Người tham gia tố tụng được quy định như nào trong Bộ luật Tố tụng hình sự?

Người tham gia tố tụng được quy định tại Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 như sau:
“1- Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
3- Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
4- Người bị bắt.
5- Người bị tạm giữ.
6- Bị can.
7- Bị cáo.
8- Bị hại.
9- Nguyên đơn dân sự.
10- Bị đơn dân sự.
11- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
12- Người làm chứng.
13- Người chứng kiến.
14- Người giám định.
15- Người định giá tài sản.
16- Người phiên dịch, người dịch thuật.
17- Người bào chữa.
18- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
19- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.
20- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này.”
Bộ luật Tố tụng hình sự phân chia các chủ thể tham gia thành hai nhóm: Người tiến hành tố tụng và Người tham gia tố tụng.
So với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định đầy đủ và chi tiết hơn về người tham gia tố tụng. Theo đó, người tham gia tố tụng bao gồm toàn bộ các chủ thể tham gia ở tất cả các giai đoạn của Tố tụng hình sự bao gồm: Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; Người bị bắt; Người bị tạm giữ; Bị can; Bị cáo; Bị hại; Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Người làm chứng; Người chứng kiến; Người giám định; Người định giá tài sản; Người phiên dịch, người dịch thuật; Người bào chữa; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội; Người đại diện khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Việc quy định toàn bộ các chủ thể tham gia tố tụng hình sự đồng nghĩa với việc luật hóa địa vị pháp lý của các chủ thể này khi tham gia tố tụng hình sự. Trong mỗi giai đoạn của tố tụng hình sự, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể này sẽ được quy định chi tiết và cụ thể, tạo cơ sở cho việc kiểm sát hoạt động tố tụng của những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như là cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cảa những người tham gia tố tụng.
Quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng được quy định cụ thể tại Bộ luật Tố tụng hình sự.

Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *