Phân tích nguyên tắc tối huệ quốc trong luật kinh tế quốc tế?

Nguyên tắc tối huệ quốc trong luật kinh tế quốc tế là:

Đây là một khía cạnh cơ bản của nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, để tạo sự bình đẳng giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế ưên lãnh thổ một quốc gia, bằng việc thừa nhận không có sự phân biệt đối xử của nước sở tại với thể nhân, pháp nhân các nước ngoài ttên lãnh thổ nước mình.

Trong quan hệ kinh tế quốc tế hoặc trong quan hệ thương mại quốc tế, nguyên tắc này được cụ thể hoá ở quy chế tối huệ quốc, trong đó quy định việc một quốc gia ký kết điều ước dành cho quốc gia ký kết kia những ưu đãi thuận ỉợi mà quốc gia đó đang hoặc sẽ dành cho bất kỳ một quốc gia thứ ba nào khác. Trong điều ước quốc tế, nguyên tắc nêu trên tồn tại dạng “điều khoản tối huệ quốc” trong các lĩnh vực thương mại, hàng hải, thuế quan, quá cảnh, hạn chế và cấm đoán về nhập khẩu, sử dụng cảng biển, thủ tục tố tụng, quyền của thể nhân, pháp nhân…

Những trường hợp ngoại lê không áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc bao gồm:

– Những điều kiện đãi ngộ đặc biệt đối với nước láng giềng.

– Những ưu đãi, thuận lợi trong liên minh thuế quan (như EU, NAFTA, AFTA…), mậu dịch biên giới, quá cảnh, hàng hoá và những ưu đãi thuận lợi dành cho quốc gia không có biển.

– Đối xử ưu đãi dành riêng cho các nước đang phát triển.

– Đối với những hạn chế hoặc cấm đoán được quốc gia đưa ra vì lý do an ninh, trật tự công cộng, y tể, bảo vệ thực vật, các tài sản nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *