Nhà Nước – Chủ Thể Đặc Biệt Của Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự

[VPLUDVN] Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia vào một số quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là chủ thể đặc biệt. Tư cách chủ thể của Nhà nước không đặt ra như tư cách chủ thể của các chủ thể khác.

Nhiều cơ quan nhà nước tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế với tư cách là chủ thể độc lập, bình đẳng nhưng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia với tư cách là chủ thể đặc biệt.

Nhà nước là chủ thể đặc biệt trong các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ dân sự, kinh tế nói riêng bởi các lẽ sau:

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân mà nén tảng là liên minh giai cấp cổng nhằn với nông dân và tầng lớp tri thức (Điều 2 Hiến pháp năm 1992). Nhà nước nấm quyổn lãnh dạo thống nhất, toàn diện vể chính trị, kinh tế, văn hổa, đối ngoại theo (lịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước là người dại diộn cho toàn dân và là một tổ chức chính trị – quyền lực.

Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân (Điều 17 Hiến pháp nám 1992; Điều 200 BLDS).

– Nhà nước tự quy định cho mình các quyển trong các quan hệ mà Nhà nước tham gia, trinh tự, cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ đó.

Nhà nước là chủ thể của tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.

Nhà nước trực tiếp nắm quyền định đoạt tối cao đối với các tài sản mà pháp luật quy định thuộc chế độ sở hữu toàn dân. Những tài sản có I nghĩa quyết định đến nền tảng kinh tế của toàn xã hội, đến an ninh, quốc phòng như: đất đai, rừng núi, sông hổ, biển cả, các tài nguyên thiên nhiên khác.

Nhà nước giao quyén của minh cho các cơ quan nhà nước thực hiện quyén quản lý các tài sản, giao cho các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, chính trị- xã hội các tổ chức khác, cá nhân thực hiện các quyển chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản của Nhà nước; quy định về trinh tự, giới hạn thực hiện các quyền đó.

Nhà nước uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế như: ngân hàng, kho bạc, phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu, công trái.

Nhà nước là chủ sở hữu các tài sản vô chủ,tài sản bị trưng thu, trưng mua.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *