[VPLUDVN] Dự báo tội phạm là hoạt động dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra những nhận định mang tính phán đoán về tình hình tội phạm trong tương lai, những thay đổi về nhân thân người phạm tội, những yếu tố tác động đến tình hình tội phạm và khả năng phòng chống tội phạm của chủ thể, từ đó đưa ra những cơ chế, biện pháp phòng ngừa tội phạm trong tương lai.
+ Dự báo về tội phạm:
– Dự báo sự thay đổi về các thông số, đặc điểm, tính chất, những tội phạm mới, tội phạm mất đi, công cụ, phương tiện… của THTP.
– Chủ thể tiến hành dự báo sẽ đưa ra những phán đoán về tội phạm cụ thể.
– Cơ sở để dự báo tội phạm và tình hình tội phạm là những thông tin về tội phạm, THTP
+ Dự báo người phạm tội
– Dự báo những thay đổi về các đặc điểm nhân thân người phạm tội.
– Cơ sở để dự báo vấn đề này là nghiên cứu nhân thân người phạm tội và tham khảo các kết quả dự báo khác.
+ Dự báo các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm:
– Dự báo các yếu tố tiêu cực và các yếu tố tích cực.
– Cơ sở của hoạt động dự báo này là kết quả phân tích nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
+ Dự báo khả năng phòng chống tội phạm của các chủ thể:
– Dự báo khả năng phòng chống tội phạm của các chủ thể, đặc biệt là các chủ thể chuyên trách.
– Cơ sở của hoạt động dự báo này là xem xét, đánh giá khả năng phòng chống tội phạm của các chủ thể trong quá khứ, hiện tại và các chính sách của nhà nước.
ĐẶC ĐIỂM DỰ BÁO TỘI PHẠM
+ Các đặc điểm chung của dự báo xã hội:
– Tính phạm vi của hoạt động dự báo
– Dự báo tội phạm ở khu vực nào và trong khoảng thời gian nào?
– Giúp các chủ thể chủ động xác định, lựa chọn phạm vi các thông tin, dữ liệu cần thiết.
– Tính xác suất của hoạt động dự báo
– Kết quả dự báo tình hình tội phạm chỉ mang tính tương đối và đa khả năng.
– Có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm.
+ Các đặc điểm riêng của dự báo tình hình tội phạm:
– Dự báo tình hình tội phạm là dự báo mang tính “bước hai”
– Dự báo tội phạm chỉ có thể thực hiện sau các dự báo xã hội khác, dự báo tội phạm đi liền theo các dự báo xã hội
– Có ý nghĩa quan trọng trong công tác dự báo THTP.
– Tính phức tạp của hoạt động dự báo
– Xuất phát từ tính phức tạp của các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến tội phạm.
– Giúp các chủ thể dự báo thu thập đầy đủ những thông tin, số liệu, xử lý các thông tin, có sự đầu tư đúng mức về nhân lực, phương tiện kỹ thuật.
CÁC THÔNG TIN SỬ DỤNG
– Các thông số của THTP, các số liệu tương ứng của tội phạm
– Số liệu, thông tin về các tệ nạn xã hội có liên quan đến tội phạm
– Các số liệu, thông tin về kinh tế xã hội, hoạt động tổ chức quản lý xã hội
– Hệ thống pháp luật hiện hành và phương hướng hoàn chỉnh
– Các thông tin về chủ thể phòng ngừa tội phạm
– Các kết quả dự báo xã hội khác có liên quan
PHƯƠNG PHÁP
+ Dự báo tình hình tội phạm bằng phương pháp thống kê:
– Là phương pháp dự báo tội phạm bằng cách dựa vào số liệu thống kê tội phạm trong quá khứ, hiện tại để đưa ra những kết luận về tội phạm trong tương lai.
– Yêu cầu: số liệu, thông tin về tội phạm trong quá khứ, hiện tại phải được thu thập đầy đủ, chính xác; các tội phạm cụ thể đang được nghiên cứu có độ ẩn thấp; các yếu tố xã hội không có sự thay đổi đáng kể trong khoảng thời gian dự báo.
– Ưu điểm: Dễ thực hiện và cho kết quả tin cậy trong khoảng thời gian ngắn
– Khuyết điểm: Chỉ có thể sử dụng để dự báo tội phạm trong thời gian ngắn, và dự báo những tội phạm có độ ẩn thấp, chỉ dự báo về lượng ở mức khái quát
+ Phương pháp chuyên gia
– Là phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động thực tiễn về những vấn đề cần dự báo
– Ưu điểm: có thể dự báo trong điều kiện kinh tế xã hội có sự thay đổi khó lường, thông tin về tình hình tội phạm chưa thu thập đầy đủ. Có thể dự báo nhiều loại tội phạm với những nội dung chi tiết.
– Khuyết điểm: Kết quả dự báo của phương pháp này mang tính chủ quan
+ Phương pháp tương tự
– Mô phỏng THTP ở một quốc gia hay địa phương nào đó để đưa ra dự báo về THTP ở một quốc gia, địa phương khác mà có điểm tương đồng.
– Ưu điểm: dễ thực hiện
– Khuyết điểm: không dự báo được những nội dung chi tiết của tình hình tội phạm.
+ Phương pháp mô hình hóa: Phần mềm dự báo tội phạm hàng ngày, bản đồ tội phạm sử dụng phần mềm GIS, mô hình lựa chọn không gian rời rạc
Ý NGHĨA
– Nhận thức và thực tiễn PNTP
– Chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch PNTP
– Tránh bị động
– Nhận biết những lĩnh vực có khả năng xảy ra TP
– Hoàn thiện lập pháp, ngăn ngừa TP
– Phát hiện yếu kém trong quản lý của cơ quan nhà nước
– Hoàn thiện bộ máy nhà nước
PHÂN LOẠI
+ Căn cứ vào thời gian dự báo
– dự báo ngắn hạn: 1 tháng hay 1- 3 năm
– dự báo thời hạn trung bình: 3-5 năm
– dự báo dài hạn: trên 5 năm
+ Căn cứ vào đối tượng dự báo
– dự báo tội phạm (tình hình tội phạm, tội phạm cụ thể)
– dự báo người phạm tội (nhân thân, yếu tố tác động nhân thân
– dự báo một số đối tượng có đặc điểm nhân thân đặc biệt
+ Căn cứ vào chủ thể dự báo
– dự báo khoa học (dự báo do các nhà khoa học thực hiện)
– dự báo của các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên trách trong hoạt động phòng chống tội phạm.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.