Nghĩa vụ và quyền tài sản giữa cha mẹ và con

1.1. Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng giữa cha mẹ và con

Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng là quyền nhân thân gắn liền với chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con, với tư cách là con chưa thành niên, khi cha mẹ ly hôn, khi xác định được cha mẹ cho mình thì người con chưa thành niên đương nhiên được nuôi dưỡng, cấp dưỡng mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Nếu người cha, người mẹ có nghĩa vụ mà trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đó thì người con chưa thành niên sẽ được bảo vệ quyền được nuôi dưỡng, cấp dưỡng của mình bằng nhiều phương thức khác nhau theo quy định của pháp luật.

Đối với người đã thành niên với tư cách là con hoặc với tư cách là cha mẹ chỉ được nuôi dưỡng, cấp dưỡng khi đáp ứng được những điều kiện nhất định, đó là không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

1.2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra

Theo quy định của Điều 399 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cha mẹ bồi thường thiệt hại cho con như sau: Đối với con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại: Nếu người con đó không trong thời gian học tại trường học quản lý hoặc trong thời gian trường học quản lý nhưng trường học không có lỗi trong việc quản lý thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu cha mẹ không đủ tài sản để bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Trong’trường hợp vợ, chồng đã ly hôn mà người con gây thiệt hại thì vẫn xác định đây là trách nhiệm chung của vợ chồng với tư cách là cha mẹ của người con đã gây thiệt hại.

Đối với con chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì trước tiên người con đó phải bồi thường bằng tài sản riêng của minh, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Đối với con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại, nếu không trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý hoặc trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý nhung những cơ sở này không có lỗi trong việc quản lý thì người giám hộ sẽ dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trong trường hợp vợ, chồng với tư cách là cha mẹ và là người giám hộ cho con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà gây thiệt hại thì đương nhiên cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho con do cha mẹ có lỗi trong việc quản lý người con đó.

1.3. Cha mẹ có quyền quản lý và định đoạt tài sản của cơ

Điều 75,76,77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ghi nhận một số quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau:

– Ghi nhận quyền có tài sản riêng của người con.

– Người con chưa thành niên được quyền quản lý tài sản riêng của mình hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

– Cha mẹ là người quản lý tài sản của con chưa thành niên dưới 15 tuổi hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp người tặng cho con tài sản, người để lại di chúc cho con tài sản đã chỉ định người khác quản lý tài sản cho người con đó hoặc cha mẹ bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc con được người khác giám hộ.

– Cha mẹ định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên dưới 15 tuổi hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự phải vì lợi ích của người con đó, nếu con từ 9 tuổi trở lên có tính đến nguyện vọng của người con đó.

– Người con chưa thành niên có quyền định đoạt tài sản riêng của mình trừ trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ.

– Người con chưa thành niên nếu có thu nhập có nghĩa vụ chăm lo và đóng góp vào nhu cầu đời sống chung của gia đình nếu sống chung với cha mẹ.

1.4. Cha mẹ và con cỏ quyền thừa kế tài sản của nhau:

– Cha mẹ và con là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau.

– Cha mẹ được hưởng tài sản của con không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

– Con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự được hưởng tài sản của cha mẹ không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *