Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán doanh nghiệp

1. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là gì ?

Tùy thuộc vào quan niệm về mua bán doanh nghiệp mà quy định về các loại hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở các quốc gia có thể khác nhau.

Cộng hoà Liên bang Nga quy định khá chi tiết về hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại mục 8 chương 29 bộ luật dân sự Liên bang Nga (phần 1 có hiệu lực từ ngày 30/9/1994 số 51-LBN; phần 2 có hiệu lực từ ngày 26/01/1996 số 14-LBN; phần 3 có hiệu lực từ ngày 26/10/2001 số 146-LBN; phần 4 có hiệu lực từ ngày 18/12/2006 số 230-LBN) sửa đổi, bổ sung từ ngày 07/5/2013.

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là hợp đồng, trong đó người bán có trách nhiệm chuyển giao quyền sở hữu cho người mua toàn bộ tài sản doanh nghiệp ừong khối thống nhất ngoài những quyền và nghĩa vụ khác mà bên bán không có quyền chuyển giao.

Như vậy, theo quy định của Cộng hoà Liên bang Nga thì mua bán doanh nghiệp được xác định rõ ràng là mua lại tài sản và chuyên giao các quyền, nghĩa vụ gắn với tài sản đó trừ một số giấy phép, chứng chỉ không được phép chuyên giao. Nghĩa vụ của các bên mua bán doanh nghiệp đối với bên thứ ba được đề cập cụ thể tại hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng mua bán tài sản.

Khác với Cộng hoà Liên bang Nga, Việt Nam không định nghĩa về hợp đồng mua bán doanh nghiệp, dựa trên những phân tích về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam và khái niệm về hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự, quan niệm về hợp đồng mua bán doanh nghiệp được hiểu như sau:

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân, hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối, hợp đồng mua bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (gọi chung là hợp đồng mua bán doanh nghiệp) là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển nhượng toàn bộ vốn hoặc phần vốn chi phổi cho bên mua doanh nghiệp. Bên mua doanh nghiệp cỏ quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp và có nghĩa vụ thanh toán cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Một là, chủ thể của hợp đồng mua bán doanh nghiệp bao gồm chủ sở hữu doanh nghiệp (bên bán) và bên mua doanh nghiệp.

Theo nguyên lý chung, ai là chủ sở hữu doanh nghiệp thì người đó có quyền quyết định bán doanh nghiệp. Tùy từng loại doanh nghiệp mà chủ sở hữu có thể là một cá nhân, một pháp nhân hoặc nhiều cá nhân, tổ chức có tư cách pháp nhân.

Bên mua doanh nghiệp có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu mua doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Hai là, đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp hoặc cổ phần, phần vốn góp chi phối để kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mua lại.

Điều 132 bộ luật dân sự Liên bang Nga quy định đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp, một loại tài sản được lưu thông trên thị trường. Doanh nghiệp là đối tượng của quyền sở hữu được công nhận là tọàn bộ khối tài sản sử dụng cho mục đích kinh doanh. Doanh nghiệp được coi như một loại tài sản bất động sản. Doanh nghiệp có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán, bảo đảm, cho thuê và các thỏa thuận khác liên quan đến việc hình thành, thay đổi và chấm dứt vật quyền. Trong thành phần của khối tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ các loại tài sản dùng để kinh doanh: mặt bằng, nhà cửa, công trình phụ, trang thiết bị máy móc, công cụ, nguyên liệu, sản phẩm, quyền sử dụng, nghĩa vụ cũng như quyền xác định, quyền cá thể hoá doanh nghiệp, sản phẩm, công việc, dịch vụ của doanh nghiệp (tên doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu phục vụ) và các quyền riêng biệt khác nếu như luật và hợp đồng không có quy định khác.

Ở Việt Nam, thực tại còn nhiều khoảng trống pháp lý về mua bán doanh nghiệp, trong đó có sự thiếu vắng quy định về đối tượng của hợp đông mua bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên cơ sở lý thuyết chung về mua bán doanh nghiệp, các nghiên cứu khoa học đã xác định đối tượng trong thương vụ mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp và “doanh nghiệp được mua bán có ý nghĩa là một bộ máy đang vận hành mà người mua nó có thể tiếp tục sử dụng, khai thác để mang lại lợi nhuận nhanh nhất’’. Thực chất, mua bán doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển giao những quyền và nghĩa vụ gắn liền với chủ sở hữu doanh nghiệp và chuyển giao cả tư cách pháp lý của doanh nghiệp cho bên mua. Vì vậy, đối tượng mua bán cần được xác định rõ trong hợp đồng: Tên; địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp được mua lại; ngành nghề đăng ký kinh doanh; vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ của doanh nghiệp; phần vốn góp, cổ phần được chuyển nhượng của chủ sở hữu doanh nghiệp; các loại tài sản hữu hình, tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Với các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp thì đối tượng của hợp đồng là cổ phần, phần vốn góp và các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu cổ phần, phần vốn góp được chuyển từ bên chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trừ những quyền không được chuyển giao theo quy định của pháp luật.

Ba là, hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp bằng văn bản.

Một số quốc gia trên thế giới quy định về hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải bằng văn bản.

3. Cho ví dụ về hợp đp đồng mua bán doanh nghiệp

Ví dụ: Điều 560 bộ luật dân sự Liên bang Nga về đăng ký quyền đối với tài sản bất động sản và các loại tài sản số 112, có hiệu lực từ ngày 21/7/1997, sửa đổi, bổ sung ngày 07/5/2013 và theo quy định tại khoản 2 Điều 434; khoản 2 Điều 560 bộ luật dân sự Liên bang Nga thì hợp đồng mua bán doanh nghiệp thể hiện dưới dạng văn bản có chữ ký của các bên. Hợp đồng không theo hình thức trên bị coi là vô hiệu.

Hợp đồng mua bán và chuyển giao tài sản ở Cộng hoà Liên bang Đức cần có một hình thức nhất định. Nếu loại tài sản bán yêu cầu bắt buộc một hình thức cụ thể.

Ví dụ: Mua bán tài sản bất động sản luôn cần hợp đồng có công chứng. Đối với việc mua bán các loại tài sản khác, hợp đồng bằng văn bản vẫn là hình thức tốt nhất để chứng minh.

Ở Việt Nam, qua các quy định về thủ tục thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp có thể hiểu pháp luật đã gián tiếp quy định hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải được thiết lập theo hình thức “văn bản”. Bởi vì khi thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp thì yêu cầu phải có hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.

Một nội dung cần được xem xét là, nếu các bên giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo các hình thức có giá trị tương đương văn bản như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu thì xét về hình thức, hợp đồng đó có hợp pháp không? Để có những cơ sở pháp lý xem xét về hiệu lực của hợp đồng mua bán doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cần phải ban hành quy định cụ thể về hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *