Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định của tố tụng hình sự?

1. Đối tượng và căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Đối tượng của việc kháng nghị theo thủ tục tái thâm bao gồm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật (Điều 398 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thực chất là những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp phát hiện ra tình tiết mới đều kháng nghị theo thủ tục tái thẩm mà việc kháng nghị chỉ được tiến hành sau khi viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị đã xác minh tình tiết mới được phát hiện và xét thấy tình tiết này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.

Bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:

– Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết quả định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật.

Trong hầu hết các vụ án hình sự đều có sự tham gia của người làm chứng. Do là người biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án nên lời khai của người làm chứng có ý nghĩa trong việc giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật khách quan của vụ án. Nhưng thực tiễn giải quyết vụ án hình sự cho thấy, không phải tất cả các lời khai của người lảm chứng đều có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Do vậy, Bộ luật tố tụng hình sự quy định chỉ khi lời khai của người làm chứng có những điểm quan ưọng được phát hiện là không đúng sự thật dẫn đến việc toà án ra bản án hay quyết định không phù hợp với thực tế khách quan của vụ án thì mới là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Đối với các vụ án có liên quan đến lĩnh vực cần giám định, định giá tài sản phải có sự tham gia của người giám định, người định giá tài sản thì người giám định, người định giá tài sản kết luận về vấn đề cần giám định, định giá và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó. Đối với những bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện kết luận giám định, định giá tài sản có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật dẫn đến việc khi ra bản án hoặc quyết định toà án không biết được và bản án hay quyết định đó không phù họp với thực tế khách quan của vụ án thì mới là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Đối với những vụ án mà trong đó có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu của vụ án không bằng tiếng Việt thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án phải yêu cầu người phiên dịch, người dịch thuật. Trong trường hợp bản án hoặc quyết định của toà đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng là không đúng sự thật thì viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm yêu cầu toà án có thẩm quyền xét lại.

– Có tình tiết mà điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong trường hợp này là điều ứa viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm do không biết đã có kết luận không đúng. Nếu họ biết mà vẫn kết luận không đúng nhưng do cố ý dẫn đến việc ra bản án hoặc quyết định sai thì không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

– Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật.

Khác với căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong trường họp điều tra viên, thẩm phán, hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai là do những người tiến hành tố tụng nói trên cố ý gây ra thì căn cứ này có thể do những người tham gia tố tụng và những người khác gây ra. Việc ữong hồ sơ của vụ án có những vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu giả mạo khác không đúng sự thật làm cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án không biết nên đã kết luận về vụ án không đúng với các tình tiết thực tế của vụ án đã xảy ra và dẫn đến việc ra bản án hay quyết định sai thì phải được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

– Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Xét về bản chất thì những tình tiết làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật này cũng phải được hiểu là những tình tiết mới. Bởi lẽ, thủ tục tái thẩm chỉ được áp dụng đối với những bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện…

2. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện

Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo các tài liệu liên quan cho viện kiểm sát hoặc toà án. Trường hợp toà án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. Viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó (Điều 399 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Viện kiểm sát phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyên kết quả xác minh cho viện kiểm sát.

Khi tiến hành xác minh tình tiết mới của vụ án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

3. Những người có quyền khảng nghị theo thủ tục tái thẩm

Việc xác minh những tình tiết mới do viện kiểm sát thực hiện. Khác với kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, kháng nghị theo thủ tục tái thẩm chỉ thuộc thẩm quyền của viện kiểm sát nên trong phạm vi quyền hạn của mình, viện trưởng viện kiểm sát sẽ ra quyết định kháng nghị. Điều 400 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định chỉ những người sau mới có quyền kháng nghị tái thẩm:

– Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân hoặc toà án quân sự các cấp, trừ quyết định của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao.

– Viện trưởng viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp quân khu, toà án quân sự khu vực.

– Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp tỉnh, toà án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Trong những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm kể trên thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người có quyền rộng nhất. Sau khi đã kháng nghị thì bản kháng nghị phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị.

Những người đã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị. Theo quy định này thì người đã kháng nghị có thể tạm đình chỉ thi hành bản án nếu thấy trong thời gian chờ xét xử tái thẩm mà việc tiếp tục thi hành bản án hoặc quyết định đó có thể gây thiệt hại cho người phải thi hành (Trước đây theo Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 8/12/1988 của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thi: Đối với các trường hợp đang chấp hành hình phạt tù chỉ nên tạm đình chì thi hành án khi có kháng nghị theo hướng đình chỉ vụ án; tuyên bố không phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt; cho hưởng án treo hoặc áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù).

Khi quyết định tạm đình chỉ thi hành án, người đã kháng nghị có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành án ngay trong bản kháng nghị hoặc sau khi đã kháng nghị chứ không được quyết định tạm đình chỉ thi hành án trước khi kháng nghị.

4. Thủ tục và thời hạn kháng nghị

Điều 399 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 trước kia và Điều 401 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hiện nay quy định người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo các tài liệu liên quan cho viện kiểm sát hoặc toà án. Trường hợp toà án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. Viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.

Viện kiểm sát phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho viện kiểm sát.

Khi tiến hành xác minh tình tiết mới của vụ án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm chỉ được tiến hành trong thời hạn nhất định. Trong mọi trường hợp, kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành ưong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 mà khi hết hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện, cụ thể là: 05 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với các tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trong thời hạn nói trên mà người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó trên 1 năm tù thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới. Nếu ưong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tinh trốn ưánh và đã có lệnh truy nã thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ) và không được quá một năm kể từ ngày viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới phát hiện. Vì vậy, nếu thời hạn một năm để cho viện kiểm sát xác minh tình tiết mới vẫn chưa hết nhưng thời hiệu truy cứu hách nhiệm hình sự đã hết thì cũng không được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án.

Trường hợp này, viện trưởng viện kiểm sát phải ra kháng nghị trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không được để hết thời hạn một năm mới ra kháng nghị. Ngược lại, thời hạn kháng nghị tái thẩm là không hạn chế với việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án. Việc kháng nghị theo hướng này được tiến hành ngay cả khi người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

Nếu có vấn đề đân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án cần phải kháng nghị thì việc kháng nghị được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

5. Thẩm quyền của hội đồng tái thẩm

Khi xét xử tái thẩm, hội đồng tái thẩm có quyền quyết định (Điều 402 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015):

– Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Hội đồng tái thẩm quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu tình tiết mới được dùng làm căn cứ để kháng nghị không làm thay đổi nội dung vụ án.

– Huỷ bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại

Hội đồng tái thẩm quyết định huỷ bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại tuỳ thuộc vào tình tiết mới được phát hiện trong giai đoạn điều tra hay xét xử.

– Huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án

Hội đồng tái thẩm quyết định huỷ bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Các thủ tục khác về tái thẩm được thực hiện theo các quy định về thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Bộ luật này.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *