[VPLUDVN] Thực tế không phải người phạm tội nào cũng nhận thức đúng đắn và biết được hành vi và hậu quả mà mình gây ra. Việc này dẫn đến sai lầm trong hình sự quy định. Sai lầm và giải quyết trách nhiệm hình sự đối với trường hợp sai lầm
Sai lầm về pháp luật
– Theo Bộ luật hình sự 2015, Là sự hiểu lầm của một người đối với pháp luật hiện hành về tính trái pháp luật của hành vi mà họ thực hiện. cụ thể có các trường hợp sau:
– Người thực hiện hành vi tưởng rằng pháp luật hiện hành không quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà mình thực hiện nhưng thực tế pháp luật quy định hành vi đó là tội phạm. trong trường hợp này,trách nhiệm hình sự được giải quyết theo nguyên tắc chung,sự nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi không phải là yếu tố bắt buộc của lỗi.
– Người thực hiện hành vi lầm tưởng rằng hành vi mà họ thực hiện,luật hình sự quy định là tội phạm nhưng thực tế luật không quy định là tội phạm. trường hợp này không có trách nhiệm hình sự,luật không quy định hành vi nào đó là tội phạm thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Sai lầm thực tế
– Hay còn gọi là sai lầm về sự việc: là sự hiểu lầm của một người về các tình tiết thực tế của hành vi mà họ thực hiện. không phải bất kỳ sự sai lầm thực tế nào cũng ảnh hưởng tới trách nhiệm hình sự,chỉ những sai lầm về yếu tố của cấu thành tội phạm mới ảnh hưởng tới việc giải quyết trách nhiệm hình sự.
Sai lầm về khách thể
Sai lầm về khách thể là trường hợp người phạm tội hiểu không đúng về các quan hệ xã hội mà hành vi của họ xâm phạm tới. cụ thể:
– Người phạm tội khi thực hiện hành vi dự định xâm hại tới khách thể có tầm quan trọng cao nhưng thực tế lại xâm hại tới khách thể ít quan trọng hơn. Trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm có khách thể mà họ dự định xâm hại.
– Người phạm tội dự định xâm hại nhiều khách thể nhưng thực tế hành vi mà họ thực hiện chỉ xâm hại tới một khách thể. Với tội phạm có khách thể mà người phạm tội dự định xâm hại nhưng thực tế chưa bị xâm hại thì trách nhiệm hình sự được xác định ở mức độ phạm tội chưa đạt.
– Người thực hiện hành vi không có ý định xâm hại đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng thực tế đã xâm hại đến khách thể của tội phạm. Trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vô ý nếu có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để có lỗi.
Sai lầm về đối tượng
Sai lầm về đối tượng là sự hiểu sai của một người về đối tượng tác động của tội phạm. sai lầm về đối tượng không ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự. Khi sai lầm về đối tượng tác động,người phạm tội không có sự sai lầm về khách thể,còn trong trường hợp sai lầm về khách thể người phạm tội có thể sai lầm về đối tượng tác động
Sai lầm về phương tiện
Sai lầm về phương tiện thể hiện ở chỗ,người phạm tội dự định sử dụng một phương tiện nào đó để thực hiện tội phạm nhằm đạt được mục đích phạm tội,nhưng do nhầm nên đã sử dụng phương tiện không thuộc dự định từ trước của họ.
Sai lầm về quan hệ nhân quả
Do sai lầm nên người phạm tội đã không đánh giá đúng hậu quả phát sinh từ hành vi của mình.
Để giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp sai lầm thực tế cần xuất phát từ nguyên tắc cơ bản là trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện phải phù hợp với lỗi của chủ thể.
Sưu tầm và Biên tập