Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội

[VPLUDVN] So với các hành vi vi phạm pháp luật khác, hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn vì vậy cần có những biện pháp trừng trị nghiêm khắc. Người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu hình phạt. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự quy định:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội quy định trong Bộ luật hình sự. Vì người chưa thành niên có những khiếm khuyết về tâm sinh lý của một người đang phát triển và những tác động tiêu cực từ gia đình, nhà trường và xã hội nên mới dẫn đến với những chọn lựa sai lầm, vi phạm quy định của pháp luật hình sự nên Bộ luật hình sự quy định riêng việc xử lý vớingười chưa thành niên phạm tội. Cụ thể như sau:

a) Các hình phạt áp dụng với người chưa thành niên phạm tội:

Trong Bộ luật hình sự có các hình phạt sau:

– Hình phạt chính gồm:  Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.

– Hình phạt bổ sung gồm:  Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Người phạm tội phải chịu một hình phạt chính và có thể có thêm một trong các hình phạt bổ sung. Tuy nhiên với người chưa thành niên phạm tội, các hình phạt có thể được áp dụng chỉ là một trong 4 hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn và không được áp dụng hình phạt bổ sung.

b) Áp dụng cụ thể các hình phạt với người chưa thành niên phạm tội:

– Phạt tiền:  được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.

– Cải tạo không giam giữ: khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.

– Tù có thời hạn:

 +) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

+) Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

1. Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội

Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội

Lứa tuổi thành niên là lứa tuổi bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: Nhu cầu khám phá cái mới; nhu cầu cầu độc lập; trạng thái cảm xúc; dẫn đến hành vi nhạn thức sai lầm, dễ sa ngã dẫn đến vi phạm pháp luật. Vì vậy, khi tiến hành xử lý người chưa thành niên phạm tội cần dựa trên những nguyên tắc nhất định. Sau đây xin cung cấp những nguyên tắc theo quy định của Bộ luật hình sự:

1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.

Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.

Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội

Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.

6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

2. Kinh phí bảo đảm cho việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

Kinh phí bảo đảm cho việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội theo theo hướng dẫn tại Nghị định 10/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

1. Nguồn kinh phí thực hiện việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;

b) Kinh phí của các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật;

c) Đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Thông báo việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

Việc thông báo việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội được hướng dẫntại Nghị định 10/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

Điều 6. Thông báo việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải chuyển bản sao bản án, quyết định của Tòa án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục người được giáo dục. Trường hợp tổ chức xã hội hoặc nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục người được giáo dục, thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải đồng gửi bản sao bản án, quyết định của Tòa án cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giáo dục cư trú để quản lý, theo dõi, chỉ đạo thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định tại khoản 3 Điều 113 của Luật Thi hành án hình sự và Nghị định này.

Trường hợp người được giáo dục đã thay đổi nơi cư trú, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác minh, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục chuyển bản án, quyết định của Tòa án áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đến nơi cư trú của người được giáo dục để tổ chức thi hành theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 11 của Nghị định này.

2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội hoặc Hiệu trưởng nhà trường được Tòa án chỉ định giám sát, giáo dục phải triệu tập người được giáo dục và mời cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục đến trụ sở để thông báo việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, xã hội, nhà trường, người được giao giám sát, giáo dục; quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục, đồng thời yêu cầu người được giáo dục làm bản cam kết việc chấp hành. Trường hợp người được giáo dục không biết chữ thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó viết thay. Bản cam kết của người được giáo dục phải có ý kiến xác nhận của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó. Việc thông báo được lập thành biên bản, lưu hồ sơ thi hành và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

3. Trường hợp người được giáo dục bỏ trốn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện ra quyết định truy tìm và tổ chức truy tìm. Khi phát hiện người được giáo dục bỏ trốn đang bị truy tìm, cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền nơi gần nhất. Khi tiếp nhận người được giáo dục, cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản và đưa ngay người được giáo dục đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được giáo dục bỏ trốn để thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đã ra quyết định truy tìm đến nhận, đưa người được giáo dục trở về nơi cư trú để tiếp tục chấp hành.

4. Chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

Chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội được hướng dẫn tại Nghị định 10/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

Điều 12. Chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

1. Khi người được giáo dục đã chấp hành được một phần hai thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, có nhiều tiến bộ thì được đề nghị xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng đề nghị xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Chủ tịch Hội đồng; đại diện cơ quan hoặc tổ chức xã hội hoặc nhà trường được giao giám sát, giáo dục làm Phó Chủ tịch Hội đồng; đại diện Công an cấp xã làm Ủy viên; người được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục làm Ủy viên thư ký.

Hội đồng đề nghị xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội họp nghe đại diện cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường và người được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục báo cáo, đề nghị xét chấm dứt thời hạn cho người được giáo dục, các thành viên Hội đồng phát biểu ý kiến và biểu quyết bằng hình thức giơ tay, sau đó hoàn chỉnh hồ sơ, làm văn bản báo cáo do Chủ tịch Hội đồng ký và chuyển đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

3. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thẩm tra, xác minh, lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cùng cấp xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục.

4. Ngay sau khi quyết định của Tòa án có thẩm quyền về chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục và gửi cho người được giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục, Tòa án đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội.

Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục tổ chức công bố công khai quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội và trao giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục.

5. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định chấm dứt thời hạn và trao giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục phải bàn giao hồ sơ thi hành và theo dõi sự tiến bộ của người được giáo dục cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Việc giao, nhận hồ sơ được lập thành biên bản và lưu hồ sơ thi hành.

5. Hết thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

Hết thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội được hướng dẫn tại Nghị định 10/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

Điều 13. Hết thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

1. Trong thời hạn năm ngày làm việc trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục phải có văn bản thông báo, kèm theo hồ sơ thi hành và theo dõi sự tiến bộ của người được giáo dục bàn giao cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục. Việc giao, nhận hồ sơ được lập thành biên bản và lưu hồ sơ thi hành.

2. Đúng ngày hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục và gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.

6. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

Luật hình sự quy định các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội gồm:

– Cảnh cáo

– Phạt tiền

– Cải tạo không giam giữ

– Tù có thời hạn

Tử hình và chung thân là những hình phạt cao chính, nghiêm khắc nhất, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng khi người chưa thành niên phạm tội, ý thức phạm tội của họ không cao và họ chịu sự chi phối, ảnh hướng rất lớn từ điều kiện và hoàn cảnh của xã hội. Do đó, luật hình sự quy định không áp dụng tử hình và chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội

Các hình phạt bổ sung được quy định trong Bộ luật hình sự trong mối liên hệ tương hỗ với các hình phạt chính, có tác dụng đảm bảo cho các mục đích của hình phạt. Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất cũng như trí tuệ. Để họ có khả năng cải tạo, giáo dục tốt hơn và thể hiện tính nhân đạo đối với họ, luật hình sự quy định không áp dụng hình phạt bổ sung với người chưa thành niên phạm tội.

Như vậy, hình phạt nặng nhất đối với người chưa thành niên là hình phạt tù có thời hạn.

Theo Điều 74 Bộ luật hình sự quy đinh về hình phạt tù có thời hạn với người đối với người chưa thành niên như sau:

Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:

1.Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật đước áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

2.Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định

Quy định trên thể hiện sự nhân đạo khi áp dụng hình phạt này đối với người chưa thành niên đồng thời tuân thủ nguyên tắc: Khi xử phạt tù có thời hạn tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng (Điều 69 Bộ luật hình sự).

Như vậy, theo Điều 74 Bộ luật hình sự thì việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội được phân biệt theo độ tuổi của người chưa thành niên phạm tội, cụ thể là:

– Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu điều luật (tương ứng với tội phạm mà người đó đã phạm) được áp dụng quy định tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng (trong mọi trường hợp) không vượt quá 18 năm tù.

Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng (trong mọi trường hợp) không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định – trong trường hợp này là mức phạt không được quá 15 năm tù.

Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng cũng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định – trong trường hợp này là không quá 10 năm tù.

Như vậy, mức hình phạt cao nhất có thể được áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là không quá 18 năm tù.

Còn đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng là không quá 12 năm tù.

Tuy nhiên, về vấn đề quy định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Điều 74 Bộ luật hình sự còn chưa quy định rõ ràng về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm một tội hay tổng hợp các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội, có thể gây hiểu nhầm về quy định của pháp luật. Vì vậy, cần phải có quy định chi tiết hơn về vấn đề này để viêc xử lý người chưa thảnh niên được dễ dàng hơn.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *