Chính thể là một trong những vấn đề trọng yếu của một quốc gia. Chính thể là mô hình tổ chức tổng thể của bộ máy quyền lực nhà nước, thể hiện cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, xác lập các mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương; giữa trung ương với địa phương và giữa nhà nước với xã hội và nhân dân. Hình thức chính thể còn cho thấy những vấn đề như nguồn gốc của quyền lực nhà nước, vị trí, vai trò của các chủ thể quyền lực nhà nước, mức độ dân chủ trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.
Với ý nghĩa đó, chính thể là nội dung luôn được ghi nhận trong hiến pháp của mỗi nước. Tuy có những khác biệt nhất định song nhìn chung trong hiến pháp của các nước thường ghi nhận hình thức chính thể một cách trang trọng trong một hoặc một số điều khoản, sau đó được cụ thể hoá trong hệ thống các quy định về
Cơ Cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các thiết chế quyền lực nhà nước (như nguyên thủ quốc gia, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp), các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và các mối quan hệ giữa chúng.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam là một nước phong kiến và sau đó là một nước thuộc địa nửa phong kiến, hình thức chính thể của các nhà nước đều là chính thể quân chủ chuyên chế, bộ máy cai trị được thiết lập theo mô hình triều đình phong kiến, quyền lực tập trung trong tay nhà vua (chúa) và gia đình hoàng tộc, cùng với hệ thống quan lại phân chia theo đẳng cấp rất phức tạp. Nhân dân không được hưởng các quyền tự do, dân chủ, không được tham gia vào quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.
Cách mạng tháng Tám thành công đã xoá bỏ chế độ phong kiến, thực dân và chính thể quân chủ, mở ra một thời đại mới trong lịch sử phát triển của đất nước và dân tộc Việt Nam. Ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đây, hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam đã có sự thay đổi hoàn toàn so với các chính thể trước đó. Với chính thể này, quyền lực nhân dân đã được đề cao, các quyền con người, quyền tự do dân chủ của nhân dân được tôn trọng và phát huy, việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước được tiến hành theo các phương pháp dân chủ, nhân dân có điều kiện tham gia ngày càng đông đảo vào các công việc của nhà nước.
Ngày 08 tháng 9 năm 1945, chỉ một tuần sau khi tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 14 quyết định Tổng tuyển cử trên phạm vi toàn quốc để bầu ra Quốc hội và ngày 06 tháng 01 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử đã được tiến hành và thành công tốt đẹp trên phạm vi cả nước (Đã bầu được 333 đại biểu Quốc hội, trong đó có 152 đại biểu ở Bắc Bộ, 108 đại biểu ờ Trung Bộ và 73 đại biểu ở Nam Bộ). Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu việc xác lập trên thực tế chế độ chính trị mới, dân chủ, hợp pháp với chế độ bầu cử phổ thông, đầu phiếu và trực tiếp.
Ngày 09 tháng 11 năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã được thông qua. Chương I của Hiến pháp năm 1946 có tiêu đề là Chính thể, gồm 3 điều. Điều 1 ghi nhận một cách trang trọng: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Điều 2 khẳng định: “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia “.Điều 3 quy định về Quốc kì, Quốc ca và Thủ đô. Tại Mục c Chương II Hiến pháp có 5 điều quy định về chế độ bầu cử, quyền bầu cử, ứng cử, bãi miễn và quyền phúc quyết của công dân. Trong các chương tiếp theo, Hiến pháp có các quy định cụ thể về tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ và nguyên tắc tổ chức hoạt động của các thiết chế của bộ máy quyền lực nhà nước.
Căn cứ vào các quy định của Hiến pháp năm 1946 và thực tiễn tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong thời kì này thì chính thể của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân. Chính thể của nước ta có những nét tương đồng với chính thể cộng hoà dân chủ được áp dụng ở một số quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng có những điểm khác biệt và sáng tạo nhằm áp dụng phù họp với điều kiện của Việt Nam, thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:
– Nghị viện nhân dân: Nghị viện nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp và có quyền quyết định những vấn đề chung của toàn quốc, biểu quyết ngân sách… Khác với chính thể của nhiều nước, Nghị viện nhân dân ở nước ta là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (Điều 22), Nghị viện chỉ có một viện và việc bầu cử nghị viên do công dân Việt Nam (toàn thể cử tri trong toàn quốc) bầu ra (Điều 24);
– Chủ tịch nước: Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền hạn rất lớn, tương tự như quyền hạn của tổng thống trong một số nước có chính thể cộng hoà tổng thống. Nhưng khác với chính thể cộng hoà tổng thống ở một số nước, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không do nhân dân trực tiếp bầu ra mà do Nghị viện nhân dân bầu (Điều 45), phải là nghị viên và không phải chịu một trách nhiệm nào ngoài tội phản quốc (Điều 51). Khác với chính thể cộng hoà đại nghị của một số nước, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là người đứng đầu bộ máy hành pháp;
– Chính phủ – Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất toàn quốc. Chính phủ gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và nội các. Khác với chính thể cộng hoà ở một số nước, toàn thể nội các không phải chịu liên đới hách nhiệm về hành vỉ của một bộ trưởng (Điều 54);
– Hệ thống cơ quan tư pháp gồm có: Tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp. Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của tòa án đã được xác lập: nguyên tắc thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật (Điều 69); nguyên tắc xét xử công khai, bị cáo được quyền bào chữa (Điều 67); nguyên tắc được dùng tiếng nói của dân tộc mình trước toà án (Điều 66);
– Chính quyền địa phương. Theo quy định của Hiến pháp năm 1946, Hội đồng nhân dân chỉ có hai cấp là tỉnh (thành phố) và xã (thị xã), còn uỷ ban hành chính thì có 3 cấp là tỉnh (thành phố), huyện và xã (thị xã).
về mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, chính thể Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng có những điểm riêng, đó là không có sự phân chia, phân lập quyền lực như mô hình nhà nước trong chính thể cộng hoà tổng thống hay cộng hoà đại nghị ở một số nước. Ở nước ta, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp được trao quyền lực để thực thi công vụ trên cơ sở bảo đảm quyền lực nhân dân.
Như vậy, theo Hiến pháp năm 1946, chính thể của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là chính thể cộng hoà dần chủ nhân dân, có những nét tương đồng với chính thể cộng hoà dân chủ nói chung nhưng cũng có những đặc trưng riêng. Trong chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước được tiến hành theo phương pháp dân chủ, công khai; chể độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu; bỏ phiếu tự do, trực tiếp và kín.
Kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 tiếp tục khẳng định tính chất của chính thể của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời đã có những bổ sung và phát triển mới như: cùng với việc quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Hiến pháp còn quy định phương thức: “Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân… ” (Điều 4); các nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã được ghi nhận rõ và đầy đủ hơn: “Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” (Điều 5);
Quy định về mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và nhân dân: “Tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân” (Điều 6)…
Về các thiết chế của bộ máy nhà nước, Hiến pháp năm 1959 đã có một số sửa đổi, bổ sung mới: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Trong cơ cấu của Quốc hội có Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các uỷ ban; quyền hạn của Quốc hội được mở rộng và được quy định cụ thể (Điều 50). Chủ tịch nước là người thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về mặt đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước vẫn do Quốc hội bầu nhưng không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Tuy không còn là người đứng đầu cơ quan hành pháp và quyền hạn có hạn chế hơn so với thời kì trước nhưng khi xét thấy cần thiết Chù tịch nước vẫn có quyền tham dự và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính phủ. Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính cao nhất Trong hệ thống cơ quan tư pháp, bên cạnh hệ thống tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân đã hình thành một hệ thống độc lập. Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đen Hiến pháp năm 1980, những vấn đề chung về chính thể của nước ta được quy định tại Chương I với tiêu đề “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Chế độ chính trị”. Cách thể hiện của Hiến pháp đã gắn những vấn đề về chính thể với chế độ chính trị để xác lập cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện hơn về chính thể, về vị trí, vai trò và các mối quan hệ của các thiết chế trong hệ thống chính trị, phù họp với yêu cầu xây dựng nhà nước chủ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước. Nội hàm của khái niệm chính thể nước ta đã có sự thay đổi về chất và được bổ sung những nội dung mới. về tính chất, đó là chính thể Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa, một chính thể đề cao quyền lực nhân dân, mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước chủ xã hội chủ nghĩa. Theo quy định của Hiến pháp năm 1980, vị trí, tính chất và mối quan hệ giữa các cơ cấu lớn của bộ máy nhà nước có những điểm mới đáng chú ý: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Hội đồng Nhà nước có hai vai trò: là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội và là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của Quốc hội; Chủ tịch Tổng công đoàn lao động Việt Nam có quyền tham dự hội nghị Hội đồng Bộ trưởng.
Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và những sửa đổi, bổ sung năm 2001, chính thể của nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục được củng cố và có nhũng phát triển mới. Nhà nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền chủ xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hội đồng Nhà nước không còn tồn tại, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nó được trao cho hai cơ quan là Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tương tự như quy định của Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, theo quy định của Hiến pháp năm 1992, quyền hạn của Chủ tịch nước có hạn chế hơn so với quyền hạn của Chủ tịch nước được quy định trong Hiến pháp năm 1946. về hành pháp, Hội đồng Bộ trưởng được đổi thành Chính phủ. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ khi bàn về các vấn đề có liên quan, về tư pháp, hệ thống tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân tiếp tục được củng cố và phát triển. Hiến pháp và các luật về tổ chức toà án và viện kiểm sát có nhiều quy định mới và cụ thể để bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Đồng thời, các cơ quan bổ trợ tư pháp như luật sư, công chứng, giám định tư pháp… cũng đã hình thành, góp phần tích cực vào quá trình dân chủ hoá các hoạt động tư pháp và bảo đảm pháp chế chủ xã hội chủ nghĩa.
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001 về chế độ chính trị, đồng thời đã có sự phát triển và bổ sung nhiều quy định, trong đó có những điểm mới chủ yếu sau:
– Tiếp tục khẳng định xuyên suốt, nhất quán quan điểm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” nhưng bổ sung một điểm mới quan trọng là “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ ” (khoản 2 Điều 2) để thể hiện rõ vai trò quan trọng của nhân dân trong mối quan hệ với Nhà nước;
– Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp ” (Điều 6), đây là lần đầu tiên vấn đề dân chủ trực tiếp được quy định như một nguyên tắc hiến định, khẳng định tư tưởng đề cao quyền lực nhân dân trong chính thể của nước ta;
– Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước ở trung ương: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội thực hiện quyền lập pháp (Điều 69); Chính phủ thực hiện quyền hành pháp (Điều 94) và Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quyền tư pháp (Điều 102).
– Hiến pháp năm 2013 đã thay đổi tên Chương IX (Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân) của Hiến pháp năm 1992 thành Chương Chính quyền địa phương để làm rõ hơn tính chất của hệ thống cơ quan công quyền ở địa phương trong mối quan hệ với trung ương. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định mở: “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định ” (Điều 111)
Để tạo cơ sở cho việc xầy dựng mô hình chính quyền địa phương ở nước ta thống nhất trong đa dạng, phát huy vai trò của chính quyền địa phương phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân trong chính thể nhà nước pháp quyền Việt Nam chủ xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào các công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.