Người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

1. Người tiến hành tố tụng là gì?

Người tiến hành tố tụng là những người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Những người tiến hành tố tụng được thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết các vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thủ tục tố tụng. Những người tiến hành tố tụng được chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình đọc lập với các chủ thể khác và chỉ tuân theo pháp luật.

Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiệm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Những người tiến hành tố tụng đều là các công chức nhà nước trừ hội thẩm nhân dân (có thể không phải là công chức nhà nước), được thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng. Hoạt động tố tụng của họ có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Người tiến hành tố tụng được chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và độc lập đối với các chủ thể khác. Tuy vậy, để bảo đảm được việc giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức thi hành án dân sự đung pháp luật, khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình:

“Người tiến hành tố tụng dân sự phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân… chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình… Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ cỏ hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”. (Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Thành phần những người tiến hành tố tụng gồm có: Chánh án toà án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thẩm tta viên, thư ký toà án, viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, kiểm tra viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên. Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không quỵ định thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên là người tiến hành tố tụng dân sự. Tuy nhiên như đã nêu, nếu coi cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự thì theo chúng tôi, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên phải được coi là người tiến hành tố tụng dân sự.

2. Những người tiến hành tố tụng

Chánh án toà án là người tiến hành tố tụng đứng đầu toà án, tổ chức và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của toà án. Trong tố tụng dân sự, chánh án toà án có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức việc giải quyết các vụ việc dân sự là chủ yếu và và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn này của toà án. Tuy vậy, chánh án toà án cũng có thể trực tiếp tiến hành giải quyết các vụ việc dân sự như các thẩm phán khác.

Thẩm phán là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo quy định cửa pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của toà án (Điều 65 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014; Điều 1 PLTP&HTTAND). Thẩm phán là người thuộc biên chế của toà án. Trong tố tụng dân sự, thẩm phán là người tiến hành tố tụng chủ yếu, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của toà án ữong giải quyết vụ việc dân sự. Thẩm phán tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Để thẩm phán thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn của họ, pháp luật quy định cụ thể các tiêu chuẩn của thẩm phán. Người được bổ nhiệm làm thẩm phán phải có đủ tiêu chuẩn về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và sức khoẻ quy định tại Điều 67 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, Điều 5 PLTP&HTTAND.

Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của toà án (Điều 1 PLTP&HTTAND). Khác với thẩm phán, hội thẩm nhân dân không phải là người thuộc biên chế của toà án mà do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo nhiệm kỳ. Tuy cũng là người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ án dân sự nhưng hội thẩm nhân dân không tham gia giải quyết tất cả các vụ việc dân sự và tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng. Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xừ vụ ần dân sự ở tại phiên toà sơ thẩm. Khi tham gia xét xử, hội thẩm nhân < dân ngang quyền với thẩm phán, độc lập và phải tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ án. Người được bầu làm hội thẩm nhân dân cũng phải có đủ tiêu chuẩn về chính trị, pháp lý và sức khoẻ theo quy định tại Điều 85 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, Điều 5 PLTP&HTTAND. Thẩm tra viên là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật thực hiện việc thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự và hỗ trợ thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng dân sự trong việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo quy định tại Điều 93 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, người đã làm thư ký toà án từ 05 năm trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ thẩm tra viên thì có thể được bổ nhiệm vào ngạch thẩm tra viên. Thẩm tra viên tiến hành tố tụng theo sự phân công của chánh án toà án và thẩm phán.

Thư ký toà án là người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc ghi các biên bản tố tụng. Thư ký toà án thuộc biên chế của toà án. Tiêu chuẩn của thư ký toà án tuy không được pháp luật quy định cụ thể nhưng để thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì họ cũng phải có một trình độ pháp luật và trình độ nghiệp vụ nhất định. Trong tố tụng dân sự, ngoài việc ghi các biên bản về tố tụng, thư ký toà án còn có thể được giao thực hiện những việc khác. Thư ký toà án tiến hành tố tụng theo sự phân công của chánh án toà án và thẳm phán.

Viện trưởng viện kiểm sát là người tiến hành tố tụng đứng đầu viện kiểm sát, tổ chức và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát. Trong tố tụng dân sự, viện trưởng viện kiểm sát là người tổ chức kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự và chịu ưách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn này của viện kiểm sát là chủ yếu. Tuy vậy, viện trưởng viện kiểm sát cũng có thể trực tiếp tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự như các kiểm sát viên khác.

Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Điều 74 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Điều 1 PLKSVKSND). Trong tố tụng dân sự, kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự theo sự phân công và dưới sự chỉ đạo của viện trưởng viện kiểm sát. Kiểm sát viên thuộc biên chế của viện kiểm sát. Người được bổ nhiệm làm kiểm sát viên cũng phải có đủ chuẩn các tiêu chuẩn về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và sức khoẻ do pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 75 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và các điều 2, 18, 19, 20 PLKSVVKSND thì tiêu chuẩn của kiểm sát viên cơ bản cũng như tiêu chuẩn của thẩm phán.

Kiểm tta viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân. Tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm tra viên quy định tại Điều 2 Nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội số 924/2015/UBTVQH13 ngày 13/5/2015 về tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch kiểm tra viên của viện kiểm sát nhân dân. Kiểm tra viên tiến hành tố tụng theo sự phân công của viện trưởng viện kiểm sát và kiểm sát viên.

3. Trách nhiệm của người tiến hành tố tụng

Theo Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về trách nhiệm của người tiến hành tố tụng dân sự, ta có thấy trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự bao gồm bốn trách nhiệm cơ bản, đó là:

+ Cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

+ Cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

+ Cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.

+ Người tiến hành tố tụng dân sự có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thì Toà án phải bồi thường cho người bị thiệt hại và người tiến hành tố tụng có trách nhiệm bồi hoàn cho Toà án theo quy định của pháp luật.

4. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng

Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 46 BLTTDS và Điều 13 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP như sau:

Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;

2. Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;

3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Điều 13. Về quy định tại Điều 46 của BLTTDS quy định cụ thể

1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLTTDS thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của đương sự (bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) trong vụ án dân sự.

2. Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự;

b) Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự;

c) Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự;

d) Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

3. Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 của BLTTDS thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế,…) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm việc,… mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế,…

Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên toà xét xử vụ án dân sự Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau hoặc nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ án dân sự có người thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó.

6. Đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng

Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Người tham gia tố tụng là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ tòa án, cơ quan thi hành án trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

Theo quy định tại Điều 16 của Luật Tố tụng dân sự thì:

Đảm bảo sự vô tư của những người tham gia tố tụng. Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư kí Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.

Như vây, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng sẽ không được tiến hành tố tụng khi có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ. Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định các căn cứ mà nếu thuộc các trường hợp đó thì họ phải từ chối tham gia hoặc bị thay đổi khi tiến hành tố tụng.

– Đối với người tiến hành tố tụng. Căn cứ chung quy định tại Điều 46 Bộ Luật Tố tụng dân sự:

“Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;

2. Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;”

3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Tuy nhiên, mỗi người tiến hành tố tụng lại có những nhiệm vụ, quyền hạn riêng nên căn cứ thay đổi những người tiến hành tố tụng ngoài các quy định chung tại Điều 46 Bộ luật Tố tụng dân sự thì pháp luật cũng có quy định riêng. Cụ thể:

– Đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 47 Bộ luật Tố tụng dân sựcũng phải từ chối tham gia hoặc sẽ bị thay đổi:

1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 của Bộ luật này;

2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;

3. Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;”

– Đối với Kiểm sát viên theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Tố tụng dân sự thì:

“Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 của Bộ luật này;

2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án.”

– Đối với Thư kí tòa án, theo quy định tại Điều 50 Bộ Luật Tố tụng dân sự thì:

“Thư ký Toà án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 của Bộ luật này;

2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án.”

– Đối với người tham gia tố tụng để đảm bảo cho sự vô tư của những người tham gia tố tụng thì đối với người tham gia tố tụng là phiên dịch, người giám định theo quy định tại Điều 68 và Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự thì:

Khoản 3 Điều 68: “ Người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này;

b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;

Khoản 3 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

“ a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này; b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó; c) Họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên”.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *