Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm Sát trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự?

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm

Theo quy định tại điều 159, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định chức năng thực hành quyền công tố được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Theo đó, khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

– Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường họp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ; phê chuẩn, không phê chuẩn các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

– Khi cần thiết, đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thực hiện.

– Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố vụ án hình sự.

– Yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự.

– Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định.

– Huỷ bỏ quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.

Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm (Điều 160 BLTTHS năm 2015)

Thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc giải quyết nguồn tin tội phạm, viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

– Kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra, xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việc tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việc phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm.

– Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động: tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết nguồn tin về tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật; kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và thông báo kết quả cho viện kiểm sát; cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm; khắc phục vi phạm pháp luật và xử lí nghiêm người vi phạm; yêu cầu thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra.

– Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm.

– Yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 BLTTHS năm 2015, thì Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

– Yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự.

– Huỷ bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ và trái pháp luật.

-Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của hội đồng xét xử không có căn cứ thì viện kiểm sát kháng nghị lên toà án trên một cấp;

– Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Nhiệm vụ quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự (khoản 2 Điều 161, BLTTHS năm 2015)

Khi kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, viện kiểm sảt có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

– Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và đúng pháp luật.

– Yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *