Đối thoại xã hội trong quan hệ lao động là gì?

Khái niệm đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

Tổ chức Lao động quốc tế ghi nhận quyền đối thoại xã hội của các bên quan hệ lao động tại Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động năm 1998. Trên cơ sở khái quát các quá trình và thực tiễn đối thoại xã hội ở các quốc gia, Tổ chức Lao động quốc tế đưa ra định nghĩa:

“Đối thoại xã hội bao gồm tất cả các hình thức thương lượng, tham vẩn hoặc chỉ đơn giản là sự trao đổi thông tin giữa đại diện của chỉnh phủ, người sử dụng lao động và người lao động về những vẩn đề lợi ích chung liên quan đến các chính sách kinh tế, xã hội’’.

Qua định nghĩa của Tổ chức Lao động quốc tế, có thể thấy đối thoại xã hội được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như thương lượng, tham vấn (tham khảo ý kiến), trao đổi thông tin.

Chủ thể tham gia đối thoại xã hội

Chủ thể tham gia đối thoại xã hội phải có ít nhất hai trong ba chủ thể, bao gồm đại diện chính phủ, đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động. Nội dung của đối thoại xã hội có thể là bất cứ vấn đề gì về kinh tế, xã hội liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên.

Như vậy, từ quan điểm của pháp luật quốc tế và nhiều quốc gia, có thể thấy hiện nay đối thoại xã hội trong quan hệ lao động được hiểu và sử dụng ở phạm vi rộng hẹp khác nhau.

Phạm vi rộng của đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

Ở phạm vi rộng, đối thoại xã hội trong quan hệ lao động là tổng thể các hình thức tương tác (tác động qua lại lẫn nhau) giữa các chủ thể của quan hệ lao động ở các cấp về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các bên. Theo phạm vi này, đối thoại xã hội bao gồm các hình thức trao đổi và chia sẻ thông tin, tham vấn, thương lượng giữa hai bên (người lao động và người sử dụng lao động hoặc thông qua đại diện của họ) hoặc ba bên (đại diện người lao động , người sử dụng lao động và nhà nước) hoặc ba bên cộng (ngoài đại diện người lao động , người sử dụng lao động, nhà nước, còn có sự tham gia của chủ thể khác) về các vấn đề chung liên quan mà các bên quan tâm, được thực hiện ở cấp doanh nghiệp và các cấp ngoài doanh nghiệp.

Phạm vi hẹp của đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

Ở phạm vi hẹp, đối thoại xã hội trong quan hệ lao động được hiểu là sự trao đổi, chia sẻ thông tin và tham vấn (tham khảo ý kiển) tại noi làm việc giữa các bên quan hệ lao động về các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các bên và các vấn đề khác mà các bên quan tâm. Theo phạm vi này, đối thoại xã hội chủ yếu được thực hiện bằng hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin và tham khảo ý kiến giữa các bên người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trong doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ lao động.

Đối thoại xã hội trong quan hệ lao động theo quy định pháp luật Việt Nam

Tại Việt Nam, khái niệm đối thoại xã hội trong quan hệ lao động được quy định lần đầu tiên trong Luật Công đoàn Việt Nam năm 1990. Theo đó, ở đơn vị sử dụng lao động, pháp luật thừa nhận quyền đối thoại của tập thể lao động với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan, trong trường hợp cần thiết, để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động . Ngoài ra, ở tầm vĩ mô, tổ chức công đoàn có quyền tham gia với nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh tế-xã hội, cơ chế quản lí kinh tế, chủ trương, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động .

Tiếp theo Luật Công đoàn năm 1990, bộ Luật lao động năm 1994 đã quy định cụ thể về cơ chế tham khảo ý kiến bắt buộc giữa Chính phủ với công đoàn và đại diện người sử dụng lao động hoặc giữa người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn; và về cơ chế thương lượng, kí kết thoả ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp và cấp ngành (bộ Luật lao động năm 1994 đã quy định về các trường hợp người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến hoặc trao đổi ý kiến với công đoàn cơ sở trước khi ra quyết định về vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động . Đặc biệt là tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động có thể thương lượng và kí kết thoả ước lao động tập thể nhằm bảo đảm các quyền và nghĩa vụ, lợi ích phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Ở cấp ngoài doanh nghiệp, hình thức tham vấn chủ yếu được thê hiện trong lĩnh vực tiên lương, như trước khi quyết định và công bố mức lương tối thiểu, Chính phủ phải tham khảo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện người sử dụng lao động. Ngoài ra, Bộ luật còn quy định tổ chức công đoàn và bên người sử dụng lao động có thể tiến hành thương lượng để kí kết thoả ước lao động tập thể ngành). Cùng với đó, cuối những năm 1990, một loạt các văn bản được ban hành nhằm triển khai việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở (theo Chỉ thị số 30/CT-TW của Bộ chỉnh trị ngày 18/02/1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 07/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/02/1999 quy định về Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 87/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/5/2007 ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở công ti cổ phần, công ti trách nhiệm hữu hạn).

Có thể thấy rằng, Luật Công đoàn năm 1990 và Bộ Luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007) đã có nhiều quy định về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động. Song, các quy định này mới chỉ tập trung vào nội dung các bên phải tham khảo ý kiến của nhau mà chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thiết chế thực hiện. Việc tham khảo ý kiến chủ yếu theo vụ việc, chưa có tính thường xuyên. Bởi vậy, hiệu quả đối thoại xã hội mang lại không cao.

Nhằm khắc phục những bất cập trên và nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức đại diện các bên, đặc biệt là vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động, đồng thời nhằm phát huy hơn nữa quyền dân chủ của người lao động , tập thể lao động trong quá trình thực hiện dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, Bộ Luật lao động năm 2012 đã quy định cụ thể hơn về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động. Theo đó, đối thoại xã hội được ghi nhận với nhiều thuật ngữ khác nhau như: đối thoại tại nơi làm việc, trao đổi, tham khảo, đàm phán, thoả thuận, thương lượng tập thể và được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau.

Kế thừa các quy định của Bộ Luật lao động năm 2012, tại Chương V Bộ luật lao động năm 2019 quy định cụ thể về khái niệm đối thoại tại nơi làm việc. Theo đó, đối thoại tại nơi làm việc được hiểu “là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vẩn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nô lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, đối thoại tại noi làm việc là một trong các hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, được thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc bảo đảm quyền dân chủ của người lao động , tổ chức đại diện người lao động trong quan hệ lao động, góp phần cụ thể hoá nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Với quy định về chủ thể, mục đích, phạm vi trong khái niệm đối thoại tại nơi làm việc, cũng như các vấn đề về nội dung đối thoại, cách thức tiến hành đối thoại,… pháp luật đã tạo cơ sở pháp lí cho việc xây dựng, tổ chức, phát triển dân chủ trong quan hệ lao động, thúc đẩy cả người sử dụng lao động, người lao động và tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động hoạt động tích cực hơn trong việc trao đổi, thông tin và thực hiện các hình thức dân chủ khác.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *