Nhập và tách vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

[VPLUDVN] Việc nhập vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp có nhiều quan hệ pháp luật cần phải giải quyết và việc nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết ữong cùng một vụ án vẫn đảm bảo đúng pháp luật và không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các qúan hệ pháp luật đó. Việc tách vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp vụ án có nhiều quan hệ pháp luật có thể giải quyết một cách độc lập mà không ảnh hưởng tới việc giải quyết các quan hệ pháp luật khác. Việc tách vụ án phải đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng và đúng pháp luật các yêu cầu của đương sự.

Việc nhập, tách vụ án dân sự hiện nay được quy định tại Điều 42 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Thực tiễn tố tụng tại toà án cho thấy việc nhập, tách vụ án dân sự có thể được thực hiện trong những trường họp sau đây:

Trường hợp bị đơn có nghĩa vụ riêng biệt với nhiều nguyên đơn về cùng một loại quan hệ pháp luật thì toà án chỉ nên nhập các vụ án nếu các quan hệ pháp luật tranh chấp có liên quan với nhau và việc nhập không gây khó khăn cho toà án giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ án. Trong trường hợp các quan hệ pháp luật có tranh chấp độc lập với nhau và việc nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết trong cùng một vụ án sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì toà án nên tách các quan hệ pháp luật để giải quyết trong các vụ án khác nhau.

Ví dụ: Nhiều ngựời khởi kiện đòi nợ đối với một người về những khoản nợ riêng biệt được vay vào các thời điểm khác nhau.

Trường hợp bị đơn có yêu cầu ngược lại đối với nguyên đơn và có sự đối trừ nghĩa vụ cùng loại thì toà án chỉ nên nhập vụ án, nếu:

– Trong tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà cà hai bên cùng bị thiệt hại khi sự kiện xảy ra và bị đơn cũng yêu cầu toà án buộc nguyên đơn phải bồi thường.

Ví dụ: Yêu cầu bồi thường thiệt hại trong cùng một vụ tai nạn giao thông hoặc trong vụ gây thương tích mà chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Trong tranh chấp về hợp đồng mà bị đơn có yêu cầu ngược lại đối với nguyên đơn về cùng loại quan hệ và việc nhập vụ án không gây khó khăn cho việc giải quyết.

Ví dụ: A khời kiện đòi nợ B và ngược lại B cũng khởi kiện yêu cầu toà án buộc A phải ttả nợ cho mình.

Đối với các vụ án có nhiều quan hệ pháp luật hoàn toàn khác nhau thì toà án không nên nhập vụ án.

Ví dụ: Các đồng thừa kế khởi kiện yêu cầu toà án xác nhận tài sản đang do người khác chiếm hữu, sử dụng là di sản thừa kế và yêu cầu toà án chia thừa kế tài sản đó


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *