Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật

1. Điều kiện chung của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

Thứ nhất, điều kiện về tư cách chủ thể

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Theo Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định kinh doanh dịch vụ logistics, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức quản lý trong doanh nghiệp theo quy định về pháp luật doanh nghiệp.

Thứ hai, điều kiện về tiêu chuẩn kĩ thuật

Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ đòi hỏi các yêu cầu về kĩ thuật cao. Nhiều loại hình dịch vụ bắt buộc thương nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kĩ thuật khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Các điều kiện tiêu chuẩn đa dạng, phức tạp như: điều kiện về kho bãi, máy móc, dây chuyền đóng gói, cơ sở hạ tầng thông tin, phương tiện vận tải, … Pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể điều kiện của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phụ thuộc vào dịch vụ hoặc tổ hợp dịch vụ mà thương nhân cụng ứng. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh phải tiến hành các thủ tục để chứng minh đáp ứng được điều kiện về tiêu chuẩn lã thuật theo luật định.

Thứ ba, điều kiện về trình độ chuyên môn

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, đúng lĩnh vực, có khả năng thực hiện các công việc trong chuỗi dịch vụ logistics theo phân công. Đối với một số lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi trách nhiệm nghề nghiệp, nhân viên tham gia cung ứng dịch vụ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. Tùy từng lĩnh vực dịch vụ, pháp luật quy định thương nhân phải có số lượng nhân viên đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn.

2. Điều kiện cụ thể thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

2.1 Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics chủ yếu

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bốc xếp hàng hoá đăng ký ngành nghề bốc xếp theo mã ngành cấp 4 (mã ngành 5224). Doanh nghiệp đăng ký cụ thể nơi thực hiện việc bốc xếp hàng hoá: bốc xếp hàng hoá tại ga đường sắt (mã ngành 52241), bốc xếp hàng hoá đường bộ tại bến, bãi đỗ ô tô (mã ngành 52242), bốc xếp hàng hoá tại cảng biển (mã ngành 52243), bốc xếp hàng hoá tại cảng sông (mã ngành 52244), bốc xếp hàng hoá tại cảng hàng không (mã ngành 52245).

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá phải đáp ứng các điều kiện về kho bãi như: diện tích, thiết kế, điều kiện phòng cháy, chữa cháy và phải đăng ký đúng mã ngành kinh doanh kho bãi (mã ngành 5210). Doanh nghiệp thực hiện dịch vụ gồm: Hoạt động lưu giữ, kho bãi đối với các loại hàng hoá trong hầm chứa, bể chứa, kho chứa hàng hoá thông thường, kho đông lạnh, lưu giữ hàng hoá trong kho ngoại quan. Doanh nghiệp có thể đăng ký một số ngành nghề cụ thể: Kho bãi và lưu giữ hàng hoá trong kho ngoại quan (mã ngành 52101) gồm: lưu giữ, kho bãi đối với các hàng hoá trong nước đã làm xong thủ tục xuất khẩu thông thường nhưng chưa đưa ra nước ngoài, hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, chưa làm thủ tục nhập khẩu thông thường với cơ quan hải quan Việt Nam; Kho bãi và lưu giữ hàng hoá trong kho đông lạnh (trừ kho ngoại quan) (Mã ngành 52102) gồm các hoạt động lưu giữ hàng hoá tại các kho (trừ kho ngoại quan) có lắp đặt thiết bị đông lạnh để bảo quản hàng hoá, thường là hàng thực phẩm tươi sống (trừ hoạt động của kho ngoại quan); Kho bãi và lưu giữ hàng hoá trong kho khác (mã ngành 52109) gồm các hoạt động lưu giữ hàng hoá tại các kho bãi thông thường (trừ kho ngoại quan và kho có gắn thiết bị đông lạnh) để lưu giữ, bảo quản hàng hoá thuộc giao dịch bình thường như nguyên liệu sản xuất, hàng hoá tiêu dùng, máy móc thiết bị. Thương nhân kinh doanh một số dịch vụ như tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh phải đáp ứng thêm các yêu cầu khác về quy mô của kho bãi, hệ thống điện, thời gian thuê, …

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý hải quan phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật hải quan như: phải có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá, có nhân viên đủ trình độ thực hiện các nghiệp vụ hải quan, có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng các điều kiện để thực hiện nghiệp vụ hải quan, hải quan điện tử. Nhân viên đủ trinh độ được hiểu là người đã tốt nghiệp chứng chỉ, văn bằng phù hợp với công việc và được cơ quan hải quan cấp số nhân viên đại lý thủ tục hải quan (Tham khảo: Luật Hải quan năm 2014).

2.2 Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải

Doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải phải đáp ứng các điều kiện về kinh doanh dịch vụ vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều kỉện kinh doanh dịch vụ vận tải bao gồm những điều kiện cơ bản sau:

+ Điều kiện về phương tiện: phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh; phương tiện vận tải phải được sở hữu hợp pháp của thương nhân hoặc thành viên của thương nhân, phương tiện phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật và giới hạn về bảo vệ môi trường;

+ Điều kiện về người điều khiển phương tiện: người điều khiển phương tiện phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện điều khiển, không trong thời gian bị cấm hành nghề; lái xe và nhân viên phục vụ ttên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải, có kinh nghiệm thực tiễn. Người điều hành vận tải, người điều khiển phương tiện phải có đủ sức khỏe và phải được tổ chức kiểm tra, khám sức khỏe định kì.

+ Điều kiện về cơ sở hạ tầng, thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải phải có bãi đỗ phương tiện phù họp, có hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ đáp ứng yêu cầu về xử lý thông tin liên quan đến dịch vụ vận tải.

+ Điều kiện trách nhiệm bảo hiểm, thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải phải thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật về bảo hiểm.

Các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải và thủy nội địa. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải luôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kì và chiến lược phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng về giao thông ở Việt Nam.

Tham khảo:

– Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bang xe ô tô, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ bằng xe ô tô.

– Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngàỵ 12/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt.

– Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, thương nhân kinh doanh vận tải đường thủy nội địa (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 128/2018/NĐ-CP).

– Nghị định số 160/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 147/2018/NĐ-CP).

Đối với lĩnh vực vận tải biển, ngoài các điều kiện được pháp luật trong nước quy định, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật quốc tế về kinh doanh vận tải biển, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế. Để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải biển phải đáp ứng các điều kiện về vốn pháp định, vì đây là hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro, thương nhân kinh doanh phải có một khoản tài chính để sẵn sàng xử lý các sự cố xảy ra trong khi thực hiện dịch vụ.

2.3 Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan

Thương nhân kinh doanh dịch vụ bưu chính phải đáp ứng các điều kiện về tài chính, kĩ thuật, đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật về bưu chính. Các điều kiện cụ thể bao gồm:

+ Điều kỉện về năng lực chủ thể: thương nhân kinh doanh dịch vụ bưu chính phải được cấp giấy phép kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại dịch vụ.

+ Điều kiện về tài chính: thương nhân kinh doanh dịch vụ bưu chính phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định. Tùy từng loại dịch vụ với rủi ro khác nhau, yêu cầu của cơ quan nhà nước về vốn pháp định cao hay thấp. Dịch vụ bưu chính nội địa rủi ro sẽ thấp hơn so với dịch vụ bưu chính quốc tế, vì vậy yêu cầu vốn pháp định đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ bưu chính nội địa sẽ thấp hơn so với thương nhân kinh doanh dịch vụ bưu chính quốc tế.

+ Điều kiện về lã thuật: dịch vụ bưu chính là dịch vụ đòi hỏi yêu cầu về kĩ thuật quản lý cao, thương nhân cung cấp dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu này trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Yêu cầu kĩ thuật đối với dịch vụ bưu chính tập trung vào vận chuyển an toàn, an ninh thông tin các bưu kiện (Tham khảo: Luật Bưu chính năm 2010 và Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 150/2018/NĐ-CP).

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kĩ thuật phải có đăng ký doanh nghiệp (mã ngành 7120) theo quy định pháp luật. Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hoặc dưới các hình thức khác sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm ứa và phân tích kĩ thuật liên doanh không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải. Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kĩ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định pháp luật về các hình thức vận tải. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải biển nhự dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển phải đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm kinh doanh được quy định cụ thể trong hướng dẫn kinh doanh dịch vụ vận tải biển. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ gồm dịch vụ tại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đại lý vận tải, đại lý bán vé, dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng, dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ phải đáp ứng các điều kiện trong hướng dẫn kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ.

3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics của thương nhân nước ngoài

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics của thưomg nhân nước ngoài tại Việt Nam phụ thuộc vào các cam kết mở cửa thị trường khi ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương hoặc gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế. Theo nhưng cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Việt Nam cam kết tự do hoá dịch vụ logistics, cụ thể ở các phân ngành dịch vụ vận tải, hỗ frợ vận tải, dịch vụ xếp dỡ hàng hoá, dịch vụ thông quan, dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá, dịch vụ kho bãi (Biểu cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế – WTO).

Quá trình tự do hoá dịch vụ logistics ở Việt Nam được thực hiện theo lộ trình cam kết mở cửa chia làm nhiều giai đoạn. Trên cơ sở các cam kết hội nhập và điều kiện phát triển ngành, Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam, cụ thể như sau (Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định vê kinh doanh dịch vụ logistics):

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa), được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phan, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỉ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo Cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam. Cồng ti vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ Container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỉ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ Container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỉ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

– Trường họp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phân, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỉ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỉ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kĩ thuật: Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó; không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải; Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kĩ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *