Khách thể của tội phạm là gì? Ý nghĩa về khách thể của tội phạm ?

[VPLUDVN] Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Vậy, Đối tượng nào thuộc phạm vi bảo vệ của luật hình sự ? Việc xâm phạm các nhóm khách thể này sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?

1. Quy định chung về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm và được hiểu là đối tượng bị tội phạm xâm hại. Luật hình sự coi đối tượng bị tội phạm xâm hại là quan hệ xã hội. Bất cứ tội phạm nào cũng đều xâm hại một hoặc một số quan hệ xã hội nhất định được Luật hình sự bảo vệ.

Ví dụ: Tội giết người xâm phạm quan hệ nhân thân, tội trộm cắp tài sản xâm hại quan hệ sở hữu… Quan hệ nhân thân hay quan hệ sở hữu trong những trường hợp này là khách thể của tội phạm.

Trong mối tương quan với tội phạm nói chung, nhóm tội phạm và tội phạm cụ thể có khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. Trong đó, khách thể chung của tội phạm được hiểu là tổng hợp những quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và có thể bị tội phạm xâm hại. Những quan hệ xã hội được Luật hình sự Việt Nam bảo vệ là những quan hệ xã hội được xác định trong Bộ luật hình sự như độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,… chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an nỉnh, trật tự, an toàn xã hội, các quyền nhân thân, quyền sở hữu… Khách thể loại của tội phạm được hiểu là nhóm các quan hệ xã hội cùng hoặc gần tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị nhóm các tội phạm xâm hại. Theo Luật hình sự Việt Nam hiện hành có 14 nhóm quan hệ xã hội như vậy.

Ví dụ: Nhóm quan hệ sở hữu, nhóm an ninh quốc gia, nhóm quan hệ hôn nhân, gia đình… Khách thể trực tiếp của tội phạm được hiểu là quan hệ xã hội cụ thể được quy phạm pháp luật hình sự cụ thể bảo VỆ và bị tội phạm cụ thể xâm hại (và sự xâm hại này thể hiện được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể đó). Một tội phạm có thể xâm hại nhiều quan hệ xã hội khác nhau nhưng trong đó chỉ có một hoặc một số quan hệ xã hội bị xâm hại có tính chất của khách thể trực tiếp.

Ví dụ: tội trộm cắp tài sản xâm hại nhiều quan hệ xã hôi khác nhau nhưng trong đó chỉ có quan hệ sở hữu được coi là khách thể trực tiếp; ở tội cướp tài sản có hai quan hệ xã hội (nhân thân và sở hữu) đầu được coi là khách thể trực tiếp vì chỉ sự xâm hại đồng thời của hai quan hệ xã hội này mới thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tôi cướp tài sản.

2. Khách thể của tội phạm là gì ?

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm. Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc hướng tới gây thiệt hại cho quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ. Không gây thiệt hại hoặc hướng tới gây thiệt hại cho đối tượng là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì hành vi khách quan không có tính gây thiệt hại và do vậy cũng không có tội phạm.

3. Cho ví dụ về hành vi xâm phạm khách thể của tội phạm ?

Ví dụ: Tội giết người xâm phạm quan hệ nhân thân; tội trộm cắp tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu…

4. Phân tích ý nghĩa khi nghiên cứu khách thể của tội phạm ?

Cũng như hành vi khác của con người, hành vi phạm tội cũng hướng vào đối tượng nhất định nhưng không phải để cải biến mà gây thiệt hại cho đối tượng đó. Trong luật hình sự, đối tượng bị tội phạm hướng tới gây thiệt hại được gọi là khách thể của tội phạm.

Xuất phát từ những cách định nghĩa tội phạm khác nhau, có thể có những trả lời khác nhau về câu hỏi: Khách thể bị tội phạm gây thiệt hại là gì?

Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở định nghĩa tội phạm về nội dung, khẳng định: Khách thể bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

Quan điểm này đã được khẳng định ttong BLHS tại Điều 1 – Nhiệm vụ của BLHS và Điều 8 – Khái niệm tội phạm.

Trong bất cứ chế độ xã hội nào, nhà nước cũng đều xác lập, bảo vệ, củng cổ và thúc đẩy sự phát triển của những quan hệ xã hội nhất định bằng sự hỗ trợ của các quy phạm pháp luật, ttong đó có quy phạm pháp luật hình sự. Các hành vi vi phạm pháp luật nói chung cũng như hành vi phạm tội nói riêng đều là những hành vi về hình thức mâu thuẫn với quy phạm pháp luật và về nội dung xâm hại ở mức độ khác nhau các quan hệ xã hội đã được nhà nước xác lập.

Trong hệ thống quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội có ý nghĩa khác nhau đối với sự phát triển của xã hội và được nhà nước bảo vệ bằng những loại quy phạm pháp luật khác nhau với những biện pháp cưỡng chế khác nhau. Khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội được nhà nước xác định cần được bảo vệ bằng những quy phạm pháp luật hình sự. Những quan hệ xã hội đó sẽ là khách thể của tội phạm trong trường hợp bị xâm hại (bị gây thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại) ở mức độ nhất định. Như vậy có thể định nghĩa:

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định tại Điều 8 của BLHS. Do vậy, hành vi bị coi là tội phạm theo luật hình sự Việt Nam phải là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội đã được xác định đó. Nhưng như vậy không có nghĩa hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội này trong mọi trường hợp đều bị coi là tội phạm mà chỉ trong những trường hợp hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội và những trường hợp này đã được xác định tại các điều luật thuộc Phần các tội phạm của BLHS.

Như vậy, khách thể bảo vệ của luật hình sự và khách thể của tội phạm tuy đều là quan hệ xã hội nhưng có sự khác nhau. Khách thể bảo vệ của luật hình sự là các quan hệ xã hội được luật hình sự xác định cần bảo vệ. Chỉ khi quan hệ xã hội này bị xâm hại và hành vi xâm hại có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội nên bị coi là tội phạm thì quan hệ xã hội đó được coi là khách thể của tội phạm.

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại nhưng tính chất của sự xâm hại có sự khác nhau. Ở các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XIII BLHS), sự xâm hại các quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm hướng tới xoá bỏ những quan hệ xã hội đó còn ở các tội phạm khác, sự xâm hại khách thể của tội phạm chỉ giới hạn ở từng chủ thể cụ thể không nhằm và không có khả năng xoá bỏ quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nói chung.

Hành vi phạm tội xâm hại khách thể của tội phạm qua sự tác động đến bộ phận cụ thể của quan hệ xã hội. Đó có thể là chủ thể của quan hệ xã hội, nội dung của quan hệ xã hội hoặc đổi tượng của quan hệ xã hội. Bộ phận của quan hệ xã hội bị tác động như vậy được gọi là đối tượng tác động của tội phạm.

Với nội dung là quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, khách thể của tội phạm có vị trí tương đối đặc biệt trong bốn yếu tố của tội phạm. Nghiên cứu khách thể của tội phạm có ý nghĩa về nhiều mặt. Quy trình xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật hình sự đòi hỏi cần phải xác định phạm vi những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Việc sắp xếp các tội phạm vào các nhóm tội phạm để hình thành các chương trong Phần các tội phạm của BLHS cũng thường theo các nhóm quan hệ xã hội có thể là khách thể của tội phạm. Trong Bộ luật hình sự năm 2015 của Việt Nam, cơ quan xây dựng luật căn cứ chủ yếu vào tính chất của những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và có thể bị tội phạm xâm hại để chia toàn bộ Phần các tội phạm thành 14 chương:

– Chương XIII – Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

– Chương XIV – Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người;

– Chương XV – Các tội xâm phạm những quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân;

– Chương XVI – Các tội xâm phạm sở hữu;

– Chương XVII – Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;

– Chương XVII – Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế;

– Chương XIX – Các tội phạm về môi trường;

– Chương XX – Các tội phạm về ma tuý;

– Chương XXI – Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng;

– Chương xxn – Các tội xâm phạm trật tự quản lí hành chính;

– Chương XXIII – Các tội phạm về chức vụ;

– Chương XXIV – Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp;

– Chương XXV – Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; và

– Chương XXVI – Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

Trong nghiên cứu, nhiệm vụ của luật hình sự, bản chất chống đối xã hội của tội phạm chỉ có thể được nhận thức đầy đủ trên cơ sở nghiên cứu các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự (và do vậy có thể là khách thể của tội phạm). Tương tự như vậy, việc đánh giá tính chất của từng tội phạm, từng nhóm tội phạm không thể tách ròi việc nghiên cứu ý nghĩa của quan hệ xã hội cũng như nhóm quan hệ xã hội có thể bị xâm hại.

Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự, khách thể của tội phạm là điều kiện phải kiểm tra khi xác định TNHS nếu được phản ánh trong cấu thành tội phạm.

Khách thể của tội phạm tuy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định tính nguy hiểm khách quan của tội phạm nhưng không được phản ánh một cách đầy đủ trong tất cả các cấu thành tội phạm. Trong nhiều cấu thành tội phạm, khách thể của tội phạm chỉ được phản ánh qua các đặc điểm nhất định của đối tượng tác động của tội phạm. Khi đối tượng tác động đó bị hành vi phạm tội tác động đến thì khách thể sẽ bị xâm hại. Do vậy, trong cấu thành tội phạm không cần có dấu hiệu trực tiếp về khách thể củạ tội phạm.

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, việc xác định TNHS đều đòi hỏi phải xác định khách thể của tội phạm bị gây thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại. vấn đề này chỉ đặt ra khi khách thể của tội phạm được phản ánh một cách đầy đủ trong cấu thành tội phạm. Khi chỉ có đặc điểm riêng biệt của đối tượng tác động của tội phạm đựợc phản ánh trong cấu thành tội phạm thì cũng chỉ đòi hỏi phải xác định chính đặc điểm đó.

5. Các loại khách thể của tội phạm

Khoa học luật hình sự Việt Nam phân biệt ba loại khách thể của tội phạm: Khách thể chung của tội phạm, khách thể loại của tội phạm và khách thể trực tiếp của tội phạm. Các khái niệm này đều chỉ các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại nhưng ở mức độ bao quát khác nhau.

5.1 Khách thể chung của tội phạm

Khách thể chung của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

Theo luật hình sự Việt Nam, khách thể chung của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội đã được xác định tại Điều 1 cũng như Điều 8 của BLHS và bị tội phạm xâm hại. Đó là: Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ’chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân …

Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều xâm hại khách thể chung của tội phạm, đều xâm hại hệ thống quan hệ xã hội được xác định là khách thể bảo vệ của luật hình sự qua việc xâm hại bộ phận cấu thành hệ thống đó.

Khách thể chung của tội phạm có thể cho thấy phạm vi những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ cũng như một phần chính sách hình sự của Nhà nước.

5.2 Khách thể loại của tội phạm

Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị nhóm tội phạm xâm hại.

Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng đều xâm hại khách thể loại của tội phạm, cũng đều xâm hại bộ phận hợp thành của nhóm quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ.

Khách thể loại của tội phạm là cơ sở cho việc hệ thống hoá các quy phạm trong Phần các tội phạm của BLHS thành từng chương. Các tội phạm tuy khác nhau về chủ thể, về mặt khách quan hoặc chủ quan nhưng nếu xâm hại cùng nhóm quan hệ xã hội thì được xếp vào cùng chương. Hệ thống hoá các quy phạm Phần các tội phạm cuả BLHS theo khách thể loại của tội phạm là sự hệ thống theo yếu tố quyết định tính chất của tội phạm, xếp các tội phạm trong BLHS theo khách thể loại của tội phạm là cách xếp có tính hợp lí và khoa học. Trong BLHS có hai nhóm tội phạm tuy được xếp theo chủ thể (các tội phạm về chức vụ; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phổi thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu) nhưng thực chất vẫn là xếp theo khách thể loại của tội phậin vì chỉ có những người có các đặc điểm nhất định về nhân thân mới có thể xâm hại khách thể loại của tội phạm nhất định.

5.3 Khách thể trực tiếp của tội phạm

Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm cụ thể xâm hại mà sự xâm hại này phản ánh được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó.

Khách thể trực tiếp của tội phạm trước hết phải là quan hệ xã hội bị tội phạm cụ thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại và qua sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại này mà tội phạm xâm hại khách thể loại của tội phạm cũng như khách thể chung của tội phạm.

Tội phạm có thể xâm hại nhiều quan hệ xã hội nhưng không phải tất cả những quan hệ xã hội bị xâm hại đều được coi là khách thể trực tiếp của tội phạm. Trong trường hợp nhiều quan hệ xã hội cùng bị xâm hại (gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại) thì quan hệ xã hội được coi là khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội mà sự xâm hại quan hệ xã hội đó, nếu căn cứ vào tất cả các mặt như tính chất quan trọng của quan hệ xã hội, mức độ bị gây thiệt hại, mục đích chủ quan của người phạm tội… thể hiện được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Ví dụ: Hành vi cắt cáp viễn thông đang sử dụng vừa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu vừa gây thiệt hại cho an toàn viễn thông, vì đối tượng tác động ở đây là tài sản đồng thời là có sở hạ tầng viễn thông. Trong hai thiệt hại này, rõ ràng thiệt hại cho an toàn viễn thông mới thể hiện được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Khách thể trực tiếp của hành vi phạm tội này là an toàn viễn thông – một bộ phận của an toàn công cộng. Do vậy, hành vi phạm tội này được xếp vào Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, ttật tự công cộng với tội danh là tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS) mà không được xếp vào Chương các tội xâm phạm sở hữu.

Như vậy, việc xác định khách thể trực tiếp của tội phạm là căn cứ để xếp tội phạm vào các chương trong BLHS.

Bất cứ tội phạm nào cũng đều có khách thể trực tiếp của tội phạm. Cọ tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp của tội phạm. Nhưng cũng có tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp của tội phạm. Đó là trường hợp tội phạm xâm hại nhiều quan hệ xã hội và sự gây thiệt hại cho một ttong các quan hệ xã đó đều chưa thể hiện được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chỉ được thể hiện một cách đầy đủ trong sự tổng hợp các thiệt hại đã gây ra hoặc đe doạ gây ra cho các quan hệ xã hội. Và như vậy, không phải chỉ cố một quan hệ xã hội mà cổ nhiều quan hệ xã hội được coi là khách thể trực tiếp của tội phạm. Ví dụ: Hành vi cướp tài sản vừa xâm hại quan hệ nhân thân vừa xâm hại quan hệ sở hữu. Sự xâm hại quan hệ nhân thân hay sự xâm hại quan hệ sở hữu đều chưa phản ánh được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cướp tài sản. Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cướp tài sản chỉ được thể hiện đầy đủ qua sự xâm hại của cả hai quan hệ xã hội – quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Do vậy, quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân đều là khách thể trực tiếp của tội cướp tài sản.

Sưu tầm và Biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *