Cơ sở lý luận của chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự?

[VPLUDVN] Cơ sở phương pháp luận của chứng cứ và việc chứng minh trong tố tụng hình sự là triết học Mác – Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhất là học thuyết về nhận thức được sử dụng như là cơ sở phương pháp luận của chứng cứ và việc chứng minh thông qua những quan điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan luôn tồn tại trong mối quan hệ qua lại và chịu sự tác động lẫn nhau. Bằng sự tác động qua lại đó, sự tồn tại của sự vật, hiện tượng này luôn để lại “dấu vết” ở sự vật, hiện tượng khác. Tội phạm là hành vi cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan. Chính vì sự tồn tại khách quan mà tội phạm cũng để lại các dấu vết nhất định. Bằng cách thu thập các dấu vết để lại và thông qua chúng con người có thể xác định được sự thật khách quan của vụ án.

Căn cứ vào các đặc điểm hình thành và tồn tại của từng loại dấu vết mà các nhà làm luật quy định trình tự, thủ tục thu thập, bảo quản, kiểm tra, đánh giá chứng cứ khác nhau để đảm bảo cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

Ví dụ: thủ tục thu thập vật chứng, chứng cứ vật chất (thông qua thu giữ, khám nghiệm…) khác với thu thập chứng cứ phi vật chất (thông qua lấy lời khai, cung cấp tài liệu, báo cáo…); thủ tục kiểm tra chứng cứ vật chất cũng có những điểm khác so với thủ tục kiểm tra chứng cứ phi vật chất V.V..

Thứ hai, học thuyết về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận đặc biệt quan trọng trong lí luận về chứng cứ trong luật tố tụng hình sự nước ta. Tinh thần cơ bản của học thuyết Mác – Lênin về nhận thức là:

“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đỏ là con đường biện chứng của nhận thức chăn lỉ, của sự nhận thức hiện thực khách quan ”.

Từ nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) thu nhận các thông tin về tội phạm, từ đó có sự kiểm tra, đánh giá thông qua tư duy của mình, người chứng minh có kết luận về các tình tiết nói riêng và về tội phạm nói chung. Chứng minh trong tố tụng hình sự chính là nhận thức của con người về tội phạm như là nhận thức về một hiện thực khách quan và vì vậy cũng phải tuân theo quy luật nhận thức đó của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Học thuyết về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là học thuyết về sự phản ánh của thế giới khách quan trong ý thức con người; cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là vật chất có trước và sau mới là ý thức. Ý thức của con người có khả năng phản ánh chính xác, khách quan hiện thực khách quan là xuất phát điểm cực kì quan trọng cho lí luận về chứng cứ, cho lập pháp tố tụng hình sự về chứng cứ và áp dụng các quy định của pháp luật về chứng cứ trong thực tiễn.

Thực tiễn là thước đo của nhận thức. Mặc dù chứng minh trong tố tụng hình sự có những nét đặc trưng riêng là nhận thức về một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ với phạm vi và giới hạn xác định, tuy nhiên, quan điểm này của học thuyết duy vật biện chứng về nhận thức không phải là ngoại lệ của quá trình chứng minh. Do quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự có những đặc trưng riêng nên việc dùng thực tiễn làm thước đo trong nhận thức về tội phạm cũng mang những nét đặc trưng riêng. Thực tiễn là cơ sở kiểm tra, đánh giá nhận thức về các tình tiết của vụ án và kiểm tra lại nhận thức chung về vụ án hình sự.

Thứ ba, con người có khả năng nhận thức được sự thật khách quan. Trong sự tồn tại bất tận của thế giới khách quan, nhận thức của con người là tương đối nhưng cùng với sự phát triển của tự nhiên và xã hội, cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật… cũng như phụ thuộc vào nhiệm vụ nhận thức cụ thể, nhận thức của con người về thế giới khách quan càng đi dần đến tuyệt đối.

Ví dụ: Nếu đặt ra nhiệm vụ hiểu biết về thế giới động vật muôn hình, muôn vẻ thì nhận thức của con người là tương đối, thế nhưng nếu đặt ra mục đích hiểu biết một con vật cụ thể thì nhận thức của con người có thể là tuyệt đối.

Trong tố tụng hình sự, phải nói rằng tội phạm là hiện tượng xã hội có muôn hình, muôn vẻ. Tuy nhiên, các yếu tố có ý nghĩa pháp lí hình sự cùa tội phạm lại được xác định rất cụ thể. Căn cứ vào ý nghĩa pháp lí hình sự của tội phạm mà người làm luật quy định đối tượng chứng minh, giới hạn các vấn đề chứng minh ở phạm vi nhất định. Đó là sự việc phạm tội (bao gồm thời gian, địa điểm, hành vi), người thực hiện tội phạm, lỗi và động cơ, mục đích phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các đặc điểm về nhân thân người phạm tội, thiệt hại do tội phạm gây ra, nguyên nhân và điều kiện phạm tội… (Điều 85 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Như vậy, nhiệm vụ chứng minh trong tố tụng hình sự là rất cụ thể và được giới hạn trong phạm vi nhất định. Vì vậy, từ góc độ nhiệm vụ tố tụng đặt ra, có thể nói việc chứng minh trong tố tụng hình sự có thể đạt được sự thật khách quan tuyệt đối. Luật tố tụng hình sự nước ta quy định ữong bất kì giai đoạn tố tụng hình sự nào, cơ quan có thẩm quyền cũng không thể quyết định giải quyết thực chất vụ án nếu chưa xác định đầy đủ sự thật khách quan. Trong các trường hợp này, vụ án phải được điều tra bổ sung hoặc điều tra lại. Có những học giả phủ nhận sự thật khách quan trong tố tụng hinh sự. Họ cho rằng nhận thức của con người về thế giới khách quan nói chung, tội phạm nói riêng chỉ là chủ quan. Trong tố tụng hình sự chỉ tồn tại sự thật pháp lí. Toà án xét xử vụ án và phán quyết trên cơ sở chứng cứ mà các bên tham gia tố tụng thu thập.

Thứ tư, phương pháp biện chứng của học thuyết Mác – Lênin về nhận thức cũng có ý nghĩa quan trọng trong lí luận về chứng cứ. Phương pháp biện chứng đặt nền móng cho việc áp dụng các quy luật của phép biện chứng duy vật vào quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ. Các nội dung quan trọng của phép biện chứng trong nhận thức như nguyên tắc toàn diện, đầy đủ, cụ thể, hệ thống… đóng vai trò quan trọng trong quá trình chứng minh. Phương pháp biện chứng của triết học Mác – Lênin được thể hiện tương đối đầy đủ tại khoản 2 Điều 108 BLTTHS năm 2015:

‘‘Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *