Câu 1: Trình bày khái niệm BOT, BT và BTO.
Về hợp đồng BOT,
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT lần đầu tiên được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1992. theo đó nhà đầu tư nước ngoài ký kết hợp đồng với một cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về xây dựng, khai thác, kinh doanh, công trình hạ tầng.
Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, pháp luật về đầu tư 2020 của Việt Nam đã đưa ra những quy định hoàn thiện về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT. Theo đó, hợp đồng BOT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
Về hợp đồng BT,
Hợp đồng BT là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
Về hợp đồng BTO,
Hợp đồng BTO là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
Câu 2: Ưu và nhược điểm của các hình thức đầu tư BOT, BT và BTO theo pháp luật về đầu tư.
Đối với nước chủ nhà:
– Ưu điểm:
Thu hút được vốn đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước.
Đồng thời, nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế.
– Nhược điểm:
Khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát công trình.
Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu tư.
Đối với đầu tư nước ngoài:
– Ưu điểm:
Hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm;
Chủ động quản lí, điều hành và tự chủ kinh doanh lợi nhuận;
Không bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảm bảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát.
– Nhược điểm:
Việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thường gặp nhiều khó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức.
Câu 3: Ưu và nhược điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh theo pháp luật về đầu tư.
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Ưu và nhược điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh theo pháp luật về đầu tư:
Đối với nước tiếp nhận:
– Ưu điểm:
Giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ.
Tạo ra thị trường mới nhưng vẫn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền điều hành dự án.
– Nhược điểm:
Khó thu hút đầu tư, chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời.
Đối với nước đầu tư:
– Ưu điểm:
+ Tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại vào được những lĩnh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà;
+ Không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ;
+ Không bị tác động lớn do khác biệt về văn hóa; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư.
-Nhược điểm:
Không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với đối tác nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại.
Câu 4: So sánh khu công nghệ cao và khu kinh tế theo pháp luật về đầu tư.
Giống nhau:
– Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và không có dân cư sinh sống.
– Được thành lập theo quy định của Chính Phủ và hoạt động theo quy chế pháp lý riêng.
– Là khu vực tập trung các Doanh nghiệp sản xuất, Doanh nghiệp phục vụ sản xuất.
Khác nhau:
Tiêu chí | Khu công nghệ cao | Khu kinh tế |
Khái niệm | – Là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. | – Là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. |
Không gian thành lập | – Có sự giải phóng mặt bằng, thiết kế và xây dựng mới theo quy hoạch | – Được xây dựng trên cơ sở một diện tích đất tự nhiên, đã tồn tại các điều kiện nhất định về địa lý, dân cư |
Lĩnh vực đầu tư | – Sản xuất hàng Công nghiệp, hàng Xuất khẩu, nghiên cứu ứng dụng sản phẩm công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao. | – Phạm vi đầu tư của Khu kinh tế rộng hơn. Khu kinh tế đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực nhưng có mục tiêu trọng tâm phù hợp với từng khu kinh tế thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau. |
Vấn đề dân cư | – Được phép thành lập khu dân cư và hành chính. | – Là một mô hình đặc biệt với quy mô lớn và có ranh giới địa lý xác định nhưng lại không tách biệt với khu dân cư. |