Giám hộ có yếu tố nước ngoài

1.1. Thế nào là giám hộ có yếu tố nước ngoài:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, giám hộ là việc cá nhân hoặc pháp nhân  đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật  hoặc được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam. Việc giám hộ có yếu tố nước ngoài phải đáp ứng điều kiện giám hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Người giám hộ bao gồm giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử, chỉ định.

1.2. Đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài:

Để đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

a) Đăng ký giám hộ đương nhiên:

Người được cử làm giám hộ chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký giám hộ.

+ Giấy cử người giám hộ.

+ Phiếu lý lịch tư pháp của người được cử giám hộ.

+ Danh mục tài sản của người được giám hộ (03 bản) và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử giám hộ.(Trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng)

+ Hộ chiếu, visa và giấy xác nhận cư trú của người được cử giám hộ (người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài) bao gồm bản sao và bản chính.

+ Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người cử giám hộ (công dân Việt Nam) bao gồm bản sao và bản chính.

+ Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người được giám hộ (nếu có) bản sao có chứng thực, hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định, nếu đủ điều kiện giám hộ theo quy định pháp luật thì công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp sẽ báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.

b) Đăng ký giám hộ cử:

– Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp hồ sơ UBND cấp huyện. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ như trên.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch xác minh. Nếu thấy đủ điều kiện giám hộ theo quy định pháp luật thì ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp sẽ báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *