[VPLUDVN] Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất được luật hình sự quy định và do Tòa án áp dụng có nội dung tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội nhằm trừng trị, giáo dục họ cũng như nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
1. Cơ sở pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
2. Quy định chung về hình phạt
Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế nhà nước, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất. Tính nghiêm khắc nhất của hình phạt thể hiện ở nội dung tước bỏ, hạn chế quyền và lơi ích của người bị kết án như quyền sở hữu, quyần tự do và có thể cả quyển sống của con người,.. cũng như ở hậu quả pháp lí kèm theo mà họ phải gánh chịu là án tích. Là biện pháp cưỡng chế nhà nước, hình phạt được bảo đảm thi hành bằng bộ máy cưỡng chế của Nhà nước.
Hình phạt chỉ có thể do Tòa án nhân danh nhà nước áp dụng đối với chính người phạm tội nhằm mục đích trừng trị và giáo dục họ. Qua đó, hình phạt cũng nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, tham gia tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm. Với mục đích như vậy, hình phạt được quy định trong luật hình sự Việt Nam không có tính chất nhục hình, đày đọa thể xác và chà đạp phẩm giá con người.
Các hình phạt được quy định trong luật hình sự tạo thành hệ thống hình phạt với hai loại hình phạt là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Các hình phạt cụ thể của hai loại hình phạt này đều được Luật hình sự quy định cụ thể về nội dung, mức độ cũng như về điều kiện áp dụng.
3. Khái niệm hình phạt
Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng đoi với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”.
4. Đặc điểm của hình phạt
Từ định nghĩa khái niệm trên, có thể rút ra những đặc điểm của hình phạt như sau:
4.1 Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Hình phạt được Nhà nước sử dụng như là công cụ hữu hiệu trong phòng chống tội phạm để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở chỗ người bị kết án có thể bị tước bỏ hoặc bị hạn chế quyền tự do, quyền về tài sản, về chính trị thậm chí cả quyền sống. Với pháp nhân thương mại, tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở việc pháp nhân đó bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc trong trường hợp đặc biệt còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Bên cạnh đó, hình phạt cũng để lại hậu quả pháp lí là án tích cho người hoặc pháp nhân thương mại bị kết án trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.
Ở mỗi chế độ khác nhau, nội dung giai cấp, tính chất và mức độ trừng trị của hình phạt áp dụng đối với người đã xâm hại các điều kiện tồn tại của Nhà nước được các nhà nước quy định rất khác nhau. Ví dụ: theo Quốc triều hình luật (Bộ luật chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê nước ta) thì tính chất trừng trị của hình phạt được quy định trong Bộ luật này rất dã man, hà khắc, mang tính nhục hình, gây đau đớn và hạ thấp phẩm giá danh dự của con người.
4.2 Hình phạt được luật hình sự quy định và do toà án áp dụng
Hình phạt trong BLHS Việt Nam được quy định ở cả Phần chung và cả Phần các tội phạm. Phần chung của BLHS quy định những vấn đề có tính nguyên tắc liên quan đến hình phạt như mục đích của hình phạt (Điều 31 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), các hình phạt đối với người phạm tội (Điều 32 BLHS), các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 33 BLHS), căn cứ quyết định hình phạt (Điều 50, Điều 83 BLHS), quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (Điều 54 BLHS), quyết định hình phạt ttong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 55, Điều 86 BLHS), tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 56, Điều 87 BLHS), quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (Điều 57 BLHS), miễn chấp hành hình phạt (Điều 62 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 63 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)… Phần các tội phạm cùa BLHS quy định các loại hình phạt và mức hình phạt đối vói từng tội phạm cụ thể.
Các dấu hiệu: tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi; tính trái pháp luật hình sự và tính có lỗi của người phạm tội luôn gắn liền với tính chịu hình phạt. Do vậy, cùng vói việc xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm thì cũng đòi hỏi phải quy định trong luật loại và mức hình phạt áp dụng cho người hoặc pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội đó.
Trong mọi trường hợp không được áp dụng hình phạt đối với những hành vi không được BLHS quy định là tội phạm và tất nhiên cũng không được áp dụng một loại hình phạt nào đó nếu hình phạt ấy không được quy định trong hệ thống hình phạt hoặc không được quy định trong chế tàỉ của điều luật mà hành vi bị xử phạt thoả mãn. Đây là đòi hỏi của nguyên tắc pháp chế.
Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định.- “Toà án nhân dân là CƠ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Toà án nhân dân gồm Toà án nhân dân toi cao và các toà án khác do luật định. Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tỏ chức, cá nhân”. Đây là những cơ quan có quyền “… nhân danh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam…” tuyên một người là có tội và áp dụng hình phạt đối với họ (khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân). Ngoài toà án, không có cơ quan nào khác có quyền quyết định hình phạt.
4.3 Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối vối người hoặc pháp nhân thưong mại có hành vi phạm tội
Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Do đó, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Dựa ưên nguyên tắc này có thể khẳng định hình phạt không thể được áp dụng đối với các thành viên trong gia đình cũng như những người thân khác của người phạm tội, thậm chí cả trong trường hợp người phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Cũng theo nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam không cho phép việc chấp hành hình phạt thay cho người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội cho dù sự chấp hành thay này là hoàn toàn tự nguyên.
Hình phạt tịch thu tài sản cũng chỉ áp dụng đối vói tài sản thuộc quyền sở hữu của người thực hiện hành vi phạm tội mà không được phép tịch thu tài sản thuộc sở hữu của các thành viên khác trong gia đình hay những người thân thích của người phạm tội.
Ngoài các đặc điểm trên, hình phạt còn có nội dung giai cấp Nội dung này được quy định bởi bản chất giai cấp của Nhà nước. Nhà nước sử dụng hình phạt như là công cụ sắc bén để bảo vệ lợi ích của mình, của xã hội. c. Mác và Ph. Àng ghen đã khẳng định: “Hình phạt không phải là cái gì khác ngoài phương tiện để tự bảo vệ mình của xã hội chống lại sự vi phạm các điều kiện tồn tại của nó”. Như vậy, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của luật hình sự là nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp nào, bảo vệ các điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội nào mà có thể xác định nội dung giai cấp của hình phạt. Dưới chế độ bóc lột, việc quy định hình phạt cũng như áp dụng hình phạt đối với người phạm tội là nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, đàn áp và chống lại các lợi ích của nhân dân lao động. Dưới chế độ xã hội hiện nay, nội dung giai cấp của hình phạt trong luật hình sự Việt Nam được thể hiện như là công cụ để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ XHCN, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (Điều 1 BLHS). Với nội dung giai cấp này, hình phạt trong luật hình sự Việt Nam thể hiện bản chất dân chủ XHCN – dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
5. Phân loại hình phạt:
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về các loại hình phạt như sau đối với cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Cụ thể cho các hình phạt trên như sau:
Phạt cảnh cáo là hình phạt áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt, hình phạt mang tính chất khiển trách, nhắc nhở.
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:
a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.