Khái niệm, đặc trưng và một số quy định của pháp luật cạnh tranh

1. Khái niệm pháp luật cạnh tranh

Pháp luật cạnh tranh bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường đồng thời bao gồm cả các quy định đảm bảo thực thi luật cạnh tranh trong thực tế. Đó là các quy định về; Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước thi hành luật cạnh tranh; trình tự thủ tục xử lí vụ việc cạnh tranh; các biện pháp xử lí vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và có hệ thống pháp luật phát triển như Anh, Pháp, Mỹ nguồn của pháp luật cạnh tranh còn bao gồm cả thực tiễn xét xử của toà án, của các cơ quan cạnh tranh và các báo cáo, luận chứng trong quá trình xây dựng pháp luật, các lí thuyết trong lĩnh vực cạnh tranh được công nhận rộng rãi.

Xét về nội dung điều chỉnh, pháp luật cạnh tranh điều chỉnh những quan hệ sau:

– Quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh trên thị trường.

Đây là nhóm quan hệ chủ yếu được điều chỉnh bởi pháp luật cạnh tranh. Ở nhóm qúan hệ này, pháp luật cạnh tranh sẽ can thiệp và định hướng công khai đối với các hành vi cạnh tranh của các chủ thể, buộc các chủ thể phải lựa chọn cách xử sự hợp lí nhất tuân theo trật tự mà pháp luật mong muốn. Để điều chỉnh nhóm quan hệ này, pháp luật cạnh tranh ở nhiều quốc gia trên thế giới thường được chia thành hai lĩnh vực khác biệt: Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh để điều chỉnh hai nhóm hành vi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh. Sở dĩ có sự phân biệt như vậy là do hai nhóm hành vi cạnh tranh này có sự khác nhau về tính chất, về tác hại tiêu cực của chúng đối với môi trường cạnh tranh nên sự điều chỉnh của pháp luật đối với hai nhóm này cũng không thể giống nhau.

Để trốn tránh áp lực do cạnh tranh đem lại, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hành vi làm giảm sức ép cạnh tranh và dẫn đến triệt tiêu cạnh tranh như thoả thuận, câu kết giữa các đối thủ kinh doanh, mua bán sáp nhập giữa các doanh nghiệp để tạo vị thế thống lĩnh thị trường hoặc các doanh nghiệp hiện đã có vị trí thống lĩnh trên thị trường lạm dụng sức mạnh để duy trì vị trí của mình. Các hành vi hạn chế cạnh tranh có thể gây hậu quả làm sai lệch cấu trúc thị trường, làm thiệt hại cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Bởi vậy, các hành vi hạn chế cạnh tranh phải bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị điều tra và bị xử lí bằng chế tài nghiêm khắc. Với mục đích kiểm soát những hành vi có thể làm giảm sức ép cạnh tranh, cản trở cạnh tranh và để bảo vệ cơ cấu, tương quan cạnh tranh trên thị trường, pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm các quy định:

1) Các quy định để nhận diện ra các hành vi hạn chế cạnh tranh như xác định thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm những loại thoả thuận nào, thế nào là doanh nghiệp ở vào vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền;

2) Quy định các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm, những trường hợp được hưởng miễn trừ, thủ tục hưởng miễn trừ.

Bên cạnh hành vi có hậu quả đẩy lùi cạnh tranh, dẫn đến thủ tiêu cạnh tranh thì trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hành vi nhằm mục đích cạnh tranh nhưng đi ngược lại với quy tắc xử sự chung được thừa nhận trong kinh doanh, trái với thông lệ thiện chí, trung thực trong kinh doanh gây thiệt hại cho đổi thủ cạnh tranh và người tiêu dùng. Nhóm quy định pháp luật điều chỉnh hành vi nhằm đẩy cạnh tranh lên quá mức vượt khỏi các giới hạn có thể chấp nhận được của thị trường và của xã hội được gọi là pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Mục đích của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh là cấm không cho phép chủ thể kinh doanh thực hiện các hành vi đi ngược với đạo đức tập quán kinh doanh tốt đẹp, gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng vì mục tiêu cạnh tranh. Cạnh tranh không lành mạnh chỉ bị chống hay bị trừng trị khi đối thủ cạnh tranh bị xâm phạm lợi ích tự khiếu nại nhờ sự can thiệp của pháp luật. Do đó ở nhiều nước, hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị xử lí bằng phương pháp dân sự và chế tài dân sự (Pháp luật của một số nước như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia điều chinh những hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí trung thực làm ảnh hường tới lợi ích cùa người tiêu dùng trong Luật bảo vệ người tiêu dùng còn Luật cạnh ưanh của họ chi điều chinh những hành vi hạn chế cạnh tranh. Ở một số nước khác như Pháp, một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm lợi ích của đối thủ cạnh tranh có thể được điều chinh trong Bộ luật dân sự hay Luật thương mại).

– Quan hệ giữa cơ quan thi hành luật cạnh tranh với các chủ thể kinh doanh khi họ thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, trong điều .kiện nhà nước quản lí nền kinh tế, cơ quan quản lí nhà nước phải thực hiện chức năng điều tiết, kiểm soát các quan hệ cạnh tranh trên thị trường. Để điều chỉnh nhóm quan hệ này, pháp luật cạnh tranh quy định rõ về khuôn khổ, nguyên tắc, cơ chế áp dụng và thực thi pháp luật, các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, hiệu lực của các quyết định xử lí vi phạm, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giám sát, kiểm soát và xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

2. Đặc trưng cơ bản của pháp luật cạnh tranh

Pháp luật cạnh tranh không phải là loại pháp luật có mục tiêu trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia. Pháp luật cạnh tranh có mục tiêu ngăn ngừa và xử lí các hành vi cạnh tranh trái pháp luật, trái đạo đức và tập quán kinh doanh. Theo nghĩa đó, pháp luật cạnh tranh có mục tiêu là thực hiện việc duy trì năng lực cạnh tranh thực tế của các doanh nghiệp.

Khác với các lĩnh vực pháp luật về kinh tế khác, pháp luật cạnh tranh có những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, pháp luật cạnh tranh chỉ quy định các hành vi bị ngăn cấm trong hoạt động cạnh tranh chứ không hướng dẫn các chủ thể kinh doanh cần làm những gì hoặc phải làm gì trong quá trình cạnh tranh trên thị trường (nói cách khác, pháp luật cạnh tranh có tính tiếp cận từ mặt trái).

Trong khi các lĩnh vực pháp luật về kinh tế khác, quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh (pháp luật mang tính mở đường) thì pháp luật cạnh ttanh chỉ khoanh vùng những hành vi bị cấm trong hoạt động cạnh tranh chứ không hướng dẫn các doanh nghiệp (là đối tượng bị điều chỉnh) sẽ làm những gì để cạnh tranh bởi vậy, pháp luật cạnh tranh thuộc loại pháp luật mang tính “can thiệp” hay “ngăn cản”.

Thứ hai, pháp luật cạnh tranh thường đặt ra các điều khoản mở và những quy định miễn trừ cho phép cơ quan thi hành luật cạnh tranh có thể áp dụng pháp luật một cách linh hoạt.

Pháp luật cạnh tranh không lành mạnh thường đặt ra các điều khoản mở để từ đó xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh không được thực hiện. Bởi cạnh tranh chính là hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp trên thương trường nên rất đa dạng, phong phú. Có những hành vi ở thời điểm này được xác định là gây ảnh hưởng xấu tới môi trường cạnh tranh lành mạnh nhưng ở thời điểm, hoàn cảnh khác thì hành vi đó lại không xâm hại đến lợi ích công và không đáng bị ngăn cản. Điều này cho phép cơ quan thực thi luật cạnh tranh có thể căn cứ vào dấu hiệu về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong luật cạnh tranh để bổ sung các hành vi mới xuất hiện có ảnh hưởng xấu đến cạnh tranh cần ngăn chặn.

Đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh thì tuỳ theo hoàn cảnh, vụ việc thực tế để cân nhắc mức độ nguy hại tới môi trường cạnh tranh. Do đó, đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh quy định trong luật được điều chỉnh theo hai nguyên tắc, bên cạnh một số hành vi bị cấm theo nguyên tắc vi phạm mặc nhiên cấm (per se rule) nhiều hành vi khác được xem xét theo nguyên tắc lập luận hợp lí (rule of reason) tức là chỉ bị cấm trong những điều kiện cụ thể quy định trong luật cạnh tranh. Theo đó, luật cạnh tranh của nhiều quốc gia đều liệt kê hành vi bị cấm vô điều kiện như lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền và chủ thể thực hiện hành vi này không được hưởng miễn trừ. Bên cạnh đó, luật cạnh tranh cũng đưa ra các điều kiện để xác định những hành vi nào khi thực hiện sẽ gây giảm sức ép cạnh tranh nên sẽ bị cấm. Tuy nhiên, những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm. có điều kiện này cũng có thể được hưởng miễn trừ trong một số trường hợp. Do đó, đối với những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo nguyên tắc lập luận họp lí đòi hỏi cơ quan thực thi luật cạnh tranh phải có kinh nghiệm và linh hoạt trong việc vận dụng quy định pháp luật để xác định một cách chính xác hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm thực hiện. Mặt khác pháp luật cạnh tranh (ở các nước theo hệ thống luật Anh-Mỹ hay hệ thống luật lục địa) đều thừa nhận sự tồn tại hệ thống tiền lệ pháp trong quá trình xử lí vụ việc cạnh tranh.

Thứ ba, ngoài các quy định về nội dung điều chỉnh hành vi cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh còn có các quy định để đảm bảo thực thi luật cạnh tranh. Đó là các quy định điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh và xử lí vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Khác với các lĩnh vực pháp luật khác trong kinh doanh như pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư… pháp luật cạnh tranh ngoài các quy phạm điều chỉnh quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp còn bao gồm nhiều quy phạm quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cẩm hay các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các biện pháp xử lí đổi với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật cặnh tranh.

3. Mục tiêu ban hành luật cạnh tranh

Luật cạnh tranh ra đời là để bảo vệ quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, mục tiêu cụ thể của mỗi quốc gia được thể hiện khác nhau khi ban hành luật cạnh tranh của mình. Điều 1 Luật thương mại lành mạnh của Hàn Quốc xác định mục tiêu của Luật là: nhằm khuyến khích cạnh tranh kinh tế tự do và lành mạnh bằng việc cấm lạm dụng vị trí thống lĩnh và tập trung sức mạnh kinh tế quá mức luật pháp cho phép và bàng việc điều chỉnh hành vi thông đồng không chính đáng và các hành vi thương mại không lành mạnh, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh sáng tạo, bảo vệ người tiêu dùng, đẩy mạnh sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân. Điều 1 Luật cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ quy định: Mục tiêu của luật là bảo vệ cạnh tranh bằng các biện pháp điều chỉnh, giám sát cần thiết, ngăn ngừa việc lạm dụng vị trí thống lĩnh của các doanh nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường, ngăn ngừa các thoả thuận, các quyết định và các hành vi gây hạn chế, kìm hãm hoặc bóp méo cạnh tranh trên thị trường hàng hoá và dịch vụ.

Có thể thấy, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những mục tiêu khác nhau khi ban hành luật cạnh tranh nhưng nhìn chung luật cạnh tranh của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng đều nhằm thực hiện những mục tiêu sau:

– Bảo vệ cấu trúc của thị trường, duy trì tính cạnh tranh trên thị trường.

Trong một nền kinh tế luôn tồn tại những doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau, các doanh nghiệp lớn luôn có xu hướng hạn chế cạnh tranh của đối thủ khác để nắm giữ vị trí thống lĩnh hoặc vị thế độc quyền. Độc quyền sẽ phá vỡ cấu trúc của thị trường, bóp méo quy luật cung cầu, làm biến dạng các quan hệ thương mại. Để ổn định nền kinh tế, bảo vệ quy luật cạnh tranh trên thị trường, nhà nước ban hành luật cạnh tranh để kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp nắm vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền và các thoả thuận nhàm hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

– Bảo vệ các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường để chúng cạnh tranh lành mạnh, tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng.

Pháp luật cạnh tranh có mục tiêu bảo vệ cấu trúc thị trường, hạn chế quyền lực thị trường từ đó bảo vệ các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là ủng hộ các doanh nghiệp nhỏ, bảo vệ họ trước các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, các quy phạm của pháp luật cạnh tranh còn có mục tiêu bảo vệ tự doanh kinh doanh, tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, loại trừ việc tạo ra các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường một cách thái quá đồng thời cũng chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

– Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và xã hội.

Nhà nước điều tiết cạnh tranh nhằm mục đích tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh mà người hưởng lợi của cạnh tranh lành mạnh chính là người tiêu dùng, bởi càng có nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường thì người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hoá với chất lượng tốt hơn và giá cả rẻ hơn.

4. Quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh trên thế giới

Trong hai bộ phận pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trên thị trường, có thể thấy pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh ra đời sớm hơn và độc lập so với pháp luật về hạn chế cạnh tranh. Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh ra đời gắn với sự hình thành nền kinh tế hàng hoá và thương mại tự do tại châu Âu mà theo một số nhà nghiên cứu, khởi đầu từ Cách mạng Pháp năm 179l.

Trong giai đoạn này, tầng lớp thương nhân tại các thành thị đã thành lập nên hệ thống các phường hội thương mại nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho các thành viên, duy trì trật tự và ổn định trong mỗi ngành sản xuất, kinh doanh. Để làm được điều này, mỗi phường hội đặt ra quy tắc chung cho hoạt động kinh doanh của ngành, bao gồm cả những cách thức chào hàng, đo lường, giao dịch, giải quyết hanh chấp… Các phường hội này có sức ảnh hưởng lớn, buộc các thành viên tự giác tuân thủ quy tắc đặt ra và lâu dài các quy tắc này được mọi người thừa nhận rộng rãi, trở thành chuẩn mực chung trong ngành. Thương nhân nào không tuân thủ quy tắc chung, sử dụng những cách thức kinh doanh vượt khỏi khuôn khổ nhàm tạo lợi thế so với các thành viên khác của phường hội, sẽ bị coi là không có “thiện chí”, “đạo đức” trong kinh doanh, bị cộng đồng lên án và tẩy chay đồng thời chịu những hình thức kỉ luật do phường hội quyết định. Trải qua thực tiễn thương mại lâu dài, các quy tắc này trở thành tập quán pháp được công quyền thừa nhận và bảo vệ, các hành vi vi phạm quy tắc không chỉ bị lên án, kỉ luật trong phạm vi phường hội mà còn phải chịu chế tài của pháp luật. Dựa trên các quy định chung của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự (tort law), trong thế kỉ XIX các toà án tại châu Âu đã đưa ra hàng loạt các án lệ nhằm giải thích tính chất không lành mạnh của các hành vi gây nhầm lẫn, gièm pha, cản trở hoặc chiếm đoạt thành quả từ hoạt động kinh doanh của người khác… bảo vệ cho những “thương nhân trung thực” hoạt động trên thị trường.

