Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật ?

[VPLUDVN] Trong khoa học pháp lí dân sự có nhiều loại nghĩa vụ, mỗi loại đó có những đặc trưng, căn cứ phát sinh riêng, các chủ thể có địa vị pháp lí khác nhau, phương thức thực hiện nghĩa vụ cũng khác nhau, cụ thể:

1. Quy định chung về nghĩa vụ hoàn trả tài sản chiếm hữu bất hợp pháp

Thông thường một chủ thể chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật phải dựa trên các quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015. Nhưng trong thực tế có những trường hợp việc chiếm hữu, sử dụng lại không dựa theo căn cứ trên. Trong trường hợp này, hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản được coi là hành vi bất hợp pháp. Người chiếm hữu, sử dụng tài sản phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.

– Căn cứ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản có thể do hành vi trái pháp luật chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc việc chiếm hữu tài sản của một chủ thể là ngay tình. Chủ thể không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật.

– Khi một chủ thể chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác ngay tình hoặc không ngay tình đều phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu của nó. Ngoài ra, nếu việc sử dụng tài sản không ngay tình mà thu được những lợi ích nhất định thì phải hoàn trả những lợi ích đó cho chủ sở hữu.

– Nghĩa vụ hoàn trả khác với nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, người có hành vi trái pháp luật đã xâm hại đến tài sản, làm cho tài sản bị tiêu huỷ, hư hỏng, mất mát… Do vậy, người gây thiệt hại phải bồi thường giá trị tài sản mà mình đã xâm hại.

2. Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật

2.1 Người chiếm hữu, sử dụng ngay tình

– Nếu người chiếm hữu, sử dụng tài sản chưa làm hư hỏng phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu trong tình trạng chủ sở hữu phát hiện được hoặc người chiếm hữu, sử dụng biết được hoặc phải biết mình đang chiếm hữu tài sản của người khác.

– Khi trả lại tài sản, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình phải hoàn trả hoa lợi, lọi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng đó là không có căn cứ pháp luật (khoản 2 Điều 581). Nếu người đó cố tình chiếm hữu, sử dụng tài sản, phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản kể từ thời điểm chiếm hữu và bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu (nếu có). Trường hợp này, hành vi của người chiếm hữu, sử dụng là ngay tình nhưng do cố ý chiếm hữu, sử dụng tài sản, do vậy đã trở thành không ngay tình.

2.2 Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình

Chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình là việc chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật, gây ra hậu quả nghiêm ữọng cho xã hội. Người có hành vi ttái pháp luật phải khắc phục hậu quâ cho người chủ sở hữu tài sản. Ngoài việc phải trả lại tài sản như trong tình ưạng mình chiếm hữu bất hợp pháp, còn phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó trong suốt cả thời gian chiếm hữu, sử dụng (khoản 1 Điều 581 Bộ luật dân sự năm 2015). Neu do việc chiếm hữu bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản (như thu nhập bị mất từ tài sản) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra theo khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015.

2.3 Nghĩa vụ của chủ sở hữu, người hiếm hữu hợp pháp

– Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đã nhận được tài sản của mình phải thanh toán cho người chiếm hữu ngay tình những chi phí cần thiết, hợp lí để bảo quản, sửa chữa tài sản. Sự cần thiết đó được biểu hiện: trong điều kiện bình thường thì chủ sở hữu cũng phải chi phí, nếu không thì tài sản sẽ hư hỏng, giảm bớt chất lượng…

– Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khi nhận tài sản phải thanh toán những chi phí làm tăng giá trị của tài sản. Xét về ý thức chủ quan, người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cử nhưng ngay tình, chưa biết được tài sản đó là của người khác, tự họ bỏ ra những chi phí làm tăng giá trị tài sản để thoả mãn lợi ích của chính họ, lợi ích đó được coi là hợp pháp. Nhưng khi chủ sở hữu phát hiện được, người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật đó vẫn tiếp tục chi phí để làm tăng giá trị của tài sản thì không có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản phải thanh toán. Trường hợp này người thực tế đang chiếm hữu tài sản phải hoàn trả ngay tài sản cho chủ sở hữu, chủ sở hữu sẽ quyết định số phận thực tế của tài sản.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *