thể biết được ý chí của người lập di chúc. Mặt khác, cũng không thể xác nhận chữ ký của người làm chứng, vì họ ký ngay sau khi ghi lại nội dung di chúc miệng của người để lại di chúc. Do vậy, trường hợp này sẽ chứng thực ngày di chúc đó được yêu cầu công chứng, chứng thực; (iv) Sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
2.2. Thừa kế theo pháp luật
Như phân tích ở trên, sự dịch chuyển di sản từ một người đã chết sang cho người còn sống được thực hiện theo một trong hai căn cứ là ý chí của người để lại di sản và quy định của pháp luật. Nếu sự dịch chuyển di sản đó căn cứ vào ý chí của người chết để lại thì được gọi là thừa kế theo di chúc, nếu sự dịch chuyển tài sản của người chết sang cho người còn sống căn cứ vào quy định của pháp luật thì được gọi là thừa kế theo pháp luật. Như vậy, thừa kế theo pháp luật được hiểu một cách đơn giản là quá trình dịch chuyển di sản của người chết sang những người còn sống theo quy định của pháp luật về thừa kế. Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì khi không có căn cứ để dịch chuyển di sản của người chết theo ý chí của họ thì di sản đó phải dịch chuyển theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế. Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã định nghĩa về thừa kế theo pháp luật như sau: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.
Thứ nhất, những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Các văn bản pháp luật về thừa kế ở nước ta từ trước đến nay đều liệt kê các trường hợp thừa kế theo pháp luật như: Bộ luật Dân sự Bắc kỳ năm 1931; Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950; Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao; Pháp lệnh Thừa kế năm 1990; Bộ luật Dân sự năm 1995; Bộ luật Dân sự năm 2005 và gần đây nhất là Bộ luật Dân sự năm 2015. Tất cả các văn bản pháp luật trên đều quy định rất cụ thể về các trường hợp thừa kế theo pháp luật.
Các văn bản pháp luật về thừa kế ở nước ta từ trước đến nay đều liệt kê các trường hợp thừa kế theo pháp luật như: Bộ luật Dân sự Bắc kỳ năm 1931; Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950; Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao; Pháp lệnh Thừa kế năm 1990; Bộ luật Dân sự năm 1995; Bộ luật Dân sự năm 2005 và gần đây nhất là Bộ luật Dân sự năm 2015. Tất cả các văn bản pháp luật trên đều quy định rất cụ thể về các trường hợp thừa kế theo pháp luật.
Tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
Một là, trường hợp thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc. Đây là những trường hợp mà người để lại di sản không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng đã hủy di chúc (di chúc bị xé, bị đốt hoặc tuyên bố hủy bỏ di chúc đã lập…) đều được coi là không có di chúc. Trong những trường hợp này, toàn bộ di sản của người chết để lại sẽ chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Hai là, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Di chúc được coi là hợp pháp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một giao dịch có hiệu lực theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. Di chúc bị coi là không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật, do vậy di sản liên quan đến di chúc đó sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một di chúc bất hợp pháp có thể không có hiệu lực pháp luật ở nhiều mức độ khác nhau. Di chúc bất hợp pháp có thể bị coi là vô hiệu toàn bộ nhưng cũng có thể chỉ vô hiệu một phần nên khi giải quyết một tranh chấp về thừa kế có liên quan đến di chúc phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, vào các điều kiện mà di chúc đã vi phạm để xác định mức độ vô hiệu của di chúc.
Ba là, thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với phần di sản không được định đoạt trong di chúc. Nếu người để lại di sản chỉ định đoạt một phần di sản thì phần còn lại sẽ được áp dụng chia cho những người nằm trong hàng thừa kế (trừ khi họ là người bị người lập di chúc chỉ rõ chỉ được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc bị truất quyền thừa kế theo di chúc).
Bốn là, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp toàn bộ những người thừa kế đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, các cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc đều không có người thừa kế theo quy định của pháp luật. Như vậy, một người có thể vừa được hưởng di sản thừa kế theo di chúc lại vừa được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật nếu họ là người tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì toàn bộ di sản của người lập di chúc được dịch chuyển cho những người thừa kế theo pháp luật của người đó; Trong trường hợp chỉ có một hoặc một số người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di sản liên quan đến họ mới được áp dụng thừa kế theo pháp luật để giải quyết.
Năm là, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản. Những người đáng lẽ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc nhưng lại thực hiện những hành vi đã quy định tại khoản 1 Điều 621 sẽ không được hưởng di sản trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc; Trong trường hợp toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di sản thì áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại; Trong trường hợp chỉ có một số người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản thì chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản mà người lập di chúc để lại cho một số người có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự.
Sáu là, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản. Người thừa kế có quyền nhận, có quyền từ chối hưởng di sản của người chết để lại. Phần di sản liên quan đến người đã từ chối sẽ được áp dụng chia theo pháp luật cho những người thừa kế khác. Vì thế, khi người này từ chối hưởng di sản theo di chúc thì họ vẫn có thể hưởng thừa kế theo pháp luật. Nhưng trong trường hợp họ đã từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản gồm cả phần theo di chúc và cả phần theo pháp luật thì toàn bộ phần di sản này sẽ chia theo pháp luật cho những người thừa kế của người lập di chúc.
Thứ hai, diện và hàng thừa kế theo pháp luật
Một là, diện thừa kế theo pháp luật. Như chúng ta đã biết, thừa kế theo pháp luật là trình tự dịch chuyển di sản thừa kế của người chết để lại theo hàng thừa kế, điều kiện, trình tự thừa kế theo quy định của pháp luật. Nghĩa là theo trình tự này thì ai được hưởng di sản của người chết để lại, hưởng như thế nào, hưởng bao nhiêu…hoàn toàn do pháp luật xác định. Tuy nhiên, khi xác định phạm vi những người được hưởng di sản của người chết để lại, pháp luật về thừa kế của bất kỳ quốc gia nào cũng phải dựa trên ý chí mang tính truyền thống của người để lại di sản là nếu họ chết thì tài sản còn lại của họ (di sản thừa kế) phải được dịch chuyển cho những người thân thích của họ. Vì vậy ở đây ta có thể hiểu: Diện thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có thể được hưởng di sản theo pháp luật của người chết nếu giữa họ với người chết đang tồn tại mối quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng cho đến thời điểm mở thừa kế hoặc giữa họ có huyết thống trong phạm vi hai đời bàng hệ và bốn đời trực hệ.
Hai là, hàng thừa kế theo pháp luật. Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ cùng được hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại, (Điều 651, khoản 1 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định khá cụ thể về các hàng thừa kế theo pháp luật). (i) Hàng thừa kế thứ nhất, gồm: vợ, chồng, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; (ii) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; (iii) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Đối với hàng thừa kế thứ nhất, gồm hai mối quan hệ: (1) Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng, quan hệ thừa kế này dựa trên quan hệ nhân thân, khi có một bên chết trước thì người còn sống là người thừa kế di sản của người đã chết, khi thực hiện việc thừa kế di sản giữa vợ và chồng thì có một số vấn đề đặt ra: (i) Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản; (ii) Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản; (iii) Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản; (iv) Trong trường hợp một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đó được tiến hành trước ngày 13/7/1960 ở miền Bắc (ngày công bố Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959) và trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam (ngày áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật trong nước) thì khi người chồng chết trước, tất cả các người vợ (nếu còn sống vào thời điểm người chồng chết) đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng. Ngược lại, người chồng là người thừa kế ở hàng thứ nhất của những người vợ đã chết; (v) Đối với cán bộ, chiến sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau khi tập kết ra Bắc và lấy vợ ở miền Bắc và việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì những người vợ đó đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại; (vi) Đối với những trường hợp hôn nhân không có đăng ký kết hôn nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế thì quan hệ vợ chồng vẫn được thừa nhận và vì vậy họ là người thừa kế theo pháp luật của nhau; (2) Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và các con, một người sinh ra bao nhiêu người con thì các con đều là con đẻ của người đó. Vì thế, người con chung hay con riêng đều là người thừa kế ở hàng thừa kể thứ nhất của người sinh ra họ. Ngược lại, cha mẹ của người con chung hay người con riêng đều là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mình. Đồng thời, một người đã nhận người khác làm con nuôi của mình theo quy định của pháp luật là cha nuôi, mẹ nuôi của người con đó. Vì thế, họ là những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của con nuôi và ngược lại, con nuôi là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ nuôi mình. Trong trường hợp bố dượng, mẹ kế chăm sóc nuôi dưỡng và coi các con như các con của mình thì bố dượng được xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của người con đó. Khi con riêng chăm sóc, nuôi dưỡng và coi bố dượng, mẹ kế như bố mẹ của mình thì người con riêng được xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của bố dượng, mẹ kế khi họ chết.
Đối với hàng thừa kế thứ hai, gồm hai mối quan hệ: (1) Quan hệ thừa kế giữa ông bà và cháu. Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của cháu nội, cháu ngoại của mình. Ngược lại, các cháu nội, cháu ngoại cũng là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của ông bà nội, ngoại. Tuy nhiên, các cháu chỉ được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của ông bà trong trường hợp bố, mẹ của họ không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc bản thân cha mẹ họ từ chối quyền hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ nhất mà không có ai hưởng thừa kế ở hàng này. Pháp luật dự liệu như vậy nhằm để bảo vệ quyền hưởng di sản thừa kế của các cháu nội ngoại đối với di sản thừa kế mà ông bà để lại, khắc phục tình trạng cháu chỉ được hưởng thừa kế thế vị trong những trường hợp bố mẹ của cháu chết trước ông bà theo quy định của Điều 680 của Bộ luật Dân sự năm 1995 trước đây. Ví dụ: Ông A có vợ là B và các con là C và D, D có con là E. A chết tháng 7/2006 để lại di sản thừa kế là 180 triệu đồng và không để lại di chúc. Bà B từ chối quyền hưởng di sản. B và C đều bị Tòa án tước quyền hưởng di sản. Trong trường hợp này, E sẽ được hưởng thừa kế của ông A cùng với những người khác ở hàng thừa kế thứ hai; (2) Quan hệ giữa anh, chị, em ruột với nhau. Anh, chị, em ruột là những người có cùng cha, cùng mẹ, cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ, họ là những người có quyền hưởng di sản thừa kế của nhau ở hàng thứ hai. Con đẻ của một người cùng với con nuôi của người đó không phải là anh chị em ruột của nhau nên họ không phải là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai của nhau.
Đối với hàng thừa kế thứ ba, gồm có hai mối quan hệ: (1) Quan hệ giữa các cụ với các chắt: Khi cụ nội, cụ ngoại chết thì chắt là người hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của các cụ, ngược lại khi chắt chết trước thì cụ nội, cụ ngoại là người hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của các chắt. Tuy nhiên, các chắt chỉ được hưởng di sản thừa kế ở hàng thứ ba của các cụ khi ông bà của họ không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, hoặc bị từ chối quyền hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ hai và cũng không còn ai hưởng thừa kế ở hàng này. Pháp luật dự liệu như vậy là nhằm bảo vệ quyền hưởng di sản thừa kế của các chắt đối với di sản của các cụ để lại, khắc phục được tình trạng chắt chỉ được hưởng thừa kế thế vị của các cụ trong trường hợp cha mẹ của chắt chết trước các cụ theo quy định tại Điều 680 của Bộ luật Dân sự năm 1995; (2) Quan hệ giữa bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột: bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của một người là anh, chị, em ruột của bố đẻ hoặc mẹ đẻ của người đó. Cơ sở pháp lý để xác định quan hệ này là dựa theo quan hệ huyết thống. Đây là những người có quyền hưởng di sản của nhau, nghĩa là khi cháu chết trước bác, chú, cô, dì, cậu ruột, nếu tại thời điểm đó mà họ còn sống thì họ là những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của cháu, ngược lại, nếu bác, cô, chú, dì, cậu ruột chết trước nếu cháu tại thời điểm đó còn sống thì họ là người hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của cô, dì, chú, bác, cậu ruột.
Như vậy, quyền để lại di sản và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong bất kỳ một xã hội nào ở bất cứ nhà nước nào, vấn đề thừa kế cũng chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật và bản thân nó cũng phản ánh phần nào bản chất của chế độ xã hội đó. Ở nước ta, quyền thừa kế của công dân được đề cập ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp năm 1946, trên cơ sở đó tiếp tục được kế thừa, xây dựng để ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện nay, nền kinh tế đất nước ta đang rất phát triển, vấn đề khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, cùng với mục tiêu xây dựng một nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân do dân và vì dân, các quyền của con người, quyền công dân ngày càng được ghi nhận và quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý, tối thượng nhất là Hiến pháp năm 2013 trong đó có quyền thừa kế của người dân đối tài sản mà người để lại di sản thừa kế cho mình.
Một là, trường hợp thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc. Đây là những trường hợp mà người để lại di sản không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng đã hủy di chúc (di chúc bị xé, bị đốt hoặc tuyên bố hủy bỏ di chúc đã lập…) đều được coi là không có di chúc. Trong những trường hợp này, toàn bộ di sản của người chết để lại sẽ chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Hai là, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Di chúc được coi là hợp pháp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một giao dịch có hiệu lực theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. Di chúc bị coi là không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật, do vậy di sản liên quan đến di chúc đó sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một di chúc bất hợp pháp có thể không có hiệu lực pháp luật ở nhiều mức độ khác nhau. Di chúc bất hợp pháp có thể bị coi là vô hiệu toàn bộ nhưng cũng có thể chỉ vô hiệu một phần nên khi giải quyết một tranh chấp về thừa kế có liên quan đến di chúc phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, vào các điều kiện mà di chúc đã vi phạm để xác định mức độ vô hiệu của di chúc.
Ba là, thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với phần di sản không được định đoạt trong di chúc. Nếu người để lại di sản chỉ định đoạt một phần di sản thì phần còn lại sẽ được áp dụng chia cho những người nằm trong hàng thừa kế (trừ khi họ là người bị người lập di chúc chỉ rõ chỉ được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc bị truất quyền thừa kế theo di chúc).
Bốn là, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp toàn bộ những người thừa kế đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, các cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc đều không có người thừa kế theo quy định của pháp luật. Như vậy, một người có thể vừa được hưởng di sản thừa kế theo di chúc lại vừa được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật nếu họ là người tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì toàn bộ di sản của người lập di chúc được dịch chuyển cho những người thừa kế theo pháp luật của người đó; Trong trường hợp chỉ có một hoặc một số người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di sản liên quan đến họ mới được áp dụng thừa kế theo pháp luật để giải quyết.
Năm là, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản. Những người đáng lẽ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc nhưng lại thực hiện những hành vi đã quy định tại khoản 1 Điều 621 sẽ không được hưởng di sản trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc; Trong trường hợp toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di sản thì áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại; Trong trường hợp chỉ có một số người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản thì chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản mà người lập di chúc để lại cho một số người có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự.
Sáu là, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản. Người thừa kế có quyền nhận, có quyền từ chối hưởng di sản của người chết để lại. Phần di sản liên quan đến người đã từ chối sẽ được áp dụng chia theo pháp luật cho những người thừa kế khác. Vì thế, khi người này từ chối hưởng di sản theo di chúc thì họ vẫn có thể hưởng thừa kế theo pháp luật. Nhưng trong trường hợp họ đã từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản gồm cả phần theo di chúc và cả phần theo pháp luật thì toàn bộ phần di sản này sẽ chia theo pháp luật cho những người thừa kế của người lập di chúc.
Thứ hai, diện và hàng thừa kế theo pháp luật
Một là, diện thừa kế theo pháp luật. Như chúng ta đã biết, thừa kế theo pháp luật là trình tự dịch chuyển di sản thừa kế của người chết để lại theo hàng thừa kế, điều kiện, trình tự thừa kế theo quy định của pháp luật. Nghĩa là theo trình tự này thì ai được hưởng di sản của người chết để lại, hưởng như thế nào, hưởng bao nhiêu…hoàn toàn do pháp luật xác định. Tuy nhiên, khi xác định phạm vi những người được hưởng di sản của người chết để lại, pháp luật về thừa kế của bất kỳ quốc gia nào cũng phải dựa trên ý chí mang tính truyền thống của người để lại di sản là nếu họ chết thì tài sản còn lại của họ (di sản thừa kế) phải được dịch chuyển cho những người thân thích của họ. Vì vậy ở đây ta có thể hiểu: Diện thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có thể được hưởng di sản theo pháp luật của người chết nếu giữa họ với người chết đang tồn tại mối quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng cho đến thời điểm mở thừa kế hoặc giữa họ có huyết thống trong phạm vi hai đời bàng hệ và bốn đời trực hệ.
Hai là, hàng thừa kế theo pháp luật. Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ cùng được hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại, (Điều 651, khoản 1 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định khá cụ thể về các hàng thừa kế theo pháp luật). (i) Hàng thừa kế thứ nhất, gồm: vợ, chồng, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; (ii) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; (iii) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Đối với hàng thừa kế thứ nhất, gồm hai mối quan hệ: (1) Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng, quan hệ thừa kế này dựa trên quan hệ nhân thân, khi có một bên chết trước thì người còn sống là người thừa kế di sản của người đã chết, khi thực hiện việc thừa kế di sản giữa vợ và chồng thì có một số vấn đề đặt ra: (i) Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản; (ii) Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản; (iii) Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản; (iv) Trong trường hợp một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đó được tiến hành trước ngày 13/7/1960 ở miền Bắc (ngày công bố Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959) và trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam (ngày áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật trong nước) thì khi người chồng chết trước, tất cả các người vợ (nếu còn sống vào thời điểm người chồng chết) đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng. Ngược lại, người chồng là người thừa kế ở hàng thứ nhất của những người vợ đã chết; (v) Đối với cán bộ, chiến sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau khi tập kết ra Bắc và lấy vợ ở miền Bắc và việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì những người vợ đó đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại; (vi) Đối với những trường hợp hôn nhân không có đăng ký kết hôn nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế thì quan hệ vợ chồng vẫn được thừa nhận và vì vậy họ là người thừa kế theo pháp luật của nhau; (2) Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và các con, một người sinh ra bao nhiêu người con thì các con đều là con đẻ của người đó. Vì thế, người con chung hay con riêng đều là người thừa kế ở hàng thừa kể thứ nhất của người sinh ra họ. Ngược lại, cha mẹ của người con chung hay người con riêng đều là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mình. Đồng thời, một người đã nhận người khác làm con nuôi của mình theo quy định của pháp luật là cha nuôi, mẹ nuôi của người con đó. Vì thế, họ là những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của con nuôi và ngược lại, con nuôi là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ nuôi mình. Trong trường hợp bố dượng, mẹ kế chăm sóc nuôi dưỡng và coi các con như các con của mình thì bố dượng được xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của người con đó. Khi con riêng chăm sóc, nuôi dưỡng và coi bố dượng, mẹ kế như bố mẹ của mình thì người con riêng được xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của bố dượng, mẹ kế khi họ chết.
Đối với hàng thừa kế thứ hai, gồm hai mối quan hệ: (1) Quan hệ thừa kế giữa ông bà và cháu. Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của cháu nội, cháu ngoại của mình. Ngược lại, các cháu nội, cháu ngoại cũng là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của ông bà nội, ngoại. Tuy nhiên, các cháu chỉ được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của ông bà trong trường hợp bố, mẹ của họ không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc bản thân cha mẹ họ từ chối quyền hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ nhất mà không có ai hưởng thừa kế ở hàng này. Pháp luật dự liệu như vậy nhằm để bảo vệ quyền hưởng di sản thừa kế của các cháu nội ngoại đối với di sản thừa kế mà ông bà để lại, khắc phục tình trạng cháu chỉ được hưởng thừa kế thế vị trong những trường hợp bố mẹ của cháu chết trước ông bà theo quy định của Điều 680 của Bộ luật Dân sự năm 1995 trước đây. Ví dụ: Ông A có vợ là B và các con là C và D, D có con là E. A chết tháng 7/2006 để lại di sản thừa kế là 180 triệu đồng và không để lại di chúc. Bà B từ chối quyền hưởng di sản. B và C đều bị Tòa án tước quyền hưởng di sản. Trong trường hợp này, E sẽ được hưởng thừa kế của ông A cùng với những người khác ở hàng thừa kế thứ hai; (2) Quan hệ giữa anh, chị, em ruột với nhau. Anh, chị, em ruột là những người có cùng cha, cùng mẹ, cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ, họ là những người có quyền hưởng di sản thừa kế của nhau ở hàng thứ hai. Con đẻ của một người cùng với con nuôi của người đó không phải là anh chị em ruột của nhau nên họ không phải là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai của nhau.
Đối với hàng thừa kế thứ ba, gồm có hai mối quan hệ: (1) Quan hệ giữa các cụ với các chắt: Khi cụ nội, cụ ngoại chết thì chắt là người hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của các cụ, ngược lại khi chắt chết trước thì cụ nội, cụ ngoại là người hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của các chắt. Tuy nhiên, các chắt chỉ được hưởng di sản thừa kế ở hàng thứ ba của các cụ khi ông bà của họ không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, hoặc bị từ chối quyền hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ hai và cũng không còn ai hưởng thừa kế ở hàng này. Pháp luật dự liệu như vậy là nhằm bảo vệ quyền hưởng di sản thừa kế của các chắt đối với di sản của các cụ để lại, khắc phục được tình trạng chắt chỉ được hưởng thừa kế thế vị của các cụ trong trường hợp cha mẹ của chắt chết trước các cụ theo quy định tại Điều 680 của Bộ luật Dân sự năm 1995; (2) Quan hệ giữa bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột: bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của một người là anh, chị, em ruột của bố đẻ hoặc mẹ đẻ của người đó. Cơ sở pháp lý để xác định quan hệ này là dựa theo quan hệ huyết thống. Đây là những người có quyền hưởng di sản của nhau, nghĩa là khi cháu chết trước bác, chú, cô, dì, cậu ruột, nếu tại thời điểm đó mà họ còn sống thì họ là những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của cháu, ngược lại, nếu bác, cô, chú, dì, cậu ruột chết trước nếu cháu tại thời điểm đó còn sống thì họ là người hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của cô, dì, chú, bác, cậu ruột.
Như vậy, quyền để lại di sản và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong bất kỳ một xã hội nào ở bất cứ nhà nước nào, vấn đề thừa kế cũng chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật và bản thân nó cũng phản ánh phần nào bản chất của chế độ xã hội đó. Ở nước ta, quyền thừa kế của công dân được đề cập ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp năm 1946, trên cơ sở đó tiếp tục được kế thừa, xây dựng để ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện nay, nền kinh tế đất nước ta đang rất phát triển, vấn đề khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, cùng với mục tiêu xây dựng một nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân do dân và vì dân, các quyền của con người, quyền công dân ngày càng được ghi nhận và quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý, tối thượng nhất là Hiến pháp năm 2013 trong đó có quyền thừa kế của người dân đối tài sản mà người để lại di sản thừa kế cho mình.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Xem, Bộ luật Dân sự các năm: 1995, 2005 và 2015.
2. Xem, Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp;
3. Xem, TS. Phạm Văn Tuyết và TS.LS Lê Kim Giang “Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp”, NXB Tư pháp, năm 2013;
4. Xem, PGS.TS Phùng Trung Tập “Luật Dân sự Việt Nam – Bình giải và áp dụng Luật Thừa kế”, NXB Hà Nội;
5. Xem, PGS. TS Nguễn Văn Cừ & PGS.TS Trần Thị Huệ “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015”, NXB Công an nhân dân.
Nguồn: Kiemsat.vn