Bắt nguồn từ các thông lệ, tập quán trong hoạt động kinh doanh trên thị trường, các quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh được xây dựng theo hai hướng khác nhau:

– Theo hướng thứ nhất, người ta tiếp tục sử dụng các quy định chung của pháp luật dân sự và thương mại để điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh, kết hợp với những nội dung giải thích, chi tiết hoá từ các án lệ của toà án. Tại Pháp, các điều 1382 và 1383 của Bộ luật dân sự được vận dụng để xử lí các hành vi mang tính chất cản trở (concurrence déloyale) hoặc mang tính chất chiếm đoạt, lợi dụng thành quả của người khác (concurrence parasitaire). Sau đó, các quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh ở nước này đã được quy định trong Luật chống kinh doanh lừa dối năm 1905, Luật về thông tin đối với người tiêu dùng năm 1978 và Luật cấm quảng cáo man trá năm 1989. Tương tự như Pháp, Italy cũng có các quy định tại các điều 1151 và 1152 của Bộ luật dân sự năm 1865. Tuy nhiên, ở nước này, ý tưởng về chống cạnh tranh không lành mạnh của các điều luật trêir đã được giải thích cụ thể hơn và được quy định thành những nguyên tắc chung ghi nhận trong các điều từ 2598 đến 2601 của Bộ luật dân sự năm 1942.

Còn tại Anh, toà án thậm chí không thừa nhận khái niệm “cạnh tranh không lành mạnh” mà sử dụng

học thuyết về “hành vi mạo nhận” (passing off) trong khuôn khổ tort law để xử lí các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ kế thừa cách sử dụng khái niệm cạnh tranh không lành mạnh để chỉ hành vi mạo nhận, tuy nhiên sau đó thông qua thực tiễn xét xử đã mở rộng phạm vi xem xét đến nhiều hành vi khác như quảng cáo gian dối, xâm phạm bí mật kinh doanh, gian lận thương mại.(1)

– Theo hướng thứ hai, một số quốc gia đã ban hành đạo luật riêng về cạnh tranh không lành mạnh, trong đó liệt kê các hành vi cụ thể bị cấm. Điển hình cho nhóm này là Đức (ngoài ra còn có thể kể đến Bỉ, Thụy Sỹ, Thụy Điển), ở Đức vào năm 1896, nhà nước đã ban hành Luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Sau khi Bộ luật dân sự của nước này có hiệu lực năm 1900, Luật chống cạnh tranh không lành mạnh năm 1896 tỏ ra là không phù hợp vì vậy nó được thay thế bằng Luật chống cạnh tranh không lành mạnh ban hành ngày 7/6/1909. Trong đó đưa ra các quy định giới hạn nghiêm ngặt hoạt động kinh doanh của thương nhân, trong đó có những hành vi ngày nay được coi là rẩt thông thường trong thực tiễn thương mại, như là khuyến mại, giảm giá. Sau nhiều lần sửa đổi, đạo luật này vẫn có hiệu lực cho đến ngày nay với những tư tưởng pháp lí ban đầu của nó. Bên cạnh Luật này, nước Đức còn ban hành một số văn bản pháp luật khác có liên quan quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: Nghị định về khuyến mãi (9/3/1932), Luật về giảm giá (25/11/1933), Nghị định về bán đại hạ giá mùa hè và mùa đông (13/7/1950)…

Đến giữa thế kỉ XX, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh ghi nhận bước phát triển mới. Học thuyết về việc bảo vệ các thương nhân “kinh doanh với thiện chí” (goodwill) không còn thuyết phục. Một mặt, các hành vi cạnh tranh đa dạng trở thành động lực phát triển nền kinh tế, đem lại phúc lợi cho xã hội, trong khi hành vi cạnh tranh dù có “trung thực, thiện chf ’ cũng vẫn gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Các biện pháp cạnh tranh như giảm giá, khuyến mại, quảng cáo so sánh trong thực tiễn đã chứng tỏ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và buộc các doanh nghiệp phải cố gắng phát triển không ngừng. Mặt khác, việc áp dụng các quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh một cách cứng nhắc để bảo vệ một số doanh nghiệp, chẳng hạn như trong việc bảo hộ mở rộng các quyền sở hữu trí tuệ, sẽ tạo xu hướng độc quyền hoá, cản trở quyền tự do cạnh tranh trên thị trường, Do đó, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh được định hướng lại, với yêu cầu mở rộng bao gồm cả bảo vệ môi trường cạnh tranh và lợi ích của người tiêu dùng. Một hành vi cạnh tranh nếu chỉ dừng ở việc gây thiệt hại cho một hay một số đối thủ cạnh tranh sẽ không đủ để bị coi là cạnh ttanh không lành mạnh. Chỉ khi hành vi ấy gây thiệt hại cho bên thứ ba là khách hàng – người tiêu dùng, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh mới can thiệp và ngăn chặn. Đây là thời kì có sự xem xét, đánh giá lại các hành vi theo truyền thống bị coi là cạnh tranh không lành mạnh như quảng cáo so sánh, khuyến mại giảm giá V.V.. Thời kì này cũng ghi nhận sự kết hợp giữa hai bộ phận pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh, vốn hình thành và phát triển độc lập, ttở thành hệ thống pháp luật chung điều chỉnh các hành vi thị trường với mục tiêu bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh chung cũng như lợi ích của đông đảo người tiêu dùng (Một số nước đã sử dụng tên gọi Luật thương mại lành mạnh (Fair Trade Act) thay vì Luật cạnh tranh). Với xu hướng này, một số hành vi mang tính chất hạn chế cạnh tranh dạng nhẹ như lạm dụng ưu thế giao dịch, bán kèm, tẩy chay… được chuyển hoá vào phạm vi điều chỉnh của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.

Hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thực tiễn hoạt động thương mại vẫn khiến cho pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có những thay đổi, điều chỉnh không ngừng, những vấn đề mới được đặt ra không phải lúc nào cũng có lời giải đáp đầy đủ, thoả đáng. Đây là khó khăn đồng thời cũng là điểm thú vị trong cả hoạt động nghiên cứu cũng như thực thi lĩnh vực pháp luật này.

Pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh ra đời khi nền kinh tế thị trường đã phát triển và đạt được mức độ tập trung hoá nhất định, sự tích tụ tư bản tăng lên, có thể phát sinh những trung tâm quyền lực thị trường, hình thành các tập đoàn tư bản độc quyền và chủ nghĩa độc quyền ra đời lũng đoạn thị trường. Ở một số nước trên thế giới, các quy định chống hành vi hạn chế cạnh tranh (anti trust, một số tài liệu tiếng Việt dịch là chống độc quyền) ra đời cuối thế kỉ XIX. Mỹ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới ban hành đạo luật chống độc quyền với tên gọi là đạo luật Sherman (dự luật Sherman Antitrust Act, do nghị sĩ Sherman của bang Ohio xây dựng) được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 20/6/1890 và Tổng thống Harrison kí công bố ngày 2/7/189O.(l) Đây là đạo luật liên bang ra đời do sự đấu tranh của những người nông dân và các doanh nghiệp nhỏ nhằm cấm các hành vi thông đồng (bao gồm các thoả thuận ấn định giá và phân chia thị trường) của các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường để hạn chế cạnh tranh gây tổn hại tới những người nông dân, những doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng. Đạo luật Sherman không điều chỉnh việc sáp nhập giữa các doanh nghiệp nên dẫn đến nhiều doanh nghiệp đã sáp nhập với nhau để cùng ấn định giá bán hàng hoá, dịch vụ. Năm 1914 đạo luật Clayton được ban hành nhằm mở rộng quy định chống độc quyền của đạo luật Sherman trong việc ngăn cản các hành vi sáp nhập của các doanh nghiệp có khả năng gây hạn chế cạnh tranh. Đạo luật Clayton sau đó được

Ở Liên minh châu Âu, luật cạnh tranh được nhìn nhận dưới hai cấp độ khác nhau: Luật của quốc gia và Luật của cộng đồng châu Âu. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử về pháp luật cạnh tranh châu Âu thì Đức là quốc gia có những quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh sớm hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Năm 1923, Đức ban hành luật chống thoả thuận hạn chế cạnh tranh nhằm kiềm chế lạm phát, bởi người ta lo ngại rằng những thoả thuận về giá giữa các công ti sẽ làm cho giá cả leo thang. Tiếp đó, sau thời gian dài tranh cãi giữa trường phái bảo vệ tự do kinh doanh và trường phái cần phải có luật cạnh tranh để điều tiết cạnh tranh, năm 1957, Luật chống hạn chế cạnh tranh được ban hành để kiểm soát hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Luật này đến nay vẫn còn hiệu lực.

Luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu dần dần được hình thành thông qua các Hiệp ước được kí kết bởi các quốc gia ở châu lục này. Năm 1951, các nước Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Pháp và Luxembour đã kí kết Hiệp ước Paris sáng lập nên Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), với nội dung nghiêm cấm các rào cản thương mại, sự phân biệt đối xử cũng như các hạn chế khác có nguy cơ làm bóp méo cạnh tranh trong lĩnh vực than thép giữa sáu quốc gia này. Năm 1957, Hiệp ước Rome về thành lập Cộng đồng chung châu Âu (sau được đổi thành Liên minh châu Âu) được sáu quốc gia nói trên kí kết trong đó xác định việc thực hiện chính sách cạnh tranh của liên minh là nhằm mục đích đảm bảo cạnh tranh kinh tế lành mạnh trong thị trường nội địa Liên minh châu Âu, khuyến khích phát triển công nghiệp, phân bổ tối ưu nguồn lực, phát triển công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của các quốc gia trong Liên minh. Vì vậy, chính sách cạnh tranh của Liên minh châu Âu luôn phản đối mạnh mẽ những thoả thuận ấn định giá, phân chia thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh và sáp nhập, mua lại doanh nghiệp gây hậu quả phản cạnh tranh. Đồng thời, chính sách cạnh tranh của Liên minh châu Âu cũng nghiêm cấm những trợ cấp không công bằng của nhà nước tạo nên độc quyền nhà nước và những biện pháp tạo nên sự đặc quyền của doanh nghiệp nào đó. Hội đồng châu Âu chịu trách nhiệm xử lí những vấn đề liên quan đến luật cạnh tranh cũng như cho phép việc sáp nhập và hợp nhất các công ti/tập đoàn lớn của Liên minh châu Âu hay giải thể các cartel để phát triển tự do thương mại và giảm bớt trợ giá từ chính phủ của các quốc gia thành viên cho các công ti/tập đoàn lớn của nước mình. Điển hình, năm 2001, lần đầu tiên Hội đồng châu Âu đã ngăn cản một vụ sáp nhập giữa hai công ti có trụ sở tại Hoa Kỳ (General Electric và Honeywell), vốn đã được chính quyền quốc gia đồng ý cho tiến hành sáp nhập. Vụ việc đáng quan tâm khác liên quan đến luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu đó là việc Hội đồng châu Âu tuyên phạt Microsoít 777 triệu euro sau 9 năm tranh tụng.

Ngày nay, việc bảo vệ quyền tự do cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh đều được các quốc gia quan tâm, đặc biệt là để bảo đảm cấu trúc thị trường, bảo vệ cơ chế cạnh tranh, vì thế pháp luật điều chỉnh hạn chế cạnh tranh có xu hướng phát triển mạnh hơn và được xem là nền tảng của pháp luật cạnh tranh. Có thể thấy, việc điều chỉnh bằng pháp luật hai bộ phận: cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh không hoàn toàn giống nhau ở các quốc gia. Một số nước ban hành các đạo luật riêng để chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh (Đức, Trung Quốc) nhưng một số nước chỉ ban hành luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh mà không có đạo luật riêng điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Mỹ, Thụy sỹ…). Ở những nước gần đây mới chú trọng đến việc ban hành luật cạnh tranh như: Ba Lan, Cộng hoà Séc, Bungari, Hàn Quốc, Đài Loan thì trong cùng một đạo luật chứa đựng các quy phạm điều chỉnh cả hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, Luật cạnh tranh của Việt Nam năm 2004 cũng theo xu hướng này.

5. Làm thế nào để hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh

Luật cạnh tranh cũng đã có những quy định về thảo thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh như sau:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Theo quy định tại Điều 11 Luật cạnh tranh 2018, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *