[VPLUDVN] Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện nay có năm (05) nguyên tắc căn bản. Bài viết sẽ phân tích và làm rõ từng nguyên tắc cụ thể cũng như ý nghĩa của các nguyên tắc này làm cơ sở vận dụng giải quyết các quan hệ hôn nhân phù hợp với quy định của pháp luật hiện nay:
1. Nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân là gì ?
Nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình là tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.
Từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay, Nhà nước ta đã ban hành bốn đạo luật về hôn nhân và gia đình: Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1959 và có hiệu lực kể từ ngày 13/01/1960 (gọi là Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959); Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1986 và có hiệu lực kể từ ngày 03/01/1987 (gọi là Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986); Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội thông qua ngày 9/6/2000 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2001 (gọi là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 (gọi là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Trong mỗi thời kỳ phát triển củá xã hội, do điều kiện kinh tế – văn hóa – xã hội khác nhau nên Luật Hôn nhân và gia đình được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản khác nhau.
2. Nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đinh năm 2014
2.1 Nguyên tắc hôn nhãn tự nguyện, tiến bộ
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được hiểu là mỗi bên nam nữ được tự mình quyết định việc kết hôn. Mọi hành vi cưỡng ép két hôn, lừa dối để kết hôn, cản trở việc kết hôn tự nguyện, tiến bộ đều bị coi là vi phạm pháp luật. Khi vợ chồng đang chung sống hòa thuận, hạnh phúc thì không ai có thể buộc họ ly hôn. Nhưng khi cuộc sống chung của vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và bản thân vợ, chồng mong muốn được chấm dứt cuộc sống chung thì họ có quyền yêu cầu ly hôn. Việc kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ, việc ly hôn dựa trên thực chất quan hệ vợ chồng không thể tiếp tục tồn tại.
2.2 Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng là vào thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân (thời điểm đăng ký kết hôn), các bên kết hôn đang không có vợ hoặc có chồng. Có nghĩa là vào một thời điểm, một người đàn ông chỉ có một người vợ, một người đàn bà chỉ có một người chồng.
Luật Hôn nhân và gia đình xây dựng trên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhằm xoá bỏ chế độ nhiều vợ của người đàn ông trong pháp luật thời kỳ phong kiến. Để đảm bảo hôn nhân được xây dựng trên nguyên tắc một vợ, một chồng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
2.3 Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng
Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được thể hiện trong các quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của vợ chồng.
Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng góp phần xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa vợ vả chồng trong gia đình phong kiến, khẳng định quyền bình đẳng về mọi mặt giữa nam và nữ, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ. •Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng còn thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước Việt Nam là không phân biệt dân tộc, tôn giáo, quốc tịch trong quan hệ hôn nhân. Khi đã xác lập quan hệ vợ chồng, không phụ thuộc vào việc người tham gia quan hệ hôn nhân có dân tộc gì, theo hoặc không theo tôn giáo, mang quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2.4 Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con
Trên cơ sở Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình quy định cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con; con cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ; các thành viên khác trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau.
Đe bảo vệ quyền lợi của con, Luật Hôn nhân và gia đình quy định các nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và khẳng định quyền bình đẳng giữa con trai, con gái, con đẻ, con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
Để bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, đảm bảo cho cha mẹ, ông bà được quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng khi tuổi già sức yếu, Luật Hôn nhân và gia đình quy định các nghĩa vụ của con, cháu đối với cha mẹ, công bà và của các thành viên khác trong gia đình.
2.5 Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em
Bảo vệ bà mẹ và trẻ em không chỉ là nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình mà còn là tư tưởng chỉ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bà mẹ và trẻ em nói chung cần được bảo vệ, đặc biệt là các bà mẹ đơn thân và trẻ em là con ngoài giá thú. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em…; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ (khoản 4 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Xuất phát từ vai trò xã hội của phụ nữ, của các bà mẹ trong gia đình và ý nghĩa của gia đình trong việc hình thành nhân cách của con người (đặc biệt là trẻ em), có thể nhận định rằng bảo vệ bà mẹ và trẻ em có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em được cụ thể hóa trong các chế định của Luật Hôn nhân và gia đình như: Ket hôn; ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con; xác định cha, mẹ, con; cấp dưỡng…
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.