Quan hệ giữa các thành viên khác của gia đình

1.1. Khái niệm về quan hệ giữa các thành viên khác của gia đình

Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình:

2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.

16. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

1.2. Nội dung quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình

a) Quyền và nghĩa vụ giữa anh, chị, em

– Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Anh, chị, em thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cả khi còn cha mẹ và khi không còn cha mẹ, cả khi sống chung với nhau cũng như khi không sống chung với nhau.

– Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật của nhau với tư cách là người giám hộ.

– Nghĩa vụ nuôi dưỡng: Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc tuy còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì anh, chị, em có nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng nhau khi một trong số họ là người chưa thành niên, người đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Quyền thừa kế: Nếu người chết để lại di chúc cho anh, chị, em của họ được thừa kế thì anh, chị, em được thừa ke theo di chúc. Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật thì anh ruột, chị ruột, em ruột thuộc hàng thừa kể thứ hai của người chết.

b) Quyền và nghĩa vụ giữa ông, bà và cháu

– Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không còn cha mẹ hoặc anh, chị, em để nuôi dưỡng hoặc tuy còn nhưng những người này không có khả năng nuôi dưỡng cháu thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

– Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.

– Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng giữa ông bà và cháu:

+ Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho cháu khi cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng ỉao động và không có tài sản để tự nuôi minh trong trường hợp cháu không có những người khác để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng.

+ Cháu có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại khi ông, bà không có những người khác để nuôi dưỡng, cấp dưỡng.

– Quyền thừa kế tài sản giữa ông bà và cháu: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại của người chết là hàng thừa kể thứ hai (Điều 651).

c) Quyền và nghĩa vụ giữa cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu

Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không còn những người khác nuôi dưỡng thì cô, dì, chú, bác, cậu ruột có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. Ngược lại, cháu ruột có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cô, dì, chú, bác, cậu ruột khi họ cần được nuôi dưỡng mà không có con, anh, chị, em hoặc tuy có nhưng những người này không có khả năng nuôi dưỡng cô, dì, chú, bác, cậu.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *