1. Chuyển giao quyền sở hữu và chuyển rủi ro trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa:
Theo quy định pháp luật của một số nước về hợp đồng mua bán hàng hóa đều nhấn mạnh vào yếu tố chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua. Sự thỏa thuận giữa các bên về việc sẽ chuyển giao hàng hóa cũng được thừa nhận là chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho dù người mua chưa nhận hàng và người bán chưa nhận tiền. Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu cân phải rõ ràng. Bởi vì nếu quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển từ người bán sang người mua thì người mua sẽ trở thành chủ sở hữu hàng hóa và mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa do người mua chịu cho dù người mua chưa nhận hàng. Để phòng tránh những rủi ro về thời điểm chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro với hàng hóa, luật pháp các nước thường phải đưa ra những quy định tương đốỉ cụ thể để hướng dẫn các bên. Không chỉ luật pháp mà cả các bên – người bán và người mua – cũng nên có những quy định cụ thể về vấn đề chuyển quyền sở hữu đối với hàng từ người bán sang người mua trong hợp đồng. Và vì vậy, thông thường, pháp luật bao giờ cũng dành quyền cho các bên về vấn đề này bằng quy định như: “trừ khi các bên quy định khác ”, “trừ khi các bên có thỏa thuận khác ”?
Cách xây dựng điều luật điều chỉnh về bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa và thời điểm chuyển quyền sở hữu, chuyển rủi ro đối với hàng hóa của Việt Nam cũng tương tự như các nước. Điều 62 Luật Thương mại năm 2005 quy định: Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. Quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu của Luật Thương mại năm 2005 cũng phù hợp với quy định tương ứng tại Bộ luật dân sự, cụ thể như sau:
– Quyền sở hữu đối với tài sản được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
– Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Như vậy, quy định về chuyển quyền sở hữu hàng hóa của Luật Thương mại hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản của Bộ luật dân sự đều xác định ngoại trừ một số loại tài sản đặc biệt mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu hoặc một số trường hợp thỏa thuận thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa/tài sản thì việc mua bán hàng hóa/mua bán tài sản được coi là đã hoàn tất và quyền sở hữu đối với hàng hóa/tài sản được coi là đã chuyển giao từ bên bán sang bên mua từ thời điểm giao hàng.
Tuy nhiên, Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa mà chỉ quy định về nghĩa vụ của bên bán phải bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán (Điều 444 Bộ luật dân sự năm 2015). Theo đó, bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua không bị người thứ ba tranh chấp. Trường hợp tài sản bị người thứ ba tranh chấp thi bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán thì bên mua cổ quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. Thực chất quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 tưomg đồng với Luật Thương mại năm 2005 (Điều 45). Như vậy, khi vặn dụng quy định của pháp luật về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ áp dụng Điều 62 Luật Thương mại năm 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan (luật chuyên ngành) về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
+ Về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa:
Thời điểm chuyển rủi ro đôi với hàng hóa được quy định từ Điều 57 đến Điều 61 Luật Thương mại năm 2005, theo đó các bên được thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa. Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được chia thành các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật:
Một là, chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa.
Hai là, chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
Ba là, chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một ữong các trường hợp sau đây:
– Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa;
– Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.
Bốn là, chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Năm là, chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:
– Trong trường hợp không được quy định tại các Điều 57,58, 59 và 60 của Luật Thương mại năm 2005 thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
– Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyên cho bên mua nếu, hàng hóa không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kì cách thức nào khác.
Thời điểm chuyển rủi ro đối với tài sản ữong giao dịch mua bán tài sản được quy định tại Điều 441 Bộ luật dân sự năm 2015:
– Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Quy định chuyển rủi ro đối với hàng hóa/tài sản trong trường hợp các bên chủ thể của hợp đồng không có thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro giữa Luật Thương mại năm 2005 và Điều 441 Bộ luật dân sự năm 2015 có sự khác nhau. Cụ thể:
+ Luật Thương mại đã quy định chi tiết hơn so với Bộ luật dân sự về các thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa;
+ Luật Thương mại không phân biệt về các thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa phải đăng ký quyền sở hữu hay không phải đăng ký quyền sở hữu, trong khi đó Bộ luật dân sự có sự phân biệt về các thời điểm chuyển rủi ro tùy thuộc vào loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hay không phải đăng ký quyền sở hữu.
Nhìn chung Luật Thương mại năm 2005 quy định về các trường hợp chuyển rủi ro cụ thể chi tiết và có sự tương thích với quy định chuyển rủi ro theo quy định của Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Lý do có sự tương thích này vì ừong quá trình soạn thảo Luật Thương mại năm 2005, các nhà làm luật đã tham khảo nhỉều quy định của Công ước. Tuy nhiên, so với quy định của Luật Thương mại năm 2005, Công ước Viên có quy định cụ thể hơn về từng trường hợp.
=> Ý nghĩa của quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa:
– Xác định chủ sở hữu mới đối với hàng hóa;
– Xác định bên phải chịu rủi ro và thời điểm chịu rủi ro đối với hàng hóa. về nguyên tắc thì chủ sở hữu hàng hóa phải chịu rủi ro đối với hàng hóa, thông thường thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa là thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa đó trừ hai trường hợp rủi ro về hàng hỏa có thể được chuyển cho bên mua trước khi chuyển quyền sở hữu hàng hóa quy định tại Điều 59, Điều 60 Luật Thương mại năm 2005.
2. Thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong trường hợp không có thỏa thuận
Hợp đồng nói chung và hợp đông mua bán hàng hóa trong thương mại nói riêng có bản chất là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể. Tôn trọng quyền tự do giao kết hợp đồng nên các nhà lập pháp khi thiết kế các điều luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đã thể hiện quan điểm:
– Trước hết, các bên được tự do thỏa thuận quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trên cơ sở không trái với nguyên tắc chung của pháp luật và đạo đức xã hội.
– Nếu các bên không thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì quyền, nghĩa vụ của các bên sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Tương tự như nội dung từ các Điều 432 đến Điều 450 Bộ luật dân sự năm 2015 thì mục 2 chương 2 Luật Thương mại năm 2005 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Quyền, nghĩa vụ đảm bảo chất lượng của hàng hóa/tài sản mua bán; thời hạn thực hiện hợp đồng; nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, về cơ bản có sự tương thích trong các quy định của Luật Thương mại năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên, quy định về thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận có sự khác biệt, cụ thể:
Thứ nhất, trường hợp không có thỏa thuận về giá.
Điều 52 Luật Thương mại năm 2005 quy định: Trường hợp không có thỏa thuận về giá hàng hóa, không có thỏa thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kì chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hóa, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.
Điều 433 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giá và phương thức thanh toán:
– Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
– Trường họp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.
Như vậy, so với Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005 đã quy định cách xác định về giá khi các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng cụ thể hơn, chi tiết hơn.
Thứ hai, trường hợp không có thỏa thuận về chất lượng của hàng hóa.
Điều 39 Luật Thương mại năm 2005 quy định: Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hóa đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường cùa các hàng hóa cùng chủng loại;
– Không phù hợp với bất kì mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
– Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua;
– Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thuộc các trường hợp trên.
Khoản 2, 3 Điều 432 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về chất lượng của tài sản mua bán trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng không có thỏa thuận như sau:
– Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.
Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 39 Luật Thương mại năm 2005 đưa ra những quy định chung chung để xác định chất lượng của hàng hóa/tài sản khi các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng. Với những cụm từ như: mục đích sử dụng thông thường, cách thức thích hợp, cách thức bảo quản thông thường sẽ gây khó khăn trong việc xác định chất lượng của hàng hóa và giải quyết tranh chấp về chất lượng hàng hóa khi các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng.
Bộ luật dân sự năm 2015 đã khắc phục những nhược điểm về kĩ thuật lập pháp của Luật Thương mại năm 2005 khi quy định về việc xác định chất lượng hàng hóa trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản. Theo đó, chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bó, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề hoặc được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ ba, trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng.
Điều 35 Luật Thương mại năm 2005 quy định trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
– Trường hợp hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó;
– Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hóa thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
– Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hóa, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
– Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Điều 277 và 435 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Trong trường họp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác định như sau:
– Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;
– Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự không phải là bất động sản. Khi bên có quyền thay đổi noi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi noi cư trú hoặc trụ sở trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Mua bán hàng hóa do có sự khác nhau về chủ thể, đối tượng của hợp đồng với mua bán tải sản nên quy định của Luật Thương mại về cách thức thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong trường hợp không có thỏa thuận trong hợp đồng sẽ có một số điểm khác biệt so với quy định tương ứng về cách thức thực hiện hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật dân sự. Luật Thương mại đã quy định chi tiết, cụ thể hơn về việc xác định địa điểm giao hàng; xâc định giá hàng hóa; xác định địa điểm và thời hạn thanh toán; xác định về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua.
Ví dụ: Khoản 2 Điều 35 Luật Thương mại năm 2005 quy định: Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định theo nhiều địa điểm khác nhau tùy thuộc vào tính chất loại hàng hóa, thỏa thuận vận chuyển hàng hóa, địa điểm sản xuất hàng hóa, địa điểm kinh doanh của bên bán… Trong khi đó, Điều 435 và Điều 277 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Trong trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác định theo nơi có bất động sản nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản; nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự không phải là bất động sản.
Thứ tư, trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm, thời hạn thanh toán.
Khoản 2 Điều 42 Luật Thương mại năm 2005 quy định: Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua trong thời hạn vả tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.
Điều 54 Luật Thương mại năm 2005 quy định về địa điểm thanh toán: Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:
– Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;
– Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
Điều 55 quy định về thời hạn thanh toán: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:
– Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa;
– Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hóa trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật Thương mại.
Khoản 2 Điều 440 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Neu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
Khoản 3 Điều 434 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Trong tương quan so sánh với các quy định về thời hạn, địa điểm thanh toán tại Bộ luật dân sự năm 2015 (khi các bên không thỏa thuận về thời hạn, địa điểm thanh toán trong hợp đồng) có thể nhận thấy quy định của Luật Thương mại năm 2005 cụ thể, chi tiết hơn.
Ví dụ: Luật Thương mại năm 2005 còn bổ sung thêm trường hợp bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hóa trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật này.
Ghi chú: Bài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.