Cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

1. Quy định chung về cơ quan tiến hành tố tụng

Trong tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng gồm có Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan này có quyền, đồng thời có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh trong vụ án hình sự thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra, trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án còn có nhiệm vụ tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngửa tội phạm.

Trong tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng. Khi tiến hành tố tụng đối với vụ án dân sự, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể được Bộ luật tố tụng dân sự quy định.

2. Khái niệm cơ quan tiến hành tố tụng dân sự

Tham gia vàọ quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự có nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân khác nhau. Trong đó, có một số cơ quan nhà nước tham giạ vào quá trình này với nhiệm vụ giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hành án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các hoạt động tố tụng dân sự. Hoạt động của các cơ quan này mang tính chủ động và độc lập. Các cơ quan này được gọi là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự.

Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự là cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Các Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. Các quyết định của các cơ quạn này có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải chấp hành. Hoạt động tố tụng của các cơ quan này mang tính độc lập, không bị lệ thuộc vào các cá nhân, cơ quan và tổ chức khác. Tuy vậy, để bảo đảm được việc giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức thi hành án dân sự đúng pháp luật, khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự “phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân… chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình… ” (Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

3. Thành phần các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thành phần các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự. Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không quy định cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan tiến hành tô tụng dân sự. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thi hành án là hoạt động tố tụng dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự cần được coi là cơ quan tiến hành tể tụng dân sự. Tuy vậy, trong giới hạn chương trình của môn học, vấn đề này và các vấn đề khác liên quan đến thi hành án dân sự không được trình bày ở cuốn Giáo trình này mà sẽ được trình bày ở cuốn Giáo trình luật thi hành án dẫn sự Việt Nam. Các Cơ quan này tham gia vào tố tụng dân sự với mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau.Trên đây là tư vấn của chúng tôi.

Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong tố tụng dân sự, toà án là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự chủ yếu. Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của toà án trong tố tụng dân sự là giải quyết vụ việc dân sự. Khi tiến hành giải quyết các vụ việc dân sự, toà án phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ngoài ra, toà án còn phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của những người tiến hành tố tụng gây ra cho các cá nhân, cơ quan, tổchức.

4. Hệ thống tổ chức toà án.

Hệ thống tổ chức toà án gồm có: Toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân cấp cao, toà án nhân dân tỉnh, toà án nhân dân huyện và toà án quân sự (Điều 3 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014). Trong đó, chỉ có Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân cấp cao, các toà án nhân dân tỉnh và các toà án nhân dân huyện là có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự. Các toà án quân sự không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự.

Cơ cấu Toà án nhân dân tối cao gồm có: Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, bộ máy giúp việc và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (Điều 21 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014). Trong đó, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Cơ cấu toà án nhân dân cấp cao gồm có: Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao; toà hình sự, toà dân sự, toà hành chính, toà kinh tế, toà lao động, toà gia đình và người chưa thành niên và bộ máy giúp việc. Trong trường hợp cần thiết, ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao (Điều 30 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014). Trong đó, Ưỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao; toà dân sự, toà kinh tế, toà lao động, toà gia đình và người chưa thành niên là có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự do pháp luật quy định.

Cơ cấu toà án nhân dân tỉnh gồm có: Uỷ ban thẩm phán, toà hình sự, toà dân sự, toà kinh tế, toà lao động, toà gia đình và người chưa thành niên, toà hành chính và bộ máy giúp việc (Điều 38 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014). Trong đó, uỷ ban thẩm phán, toà dân sự, toà kinh tế, toà lao động và toà gia đình và người chưa thành niên của toà án nhân dân cấp tỉnh là có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự do pháp luật quy định.

Cơ cấu toà án nhân dân huyện có thể có toà hình sự, toà dân sự, toà gia đình và ngứời chưa thành niên, toà xử lý hành chính. Trong đó, toà dân sự, toà kinh tế, toà lao động và toà gia đình và người chưa thành niên của toà án nhân dân cấp huyện là có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Trường hợp, ở toà án nhân dân cấp huyện không tổ chức các toà chuyên ttách thì các thẩm phán của toà án nhân dân cấp huyện có thể được phân thành thẩm phán chuyên trách về từng lĩnh vực (Điều 45 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014). Tuỳ tính chất của vụ việc dân sự cụ thể mà chánh án toà án phân công cho thẩm phán chuyên ttách về dân sự giải quyết.

5. Viện kiểm sát trong Tố tụng dân sự

Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Tuy cũng là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự nhưng viện kiểm sát không có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các vụ việc dân sự như toà án hay tổ chức thi hành án như cơ quan thi hành án. Viện kiểm sát chỉ kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án để bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

Hệ thống tổ chức viện kiểm sát gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các viện kiểm sát nhân dân cấp cao; các viện kiểm sát nhân dân tỉnh; các viện kiểm sát nhân dân huyện và các viện kiểm sát quân sự (Điều 40 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014). Trong đó, chỉ có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân cấp cao; các viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các viện kiểm sát nhân dân huyện có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, thi hành án dân sự. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Viện kiểm sát do viện trưởng việh kiểm sát lãnh đạo. Viện trưởng viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của viện trưởng viện kiểm sát cấp trên. Viện kiểm sát cấp trên có ữách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, huỷ bỏ quyết định ttái pháp luật của viện trượng viện kiểm sát cấp dưới (Điều 7 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014). Nguyên tắc tổ chức, hoạt động đó của viện kiểm sát cũng được thực hiện trong tố tụng dân sự.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *