Khái niệm ngân hàng và hoạt động ngân hàng

[VPLUDVN] Để tạo lập hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và phát huy vai trò tích cực đối với nền kinh tế và đời sổng xã hội, đòi hỏi nhà nước phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp sử dụng pháp luật.

Ở nước ta, cùng với quá trĩnh xây dựng và phát triển hệ thổng ngân hàng, tổ chức tín dụng, pháp luật ngân hàng cũng được Nhà nước ta quan tâm xây dựng và hoàn thiện. Pháp luật ngân hàng được Nhà nước sử dụng làm công cụ quản lí và duy trĩ trật tự cho các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế.

1. Ngân hàng là gì?

Như ta đã biết ngân hàng là một tổ chức kinh tế có đối tượng trong các giao dịch nghề nghiệp là tiền tệ.

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua năm 1997, ngân hàng được hiểu là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng không bị hạn chế phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.Còn tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được nhận tiền gửi không kì hạn, không được làm dịch vụ thanh toán.

2. Hoạt động ngân hàng là gì?

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

+ Hoạt động nhận tiền: Theo khoản 13 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

Việc nhận tiền gửi được thực hiện diễn ra liên tục và thường xuyên nhất tại Ngân hàng, việc nhận tiền gửi là một trong những hoạt động giúp cho ngân hàng huy động được nguồn tiền, nguồn vốn để duy trì hoạt động khác của ngân hàng.

+Hoạt động cấp tín dụng: Theo khoản 14 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Đây là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, việc cấp tín dụng cho một tổ chức hay cá nhân được phép sử dụng được hiểu như một giao kết qua lại giữa các bên khách hàng và ngân hàng đó

+ Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: Căn cứ theo khoản 15 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản được hiểu là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

Hoạt động cho vay: Căn cứ tại khoản 16 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cho vay được hiểu là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

3. Phân tích hoạt động ngân hàng

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, khi sản xuất hàng hoá phát triển thì kéo theo sự hình thành và phát triển của các quan hệ thương mại giữa các khu vực, giữa các quốc gia sử dụng các đồng tiền khác nhau. Việc mua, bán, trao đổi hàng hoá giữa các khu vực, giữa các quốc gia sử dụng đông tiền khác nhau làm nảy sinh nhu cầu đổi tiền. Các thương nhân phải đổi các loại tiền của mình để lấy các loại tiền khác thích ứng với từng quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Đe đáp ứng nhu cầu đổi tiền của các thương nhân, xã hộỉ xuất hiện tầng lớp thương nhân mới đó là những người làm nghề đổi tiền. Ban đàu tầng lớp thương nhân mới này chỉ thuần tuý làm nghề đổi tiền nhưng dần dần do yêu cầu của khách hàng mà họ thực hiện thêm các dịch vụ khác như nhận tiền gửi, cho vay… Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, nghề đổi tiền và các dịch vụ kinh doanh tiền tệ cũng phát triển trở thành một nghề kinh doanh và được gọi là nghề ngân hàng.

Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng, nghề ngân hàng xuất hiện đầu tiên ở miền Bắc Italia vào thời kì trung cổ. Người Italia gọi nghề kinh doanh này bàng từ “Banco”.

Ngày nay, để đáp ứng sự phát triển đa dạng của nền kinh tể ở mỗi quốc gia và tính toàn cầu hoá của kinh tế thế giới, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hoạt động ngân hàng ngày càng mang tính đa dạng và tinh xảo về các nghiệp vụ kinh doanh. Đồng thời, cơ cấu chù thể hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cũng đa dạng như: ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng V.V.. Tuy vậy, trong các tài liệu nghiên cứu và trong văn bản pháp luật của nhiều nước, khái niệm “hoạt động ngân hàng” thường được dùng để chỉ hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Trong hoạt động xâý dựng và áp dụng pháp luật, việc chuẩn hoá khái niệm “hoạt động ngân hàng” có tác dụng lớn trong việc xác định phạm vi áp dụng đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chính vì vậy, trong đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngân hàng của nhiều nước có điều luật ghi nhận hoạt động nào là hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Ở nhiều nước, pháp luật không đưa ra định nghĩa tổng quát về hoạt động ngân hàng mà liệt kê các hoạt động được coi lả hoạt động ngân hàng. Chẳng hạn, Luật các tổ chức tài chính và ngân hàng của Malaysia năm 1989 liệt kê các dạng hoạt động được coi là hoạt động ngân hàng như:

– Huy động tiền gửi của khách hàng;

– Cấp tín dụng;

– Thực hiện các dịch vụ thanh toán;

Ở Việt Nam, tại Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và tại Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khoá XII, kì họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 giải thích khái niệm hoạt động ngân hàng như sau: Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:

a) Nhận tiền gửi;

b) Cấp tín dụng;

c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Tiền tệ là vật trung gian trong trao đổi hàng hoá, thực hiện chức năng phương tiện thanh toán.

Cấp tín dụng là việc thoả thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (khoản 14 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).

Việc cung ứng dịch vụ thanh toán với tính cách là hoạt động ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức như: thực hiện dịch vụ thanh toán séc, thẻ ngân hàng…

>> Xem thêm:  Hình thức và nội dung của giao dịch bảo lãnh ngân hàng ?

Dịch vụ ngân hàng là các loại công việc tổ chức tín dụng phục vụ khách hàng liên quan tới hoạt động tiền tệ.

Như vậy, hoạt động ngân hàng là loại hình hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế có đối tượng kinh doanh là tiền tệ. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt hoạt động kinh doanh ngân hàng với các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế như với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, hoạt động kinh doanh dịch vụ đời sống V.V..


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *