Cơ chế ba bên và Hình thức của cơ chế ba bên trong quan hệ lao động

1. Khái niệm về cơ chế ba bên

Cơ chế ba bên là quá trình đặc biệt của quan hệ lao động, được Tổ chức Lao động quốc tế định nghĩa là: “Sự tương tác của Nhà nước, bên sử dụng lao động và bên lao động với tư cách là những đối tác bình đẳng và độc lập để tìm kiếm giải pháp cho những vẩn đề họ cùng quan tâm”.

Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), “Cơ chế ba bên có nghĩa là bất kể hệ thống các mối quan hệ lao động nào, trong đó Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động là những nhóm độc lập, mỗi nhóm thực hiện những chức năng riêng. Điều đó chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi thành các mối quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân chủ chính trị: tự do, đa số, sự tham gia của mỗi cá nhân vào những quyết định có liên quan tới họ. Nguyên tắc là những vấn đề chung nhưng cũng không có một đối tác đơn lẻ: Mỗi hệ thống quan hệ lao động được dựa trên sự kết hợp của các điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội và văn hoá và mỗi hệ thống phát triển theo những nguyên tắc của cuộc chơi dưới ánh sáng của những thông số đó”.

Theo quan điểm này thì cơ chế ba bên là cơ chế hợp tác và chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động (thông qua các cơ quan, tổ chức đại diện chính thức của mỗi bên) để cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực lao động – xã hội vì một nền kinh tế thịnh vượng và vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động được gọi là các “đối tác xã hội” của cơ chế ba bên, trong đó mỗi đối tác đều có những vai trò nhất định. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đề cập tới vai trò của tổ chức đại diện người lao động trong cơ chế ba bên.

Cơ chế ba bên là một cơ chế có hệ thống chủ thể đặc biệt, gồm người lao động – nhà nước – người sử dụng lao động. Hệ thống chủ thể này phản ánh một mối quan hệ xã hội rất phức tạp, trong đó, mặc dù có mối quan tâm chung là quan hệ lao động nhưng mỗi chủ thể đều có một loại lợi ích riêng.

2. Các hình thức của cơ chế ba bên

Để chỉ cơ chế ba bên, có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng, như “sự hợp tác ba bên”, “quan hệ ba bên”, “cơ chế ba bên”…

Cơ chế ba bên là một trong những hình thức chủ yếu của đối thoại xã hội. Sự thừa nhận đối thoại xã hội được xem là nguyên tắc nền tảng và là các giá trị cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế khi thực hiện các công việc của Tổ chức Lao động quốc tế. Liên minh châu Âu cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc này.

Tổ chức Lao động quốc tế cho rằng mong muốn thiết lập, sử dụng cơ chế ba bên cũng như chất lượng hoạt động của cơ chế ba bên phụ thuộc nhiều vào sự tồn tại của hệ thống giá trị của xã hội nơi hệ thống ba bên đó vận hành. Hệ thống giá trị đó phản ánh sự chấp nhận nguyên tắc hợp tác, tham vấn và quan trọng nhất là đa nguyên. Tồn tại một cơ chế ba bên đồng nghĩa với việc quyền lực xã hội bị chia sẻ và đòi hỏi phải thừa nhận thực tế “tư bản” và “lao động” đại diện cho hai nhóm quyền lực quan trọng trong xã hội cũng như việc họ buộc phải hợp tác để tạo ra hàng hóa, dịch vụ và sự giàu có trong một nền kinh tế thị trường (vấn đề này sẽ được bàn thêm ở phân “Bản chất cùa cơ chế ba bên”).

Có một vài tranh luận trái chiều về tính dân chủ của cơ chế này. Cơ chế ba bên một mặt được tin là mở rộng dân chủ, bởi nó đảm bảo rằng số đông trong cơ cấu dân cư có tiếng nói trong việc làm các quyết định có ảnh hưởng đến họ nhưng mặt khác, cũng bị coi là sự hạn chế dân chù bởi lẽ quyền ra quyết định chính sách được đặt vào tay tổ chức NSDLĐ và NLĐ, mà nhũng tổ chức đó chỉ là đại diện của một vài nhóm lợi ích xã hội và không có cùng trách nhiệm giống như chính phủ hay quốc hội.

Thực tế cho thấy ở những nước có nền kinh tế phát triển cao, nhiều quyết định quan trọng của quốc gia được xử lí thông qua cơ quan ba bên – cách thức xây dựng chính sách được coi là dân chủ mà đối tác xã hội ở nhiều quốc gia còn đang hướng tới, nhưng cũng chính ở những nước này lại dấy lên tranh luận và lo ngại về sự thiếu dân chủ khi sử dụng cơ chế ba bên. Tổ chức Lao động quốc tế nhận định, dù có quan ngại về sự hạn chế dân chủ đầy đủ trong các hoạt động ba bên, cũng không thể vì thế mà đưa đến kết luận phải loại bỏ cơ chế ba bên khỏi hoạt động xây dựng chính sách bởi vì chính sự thủ tiêu cơ chế ba bên lại dẫn đến nguy cơ làm cho các chính sách trở nên thiếu dân chủ, thậm chí gây hại cho nền dân chủ.

3. Đặc trưng của cơ chế ba bên

Mặc dù cơ chế ba bên có thể hình thành ở những cấp độ khác nhau nhưng chức năng duy trì, phát triển, bảo đảm hài hòa hóa mối quan hệ lao động của nó không hề thay đổi. Đó cũng chính là điều khẳng định tính tích cực của sự tham gia của các chủ thể nói trên vào cơ chế ba bên, một cơ chế xã hội đặc biệt trong lĩnh vực lao động.

Về nhiệm vụ, như đã đề cập, cơ chế ba bên được hình thành nhằm đáp ứng những yêu cầu có tính bức xúc của quá trình lao động xã hội. Các nhiệm vụ của cơ chế ba bên thường được quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước. Tuỳ theo loại hình thể hiện mà các cơ cấu của cơ chế ba bên có nhiệm vụ tương thích. Chẳng hạn: Nhiệm vụ của hội đồng lương quốc gia chắc chắn sẽ có nhiệm vụ khác so với hội đồng lương cấp vùng hoặc cấp tỉnh. Và tương tự như vậy, một hội đồng ba bên về “hoà bình công nghiệp” (Industrial Peace) sẽ có nhiệm vụ đặc thù khi so sánh với một cơ cấu thực thi chức năng tài phán trong lao động.

Tuy nhiên, điểm chung của cơ chế ba bên là ở chỗ nó đều có khả năng giải quyết những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài trong lĩnh vực lao động, như: 1) Định hướng chính sách lao động; 2) cùng thảo luận để thống nhất quan điểm xây dựng pháp luật về việc làm, tiền lương, các điều kiện lao động; 3) tổ chức giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực lao động, đặc biệt là các tranh chấp lao động và đình công…

4. Vai trò của cơ chế ba bên

Cơ chế ba bên góp phần vào quá trình toàn cầu hóa mối quan hệ lao động và hợp tác quốc tế về lao động: Việc quy định vào pháp luật, áp dụng cơ chế ba bên trong thực tiễn lao động là một trong những tiêu chuẩn về sự tuân thủ pháp luật lao động quốc tế, giúp cải thiện vị trí, vai trò, hình ảnh của Việt Nam trong tổ chức lao động quốc tế (ILO).

Cơ chế ba bên góp phần vào việc kiềm chế, giải quyết các xung đột trong lao động: Một trong những con đường tốt nhất để kiềm chế xung đột, kiềm chế hậu quả bất lợi, đó là tăng cường sự đối thoại xã hội thông qua cơ chế ba bên, sử dụng cơ chế này để giải quyết các xung đột trong lao động. Sự chia sẻ giữa các bên trong quan hệ lao động và nhà nước đối với những khó khăn, những bế tắc trong quá trình duy trì vận động của quan hệ lao động, trong quá trình giải quyết những mâu thuẫn về quyền lợi ở những cấp độ khác nhau sẽ tạo nên cơ hội tốt cho việc làm trong lành các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ giai cấp giữa chủ và thợ nhằm tạo ra sự ổn định cho trình phát triển xã hội.

Cơ chế ba bên góp phần tăng cường khả năng đối thoại xã hội (social dialogues) trong lao động: Đối thoại xã hội là một trong những vẩn đề có tính ưu tiên hàng đầu mà Tổ chức lao động quốc tế theo đuổi. Nó được thê hiện qua việc Tổ chức lao động quốc tế đã cho ra đời các quy phạm quan trọng về cơ chế ba bên. Đó cũng là vấn đề mà Tổ chức lao động quốc tế luôn luôn khuyến cáo các chính phủ của các nước thành viên cần chú trọng trong quá trình xây dựng, thực hiện các chính sách lao động xã hội.

Cơ chế ba bên góp phần tăng cường hiệu quả của quản lí lao động: Nhà nước luôn luôn quan tâm tới sự an toàn của các quan hệ xã hội, đặc biệt là các quan hệ lao động. Theo quan điểm chung, trong nền kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước ngày một tăng lên, nhưng sự can thiệp trực tiếp của nhà nước thì ngày càng có xu hướng giảm đi.

Khi tham gia cơ chế ba bên, tổ chức đại diện của NLĐ có những vai trò cơ bản sau:

– Là cầu nối NLĐ với NSDLĐ và Nhà nước;

– Cùng đại diện của Nhà nước và NSDLĐ quyết định hoặc cùng đại diện của NSDLĐ tư vấn cho Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật lao động, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, ngành, vùng…;

– Phối hợp với hai “đối tác xã hội” còn lại của cơ chế ba bên tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch…và giải quyết các vấn đề phát sinh từ quá trình tổ chức thực hiện này (bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công);

– Cùng đại diện NSDLĐ xây dựng quan hệ lao động hai bên lành mạnh, môi trường lao động hài hoà, ổn định.

Cũng giống như tổ chức đại diện của NSDLĐ, trong cơ chế ba bên, Công đoàn Việt Nam chủ yếu phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, tổ chức đại diện của NSDLĐ thảo luận, đóng góp ý kiến để xây dựng chính sách, pháp luật lao động; cùng NSDLĐ giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ hai bên…So với quan điểm của ILO về cơ chế ba bên và so với thực tế thực hiện ở các nước có nền kinh tế thị trường và quan hệ lao động phát triển thì việc vận dụng cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, vì vậy vai trò của cả tổ chức đại diện của NSDLĐ và NLĐ trong cơ chế này còn khá hạn chế. Thời gian tới, khi cơ chế ba bên được vận dụng sâu rộng hơn thì NLĐ sẽ được tham gia nhiều hơn vào “các công việc chung” của Nhà nước thông qua tổ chức Công đoàn.

5. Cho ví dụ về cơ chế ba bên ?

Bên cạnh vấn đề dân chủ, cũng cần xem xét vị trí và mối quan hệ giữa cơ ché ba bên với cơ chế hai bên. Tổ chức Lao động quốc tế có nhiều quy định về cơ chế thương lượng (hai bên).

Ví dụ: quyền tự do lập hội, tự do công đoàn, tự do thương lượng tập thể… Rõ ràng, khuyến khích sự phát triển của các tổ chức đại diện cũng như thương lượng hai bên và để hai bên đó “cùng quyết định” là rất có ý nghĩa. Cơ chế ba bên là một quá trình khác, với vai trò đa dạng mà chủ yếu là phát triển pháp luật và giải quyết các tranh chấp, cũng có thể xem như một bước phát triển của cơ chế đại diện nhưng theo Tổ chức Lao động quốc tế, những tham vấn ba bên chỉ nên làm cho quá trình tương tác hai bên trở nên hoàn thiện chứ không đi chệch hướng làm mất đi những giá trị của tự do liên kết, của hoạt động đại diện hai bên, cũng như quá trình thương lượng của họ.

Cơ chế ba bên có thể được thiết lập ở các cấp khác nhau nhưng các thiết chế ba bên tầm quốc gia được xem là có vai trò cơ bản nhất. Ở cấp quốc gia, cơ quan ba bên thường xử lí những vấn đề then chốt, liên quan đến nhiều ngành nghề và có ảnh hưởng rộng rãi.

Ví dụ: những ủy ban cấp quốc gia có thể xây dựng chính sách về tiền lương, việc làm, an toàn lao động… Đôi khi trong phạm vi một ngành, một đơn vị sử dụng lao động ở địa phương, thiết chê ba bên cũng có thể xuất hiện nhưng chủ yếu trong trường họp các bên phải cung cấp thông tin hoặc tư vấn cho các cơ quan có thẩm quyền. Hoặc khi các chủ thể của quan hệ lao động cần giải quyết những vấn đề không thể thiếu vắng sự tham gia của nhà nước, như cần đến quyền tài phán. Cũng đôi khi hợp tác ba bên chỉ là việc các bên quan hệ lao động muốn tham khảo ý kiến cơ quan nhà nước về quyết định nào đó, để họ có thêm niềm tin cũng như sự đảm bảo khi thực hiện quyết định trong tương lai.

Như vậy sự hợp tác ba bên có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức và khá linh hoạt. Sự hợp tác đó có thể thông qua những cơ quan chuyên môn thường trực, được lập ra chính thức để thực hiện chức năng, theo pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa các bên (dưới dạng ủy ban hoặc hội đồng làm diễn đàn cho các tranh luận và chịu ưách nhiệm hình thành chính sách trong một lĩnh vực cụ thể); cũng có khi chỉ thông qua một cơ quan tạm thời, sau khi giải quyết xong nhiệm vụ thì giải tán.

Ví dụ, một hội nghị mà nhà nước tổ chức để lấy ý kiến của các bên. Sự hợp tác ba bên cũng có thể dưới dạng hoạt động tham vấn không chính thức.

Ví dụ, cơ quan tài chính gửi văn bản tham khảo ý kiến của đại diện các bên quan hệ lao động trước khi xây dựng các chính sách tiền lương…

Ở nhiều nước trên thế giới, cơ chế ba bên thường thấy nhất là dưới dạng uỷ ban hoặc hội đồng ba bên quan hệ lao động… Bên cạnh đó có thể có cơ quan ba bên ấn định mức lương tối thiểu và đôi khi cả những điều kiện lao động khác. Sản phẩm của cơ quan ba bên hầu như đều được thể chế hóa thành chính sách, pháp luật.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *